Categories: Tổng hợp

Mua hàng không trả tiền bị xử lý thế nào?

Published by

Thực tế thấy được rằng có không ít người bán hàng đã bị khách mua bùng tiền bỏ trốn, Vậy Mua hàng không trả tiền bị xử lý thế nào? Làm thế nào để đòi tiền khi khách hàng không chịu trả tiền?

Quy định của pháp luật về nghĩa vụ trả tiền

Theo quy định tại Điều 440 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả tiền như sau:

Theo đó pháp luật đã quy định rõ hành vi mua hàng thì phải trả tiền, nếu khách hàng có hành vi mua hàng rồi bịa đặt hay có hành vi gian dối để không phải trả tiền là trái quy định pháp luật. Nếu bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định.

Mua hàng không trả tiền bị xử lý thế nào?

Theo quy định tại Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.

Theo đó việc trả tiền cho bên bán là nghĩa vụ bắt buộc của người mua, nếu người mua có khả năng trả tiền nhưng cố tình không trả thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP được quy định cụ thể tại Điểm c Khoản 1 Điều 15 như sau:

Như vậy theo quy định trên đối với trường hợp mua hàng khồng trả tiền có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định trên thì người mua hàng không trả tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Mua hàng không trả tiền phạm tội gì?

Trường hợp người mua cố tình dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để không phải trả số tiền từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội Tội cướp tài sản; Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; Tội cưỡng đoạt tài sản; Tội cướp giật tài sản; Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; Tội trộm cắp tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là việc vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản tài sản đó, hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra phổ biến, diễn biến ngày càng phức tạp, tính chất, mức độ ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn.

Theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

Theo nội dung đã phân tích ở trên thì Mua hàng không trả tiền bị xử lý thế nào? có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Làm sao để đòi lại tiền khi khách hàng mua hàng không trả tiền?

Mua hàng không trả tiền bị xử lý thế nào? đã được giải đáp ở nội dung trên vậy làm thế nào để đòi lại tiền khi khác hàng mua hàng không trả tiền?

– Để buộc khách hàng trả tiền thì người bán có thể khởi kiện tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

– Trường hợp khách hàng dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để cố tình không trả tiền thì người bán có thể gửi đơn tố giác đến cơ quan công an địa phương để xử lý hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

– Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Lúc này, Tòa án sẽ giải quyết yêu cầu đòi tiền của người bán trong quá trình xử lý hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của người mua.

Nộp đơn kiện khách hàng không trả nợ lên Tòa án bằng cách nào?

Khi khách hàng không trả nợ một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đó là nộp đơn khởi kiện lên Tòa án bằng cách nào? Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

– Nộp trực tiếp tại Tòa án;

– Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

– Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Trên đây là nội dung bài viết của Công ty Luật Hoàng Phi về vấn đề Mua hàng không trả tiền bị xử lý thế nào? mong rằng đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin hữu ích.

This post was last modified on 19/03/2024 19:50

Published by

Bài đăng mới nhất

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ dàng thăng tiến?

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?

4 giờ ago

Tiết lộ vận hạn 12 con giáp tháng 12/2024: Nguy cơ nào đang rình rập?

Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…

5 giờ ago

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong tầm tay!

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…

5 giờ ago

Tử vi hôm nay: 4 con giáp gặp nhiều may mắn ngày 26/11/2024, vận khí đi lên không ngừng

Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…

6 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo năm sinh: Chọn ĐÚNG SỐ để cuộc sống thêm tuyệt vời

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…

20 giờ ago

Tử vi thứ 3 ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý đen đủi, Mùi nhẹ nhõm

Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…

20 giờ ago