Không hề ít người đến nay vẫn chưa hề biết về “nấm là gì”. Bởi nấm vốn dĩ là một loài rất gần gũi mà cũng lại rất lạ trong thế giới tự nhiên. Với hơn 70.000 cá thể tồn tại, nấm có cả một vương quốc riêng và nằm hẳn ở một giới riêng biệt, không trùng với các loài sinh vật khác trên hành tinh này…
Nấm vốn là một loại thực phẩm sạch được rất nhiều người ưa thích, đặc biệt là là những người ăn chay hoặc đam mê nấm. Vì ăn nấm cũng tựa như vị thịt, mà dinh dưỡng lại có thể cao hơn thịt. Với người ăn mặn cũng vậy, bởi chúng ta có thể ăn nấm thay thịt như một món ăn chính hoặc ăn kèm đều tuyệt vời.
Bạn đang xem: Nấm là gì? Nấm có phải là thực vật không? Tìm hiểu về nấm từ A-Z
Tuy thường hay ăn nấm nhưng hẳn là rất nhiều người vẫn chưa biết NẤM LÀ GÌ đúng không ha? Hôm nay, các bạn hãy Nấm Khỏe tìm hiểu sâu hơn về họ hàng nhà nấm nhé! Sẵn đó, chúng ta cũng sẽ cùng khám phá xem liệu NẤM CÓ PHẢI LÀ THỰC VẬT KHÔNG?
Nấm là những sinh vật nhân chuẩn dị dưỡng với cấu tạo thành tế bào là kitin (hay chitin), chúng hô hấp qua việc hít khí Oxy và thải ra khí CO2 giống như con người và cây xanh ban ngày. Nấm có tên khoa học là Fungi hay Fungus, tiếng Anh gọi là Mushroom.
Hiện nay, theo các số liệu thống kê từ các công cuộc nghiên cứu toàn cầu thì người ta đã phát hiện đến hơn 70,000 loại nấm đang tồn tại và sinh trưởng trong tự nhiên.
Phần lớn các loại nấm sẽ phát triển dưới dạng là các sợi đa bào, còn gọi là sợi nấm (hyphae) tạo nên thể sợi (mycelium), số còn lại sẽ phát triển dưới dạng đơn bào.
Quá trình sinh sản của nấm gồm vô tính và hữu tính tùy theo điều kiện:
Bạn xem thử video về phương pháp sinh sản hữu tính của nấm dược liệu Linh Chi nhé:
Cấu tạo và kiểu dáng của nấm gồm có 5 phần cơ bản:
Tơ nấm (thể sợi): Đây là cơ quan phát triển đầu tiên, từ trong môi trường sinh trưởng (phôi nấm, đất, thân gỗ) thì meo giống sẽ phát triển ra tơ, rồi tơ sẽ hấp thụ dinh dưỡng để phát triển cho đến khi đủ mạnh mẽ để ló ra nấm. Đối với phôi cơ chất, khi tơ đã phủ kín 1 cục phôi thì chúng sẽ bắt đầu phát triển nấm lên phần thân khi có oxy và ánh sáng.
Bao gốc: Một vài loại tròn trĩnh như Nấm Rơm thì mới có phần này, không phải loại nấm nào cũng có bao gốc.
Thân/cuống nấm (stipes): Là phần quan trọng đỡ phần mũ lên cao hơn và phát tán bào tử đi được xa hơn. Tuy nhiên sẽ có một số loại nấm không có phần thân (Nấm Mèo/Tuyết/Hầu Thủ). Một vài loại sẽ có thêm vòng cuống nhưng đa phần là có độc.
Mũ nấm (Pileus): Phần sẽ phát triển ra cuối cùng của một cây nấm chính là phần mũ này. Nếu điều kiện đủ tốt, thân và mũ sẽ phát triển cùng nhau, nếu không đủ thì mũ sẽ phát triển sau. Một số loài trên mũ sẽ có thêm vảy và đa số là có độc, cần tránh xa.
Tia/Phiến nấm (Lamelle): Bên dưới phần mũ sẽ thường có các tia hoặc phiến này trưởng thành theo, được đính dưới mũ, khi đủ già, tới độ tuổi sinh sản thì đây chính là phần phóng ra các bào tử để duy trì nòi giống.
Trong tự nhiên, nấm sẽ lấy dinh dưỡng từ các sinh vật khác (dị dưỡng), như thân cây mục đã chết (hoại sinh) chuyển hóa hoặc từ mặt đất nếu chúng thuộc loại mọc trong lòng đất như các loại củ. Bên cạnh đó, nấm còn lấy dinh dưỡng từ các vật thể sống theo dạng ký sinh (như Đông Trùng Hạ Thảo) hoặc cộng sinh.
Trong nuôi trồng, nấm được cấy vào meo giống như thóc hoặc cành lúa mì, bên trong phôi sẽ chứa dựng môi trường sống như gỗ mùn cưa và chất dinh dưỡng.
Nguồn dinh dưỡng chính của chúng gồm:
Nấm đa phần phát triển trong môi trường ánh sáng yếu, ít nắng phản chiếu, thậm chí là ẩm ướt. Vì những nơi nóng quá nấm sẽ không thể phát triển được, chúng là loài không hề thích nhiệt độ cao. Nhiệt độ môi trường thích hợp để chúng sinh trưởng và phát triển là càng mát càng tốt, dưới 30 độ C.
Nấm rất cần độ ẩm, vì chúng vốn dĩ không hút nước trực tiếp mà hút nước thông qua môi trường. Nơi có độ ẩm cao, chúng sẽ hút vào hơi nước đó. Cho nên môi trường ẩm và mát mẻ mới là điều kiện thích hợp nhất để nấm phát triển.
Trong thế giới sinh vật, NẤM KHÔNG PHẢI LÀ THỰC VẬT. Vì sao?
Tất nhiên, NẤM CŨNG KHÔNG PHẢI ĐỘNG VẬT luôn. Vì sao?
Tuy nhiên, chúng lại có 1 điểm khá giống động vật và con người là nấm có khả năng hấp thụ vitamin như cơ thể người. Cụ thể là khi mọc trong tự nhiên hoặc khi bạn đem chúng đi phơi khô, tia cực tím có từ ánh mặt trời chiếu vào mũ hoặc thân nấm sẽ giúp chúng chuyển hóa thành Vitamin D2 hoặc D3.
Nếu không phải thuộc 2 giới trên vậy thì chúng thuộc giới nào đây?
Nấm có một thế giới hoàn toàn riêng biệt, không giống các giới khác, nhưng mỗi phần cấu trúc sẽ khá giống một ít. Chúng thuộc giới thứ 5 (cuối cùng) trong tổng 5 giới sinh vật trên trái đất này, gồm giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật và cuối cùng là GIỚI NẤM (Mycota).
Trong giới này, chúng sẽ gồm có 2 chủng, đó là…
Theo các số liệu thống kê đến hiện nay thì có đến đâu đó 70,000 loài nấm đang sinh trưởng trong tự nhiên.
Nhiều thông tin cho rằng, có khoảng hơn 2,000 loại là có thể ăn được trong 10,000 loại nấm lớn, và đến hơn 100 loại có thể chế biến ăn được và chế biến thành thuốc, trong đó chỉ khoảng 80 loại nấm được nghiên cứu và áp dụng vô nuôi trồng cũng như để phục vụ thương mại như các loại bạn hay ăn hiện nay.
Chúng ta sẽ cùng đề cập sâu hơn về những loại nấm gồm ăn được lành tính, làm dược liệu chế thuốc và có độc nên tránh xa
Là những loại nấm có thể ăn được như các loại thực phẩm khác, hoàn toàn vô hại, giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và tăng cường ngăn ngừa hay hỗ trợ các vấn đề về bệnh lý nếu có. Các loại này đa số đều đã có thể trồng được trong nông nghiệp, trừ các loại cần điều kiện tự nhiên mới sinh trưởng được.
Hiện nay, hầu như các loại nấm ăn được bạn vẫn có thể tìm thấy trong tự nhiên, chỉ là không nhiều vì rừng cũng thưa dần. Nếu bạn đi thám hiểm hay du lịch trong rừng mà vô tình bắt gặp thì có thể hái chúng về thưởng thức nhé, để chắc chắn không nhầm lẫn giữa loại ăn được và có độc thì bạn phải trang bị thêm kiến thức phân loại và nhận biết.
Xem thêm: Cách nhận biết nấm ăn được trong tự nhiên và các cảnh báo nguy hiểm
Xem thêm : Tính cách cung Xử Nữ (23/8 – 22/9) theo ngày sinh, ưu nhược điểm
Có tầm khoảng vài chục loại nấm có thể ăn được trong hàng ngàn loại trên khắp thế giới, kể đến các loại được dùng thông dụng ở Việt Nam như…
Nếu bạn muốn tìm mua các loại trên, hãy đặt online tại đây.
Bao gồm một số loại nấm ở Việt Nam đang có và những loại thông dụng khác ở khắp thế giới như…
Các loại chưa trồng được này còn gọi là Nấm Cộng Sinh vì chúng cộng sinh với môi trường và vật thể chủ nào đó để phát triển, gần giống các loại bán nuôi trồng (nữa trồng được nữa cần cộng sinh).
Trên đây cũng có một số loại nấm đắt nhất thế giới như Truffle có thể có giá trị lên tới 20,000 USD, thuộc hàng xa xỉ, quý hiếm và chỉ có các nhà hàng cao cấp mới phục vụ nổi.
Là một loại nấm chuyên hỗ trợ sức khỏe, không thể ăn được, chỉ dùng để uống như các loại thảo mộc tự nhiên. Với đặc tính dược lý, bạn chỉ cần hãm với nước là dùng như thuốc hoặc trà, cực kỳ tốt và còn có thể giúp ngăn ngừa hay hỗ trợ các bệnh lý liên quan đến gan, tim mạch, huyết áp, tiểu đường hoặc ung thư.
Họ hàng nhà nấm dược liệu có các loại sau…
Nấm Linh Chi: Gồm các loại Linh Chi Đỏ (Xích Chi và Hồng Chi), Vàng (Hoàng Chi), Trắng (Bạch Chi), Đen (Hắc Chi), Tím Đỏ (Tử Chi), Xanh (Thanh Chi). Điểm chung là dùng sẽ khá đắng, có thể ngâm Rượu Linh Chi, hãm trà, kết hợp thảo mộc làm đẹp da, chống lão hóa, làm Cao Linh Chi,…
Ngày xưa Linh Chi chính là vị thuốc quý của giới nhà giàu, quan viên, vua chúa vì thuần tự nhiên (chỉ mọc ở rừng sâu hay nơi địa thế hiểm trở), quý hiếm (tỷ lệ mọc 1/1 triệu) và công dụng lại thần kỳ.
Xem thêm: Nấm Linh Chi là gì?
Bào Tử Nấm Linh Chi: Là phần bào tử được tạo ra dưới mũ Nấm Linh Chi trong giai đoạn sinh sản. Trong tất cả giống bào tử, chỉ riêng loại này có dược tính vì Linh Chi chính là 1 cây gỗ có dược tính. Các hạt bào tử tuy siêu nhỏ và nhẹ nhưng cấu tạo của chúng lại siêu bền, tận dụng được 100% dược chất thì cực kỳ tốt luôn.
Xem thêm: Bào tử Nấm Linh Chi là gì?
Nấm Vân Chi có hình dạng gần giống với Linh Chi
Nấm Lim Xanh thường mọc ở các khu rừng trên các cây Lim Xanh, chuyển hóa độc tố trên cây thành dinh dưỡng và dược chất.
Nấm Chân Chim hiện khá hiếm vì chỉ có thể mọc trong tự nhiên, chưa nuôi trồng được, ít nơi dùng đến và ít người biết chúng.
Nấm Đông Trùng Hạ Thảo là một loại vừa là nấm dược liệu, vừa có thể tạo thành chế phẩm nấm ăn dạng khô vô cùng đặc biệt và tốt cho sức khỏe, dược tính cao gần như Linh Chi. Được hình thành từ nấm ký sinh trong con trùng từ mùa Đông tới mùa Hạ.
Xem thêm: Đông Trùng Hạ Thảo là gì?
Là những loại nấm mọc tự nhiên nhưng lại không thể ăn được, vì bên trong chúng có chứa một hàm lượng độc tố nguy hiểm. Độc nhẹ thì chỉ gây xay xẩm mặt mày, chóng mặt, buồn nôn, tức bụng sau một khoảng thời gian sẽ hết. Độc mạnh có thể gây ra suy hô hấp, tác động vô tim mạch và nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong thời gian ngắn.
Những loại nấm này đôi lúc lại có thể mọc ngay trong khu vườn nhà bạn, còn được gọi là nấm dại vì chúng mọc tự nhiên ở rất nhiều nơi, các loại này thường chỉ có độc nhẹ đến vừa. Còn những loại độc nặng thường sẽ mọc ở sâu trong rừng tối, nơi ít ánh sáng.
Hàng năm có khá nhiều người mất mạng vì ăn phải các loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới mà không hề hay biết. Vậy nên bạn phải thật cẩn trọng khi hái nấm tự nhiên.
Hay còn được gọi là Nấm Sáng vì chúng có thể tạo nên ánh sáng khá là vi diệu vào ban đêm đó nha, đa phần chúng đều mọc trong rừng và thông dụng nhất là ở khu vực Châu Á.
Trong tự nhiên có khá nhiều loại, 2 loại chính gồm:
Trong các công cuộc hành quân đánh trận ngày xưa, nhiều binh sĩ đi rừng đã cột chúng phía sau balo để người đi sau định hướng và nhận biết được đồng đội phía trước.
Và hiện nay, nhờ công trình nghiên cứu của các chuyên gia người Úc mà chúng ta đã có thể trồng được các loại nấm phát quang này để phục vụ cho mục đích triển lãm với nhiều loại ánh sáng khác nhau.
Cách chế biến nấm khá đơn giản, bạn có thể xem chúng như thịt, thịt làm được món gì thì nấm sẽ làm được món y vậy.
Bạn có thể thoải mái làm các món chay hay mặn tại nhà như:
Thậm chí bạn còn có thể làm nên các món đặc biệt như canh chua nấm, soup nấm, nấm chưng thịt/chưng trứng,… và vô số món ăn khác.
Bạn có thể xem thêm nhiều cách chế biến hơn nữa cho từng loại thì xem ở…
Chỉ rửa nấm khi muốn chế biến, chưa chế biến chỉ cần giữ khô ráo, để trong túi đặt trong tủ lạnh. Bởi nấm rất hút nước, giống như rau ở chỗ là nếu bạn rửa rồi mới bỏ tủ lạnh thì chúng sẽ nhanh chóng bị nhũn nước, mềm xèo, nhạt nhẽo và hư úng.
Không chế biến nấm bằng các loại nồi, chảo vật liệu nhôm, vì hoạt chất của nhôm có thể phản ứng với các chất của nấm và làm chúng bị thâm đen, dùng không tốt cho sức khỏe. Ngoài nhôm ra thì các loại vật liệu khác đều được.
Nếu làm các món chiên không được để quá nhiều dầu ăn trong chảo, nấm hút chất lỏng khá tốt nên cũng sẽ rất hút dầu ăn, không tốt.
Xem thêm : Làm căn cước công dân gắn chip: Người tạm trú có thể làm tại nơi đang ở?
Không dùng nếu phát hiện đã hư hỏng, phải nên loại bỏ gấp.
Ăn nấm tuy rất bổ nhưng bạn cũng cần phải biết dùng nấm đúng cách để không xảy ra các rắc rối không đáng có. Việc hiểu được những điều này sẽ giúp bạn luôn an toàn và khỏe mạnh.
Nấm đa phần đều mang tính Hàn (bổ Âm), chỉ 1 ít là mang tính Bình, nên khi ăn nấm bạn nhất định phải nên ăn chín, dùng khi còn nóng, không ăn khi đã nguội lạnh.
Bên cạnh đó, không ăn nấm kết hợp với các loại đồ ăn khác mang tính hàn, như thịt lạnh, rau lạnh, đồ sống hay các món đồ uống có đá lạnh hoặc lắc xê vì bạn có thể bị đau bụng, nặng hơn là gặp rắc rối với hệ tiêu hóa.
Dùng nấm là một trong các món tuyệt đối không nên để qua đêm, phải dùng hết trong bữa. Nếu để qua đêm và còn hâm nóng lại lần nữa thì chúng sẽ có thể sản sinh ra một lượng độc tố, dùng sẽ không tốt cho đường ruột, dễ gây đau bụng và nặng hơn là ngộ độc thực phẩm.
Dù ăn nấm rất tốt nên cũng không nên lạm dụng quá nhiều mỗi ngày, vì chúng mang tính hàn và khá nhiều đạm với dinh dưỡng.
Bạn chỉ nên ăn các món có nấm khoảng 1 trong 3 buổi ăn hàng ngày thì duy trì đều 1 tuần cũng được, còn nếu dùng luôn 2-3 buổi trong 1 ngày thì không nên. Nếu ăn nhiều thì mỗi tuần bạn chỉ nên ăn tầm 3-4 ngày, mỗi ngày nên tối đa 2 buổi, đừng ăn cả ngày.
Cơ thể của bạn sẽ cần thời gian dung nạp và chuyển hóa lượng lớn dinh dưỡng, nên đừng nạp quá sức cho cơ thể.
Đa số các loại nấm tươi dùng để ăn cần được bảo quản tốt nhất ở điều kiện 1-5 độ C trong ngăn mát tủ mát hay tủ lạnh để đạt thời gian sử dụng tối đa nhất, một số loại nấm sẽ bảo quản được từ 5-7 ngày và một số loại từ 30-45 ngày.
Riêng Nấm Rơm là cô nàng bé bỏng khó tính nhất cần được giữ ở nhiệt độ phòng trong khoảng 16-18 độ C (trung bình duy trì 17 độ C) và chỉ sử dụng được trong thời gian không quá 48h.
Còn lại, các loại nấm dược liệu bạn chỉ cần bảo quản trong bao bì kín ở nhiệt độ phòng thông thường dưới 30 độ C, càng mát mẻ càng tốt, tránh nơi có ánh nắng chiếu và tránh nơi có độ ẩm cao.
Nên giữ nấm trong hộp đậy có nắp hoặc túi zip, túi cột rồi bỏ tủ lạnh. Không để chung với các loại thịt cá tươi sống vì nấm có thể hút mùi vào, từ lúc mua đến lúc bỏ tủ lạnh và lúc chế biến đều không để cùng nhau.
Xem thêm: Cách nhận biết nấm hư hỏng và mẹo bảo quản nấm tốt nhất
Mỗi loại nấm sẽ có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau, nhưng nhìn chung chúng đều có…
Vậy nên việc bổ sung nấm cho cơ thể thường xuyên cũng là một trong các giải pháp giúp chúng ta thêm khỏe mạnh hơn so với việc tiêu thụ lượng lớn thịt đỏ mỗi ngày.
Ví có hàm lượng dinh dưỡng phong phú nên nấm có rất nhiều lợi ích về sức khỏe. Mỗi loại sẽ có một thế mạnh và nhiều tác dụng bổ trợ trong đó.
Lợi ích đầu tiên đó là giúp bạn củng cố hệ miễn dịch tốt hơn bởi các vitamin và khoáng chất hữu ích, nhờ đó bạn sẽ ít bị bệnh hơn và cường tráng hơn.
Bên cạnh đó, bạn sẽ trẻ hóa hơn theo thời gian như ăn chay với rau củ không vậy, cũng như giúp cơ thể ngăn ngừa các căn bệnh khác xuất phát từ bên trong như hệ tiêu hóa, dạ dày, huyết áp, tim mạch, tiểu đường và đặc biệt ngăn ngừa khả năng xuất hiện ung thư.
Vô cùng tốt cho máu huyết bởi hàm lượng chất sắt (Fe) cũng như các vitamin B trong một số loại nấm, mạnh nhất điểm này phải kể đến Nấm Mèo Đen (Mộc Nhĩ) là thực phẩm bổ sung sắt vô cùng tốt, chuyên gia giúp người bị thiếu máu cải thiện các tình dạng do thiếu máu gây ra.
Giúp cơ thể giải độc kim loại nặng, mạnh nhất quả này phải kể đến nàng Nấm Rơm tròn trĩnh đáng yêu.
Trong nấm không có hoặc rất ít cholesterol, còn giúp cơ thể giảm lượng cholesterol trong máu không tốt nữa, lại là nhóm thực phẩm ít calo nên bạn hoàn toàn có thể thoải mái khi ăn nấm cho chế độ ăn kiêng, ăn giảm cân, giữ vóc dáng mà không phải lo về các vấn đề tăng cân.
Chỉ sơ qua thôi bạn cũng thấy các lợi ích mà chúng mang lại rồi đúng không nè, giờ bạn đã có thêm lý do ăn nấm thường xuyên rồi chứ ha, hãy nhớ bổ sung nấm hàng tuần nhé.
Mỗi loại nấm sẽ có 1 đặc tính thế mạnh riêng giúp cải thiện 1 vị trí trọng yếu trong cơ thể, nếu bạn quan tâm có thể tìm hiểu thêm về liên kết chuyên mục dưới đây hoặc bình luận để Nấm Khỏe hỗ trợ giải đáp nha.
Ngày nay không còn khó khăn như ngày xưa là muốn ăn nấm phải lặn lội đi rừng để hái nấm nữa rồi. Đa phần các loại nấm ăn bạn đều đã có thể tự trồng được trong nông nghiệp bằng phôi và meo giống. Tuy nhiên, vẫn còn một số loại vẫn chưa thể nuôi trồng được vì cần tác động tự nhiên mới hình thành được meo giống và sinh trưởng quả thể.
Trồng nấm dễ hay khó cũng còn phụ thuộc vào điều kiện vật chất, số lượng phôi sẽ trồng, kinh nghiệm nuôi trồng và kỹ năng xử lý, kiến thức chuyên môn và nhất là am hiểu chủng loại nấm sẽ trồng. Mỗi chủng loại sẽ có điểm tương đồng trong nuôi trồng và cũng có một số đặc tính khác nhau.
Nhưng sẽ khá dễ nếu các bạn có sở thích trồng nấm tại nhà với số lượng ít để có nấm ăn vui hàng tuần, còn trồng nhiều để kinh doanh thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố được nếu trên, độ khó sẽ tăng dần theo số lượng nuôi trồng.
Những điểm cần chú ý trong quá việc nuôi trồng nấm gồm:
Các bạn bạn muốn tìm hiểu sâu hơn, có thể xem liên kết bên dưới.
Nấm là một loại thực phẩm cực kỳ tốt và có giá trị cho sức khỏe bởi hàm lượng dinh dưỡng cao. Vậy nên, bạn cần bổ sung thường xuyên các món ăn từ nấm cùng với rau, củ và quả để cơ thể khỏe mạnh, cường tráng và có sức đề kháng tốt, từ đó ít bệnh vặt, ngăn ngừa được các triệu chứng bệnh nền nguy hiểm.
Tuy nấm không phải là thực vật nhưng chúng lại có hẳn một vương quốc riêng biệt với hơn 70,000 anh em họ hàng trên khắp thế giới, vô cùng phong phú và nhiều điều thú vị. Đặc biệt, với những người ăn chay thì nấm có thể ăn thay thế thịt mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng đó nha.
Hi vọng bài viết này có thể giúp bạn hiểu thêm về nấm là gì, những điểm nổi bật của nấm, nhận biết được nấm không phải là thực vật hay động vật. Có lẽ, từ nay bạn sẽ thích nấm hơn.
Nếu bạn có vấn đề thắc mắc cần liên hệ, có thể comment xuống dưới bài viết này hoặc qua các kênh mạng xã hội:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 19/03/2024 04:17
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024