Theo Khoản 1 Điều 30 Hiến pháp 2013 thì Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Theo đó, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân. Để giúp Quý độc giả làm rõ một số nội dung về tố cáo, chúng tôi thực hiện bài viết Người tố cáo là ai? Này. Quý độc giả có quan tâm đừng vội bỏ qua bài viết!
Trước khi đi vào giải đáp người tố cáo là ai? Chúng tôi muốn làm rõ khái niệm tố cáo cho Quý độc giả.
Bạn đang xem: Người tố cáo là ai? Mục đích của tố cáo là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018 thì: Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Người tố cáo là cá nhân thực hiện việc tố cáo theo khoản 4 Điều 2 của Luật Tố cáo năm 2018 về giải thích từ ngữ.
Việc thực hiện quyền tố cáo của một chủ thể sẽ làm phát sinh những hậu quả pháp lý và trách nhiệm gắn với cá nhân nên quy định công dân (cá nhân) có quyền tố cáo là phù hợp với Hiến pháp và chính sách hình sự của nước ta – cá thế hoá trách nhiệm hình sự. Người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi tố cáo của mình, nếu tố cáo sai sự thật thì phải bị xử lý về hành chính hoặc hình sự tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.
Nếu quy định cơ quan, tổ chức có quyền tố cáo thì có thể làm phát sinh những vấn đề phức tạp, chưa lường hết được những tác động liên quan đến cách thức để các chủ thể này thực hiện quyền tố cáo. Do vậy, Luật tố cáo quy định chỉ cá nhân có quyền tố cáo.
Trong thực tiễn cho thấy, chủ thể thực hiện việc tố cáo rất đa dạng, nhưng chủ thể là cơ quan, tổ chức tuy có nhưng rất ít, nội dung tố cáo này thường thiên về phản ánh, kiến nghị. Việc xác định tố cáo có thực sự thể hiện ý chí của pháp nhân hay chỉ là nhóm cá nhân mượn danh nghĩa cơ quan, tổ chức cũng là công việc phức tạp, mất nhiều thời gian, khó quy trách nhiệm cá nhân (nhất là khi xác định trách nhiệm của người tố cáo trong trường hợp cố tình tố cáo sai, tố cáo trái pháp luật)…. , về loại hình cơ quan, tổ chức cũng đa dạng, do đó việc quy định phương thức, thủ tục, trình tự tố cáo và giải quyết tố cáo chung cho mọi loại cơ quan, tổ chức là hết sức khó khăn.
Theo Điều 9 Luật Tố cáo, người tố cáo có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
Mục đích của tố cáo là gì?
A. Phát hiện, ngăn chặn việc làm trái pháp luật.
B. Khôi phục quyền và lợi ích của công dân.
C. Xâm hại đến quyển tự do công dân.
D. Khôi phục danh dự.
Đáp án đúng là đáp án A.
Mục đích của tố cáo là nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Trong khi đó khiếu nại nhằm bảo vệ hoặc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
Mục đích của tố cáo được suy ra từ khái niệm tố cáo: Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
Liên quan đến Người tố cáo là ai? Quý vị có một số băn khoăn về người bị tố cáo, người giải quyết tố cáo, do đó, chúng tôi có chia sẻ thêm:
Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo theo khoản 5 Điều 2 Luật Tố cáo 2018.
– Người bị tố cáo có các quyền sau đây:
+ Được thông báo về nội dung tố cáo, việc gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo;
+ Được giải trình, đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;
Xem thêm : 1 khoanh bánh tét bao nhiêu calo? Ăn nhiều bánh tét có mập không?
+ Được nhận kết luận nội dung tố cáo;
+ Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo;
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật, người giải quyết tố cáo trái pháp luật;
+ Được phục hồi danh dự, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi, cải chính công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra theo quy định của pháp luật;
+ Khiếu nại quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
– Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
+ Có mặt để làm việc theo yêu cầu của người giải quyết tố cáo;
+ Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý theo kết luận nội dung tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
+ Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.
Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo theo khoản 6 Điều 2 Luật Tố cáo 2018.
Về thẩm quyền giải quyết tố cáo Quý vị có thể tham khảo thêm tại các Điều từ 12 đến 21 Luật Tố cáo.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 12/04/2024 01:10
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024