Categories: Tổng hợp

Pháp nhân chấm dứt tồn tại trong những trường hợp nào?

Published by

Pháp nhân chấm dứt tồn tại khi nào?

Điều 96 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định chi tiết vấn đề pháp nhân chấm dứt tồn tại khi nào. Cụ thể, các trường hợp bao gồm:

– Hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân:

  • Hợp nhất: Các pháp nhân có thể hợp nhất thành một pháp nhân mới. Khi đó, các pháp nhân cũ sẽ chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân mới được thành lập.

Ví dụ: Các pháp nhân A, B, C, D hợp nhất với nhau tạo thành pháp nhân E. Sau khi hợp nhất và pháp nhân E được thành lập thì các pháp nhân A, B, C, D sẽ chấm dứt tồn tại.

  • Sáp nhập: Không giống hợp nhất là sự kiện pháp lý được diễn ra giữa nhiều pháp nhân (không giới hạn chỉ một pháp nhân hợp nhất với một pháp nhân), sáp nhập là việc một pháp nhân sáp nhập với một pháp nhân khác. Và pháp nhân được sáp nhập sẽ chấm dứt tồn tại sau khi sáp nhập.

Ví dụ: Pháp nhân A sáp nhập vào pháp nhân B. Sau khi sáp nhập, pháp nhân A sẽ chấm dứt tồn tại.

  • Chia: Chia pháp nhân là sự kiện mà một pháp nhân chia thành nhiều pháp nhân khác. Sau khi chia thì pháp nhân bị chia sẽ chấm dứt tồn tại.

Ví dụ: Pháp nhân A chia thành pháp nhân B, pháp nhân C, pháp nhân D… Sau khi chia thì pháp nhân A sẽ chấm dứt tồn tại.

  • Chuyển đổi hình thức: Là việc pháp nhân chuyển đổi từ hình thức này sang pháp nhân hình thức khác.

Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển đổi hình thức thành công ty cổ phần hoặc ngược lại, công ty cổ phần chuyển đổi hình thức thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc hai thành viên trở lên…

  • Giải thể: Căn cứ Điều 93 Bộ luật Dân sự năm 2015, có 04 trường hợp pháp nhân bị giải thể: Điều lệ có quy định; theo quyết định của cơ quan Nhà nước; hết thời hạn hoạt động theo điều lệ hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước hoặc trường hợp khác.

– Bị tuyên bố phá sản nghĩa là pháp nhân đó lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán và bị Toà án ra quyết định tuyên bố phá sản (khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014).

Xem chi tiết: Điều kiện và thủ tục phá sản doanh nghiệp hiện nay

Như vậy, có 06 trường hợp pháp nhân sẽ bị chấm dứt tồn tại theo quy định tại Bộ luật Dân sự.

Pháp nhân chấm dứt tồn tại khi nào? (Ảnh minh hoạ)

Thời điểm pháp nhân chấm dứt tồn tại là khi nào?

Khoản 2 Điều 96 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thời điểm pháp nhân chấm dứt tồn tại là:

– Kể từ khi pháp nhân đó bị xoá tên trong sổ đăng ký pháp nhân.

– Kể từ thời điểm pháp nhân đó được xác định là chấm dứt tồn tại trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Và khi chấm dứt tồn tại, tài sản của pháp nhân sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật. Cụ thể, với từng trường hợp khác nhau, tài sản của pháp nhân sẽ được giải quyết theo cách khác nhau:

– Hợp nhất pháp nhân: Bên cạnh pháp nhân bị hợp nhất chấm dứt tồn tại thì pháp nhân hợp nhất sẽ được hưởng quyền, lợi ích hợp pháp của pháp nhân kia. Đồng thời, phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ, khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động, nghĩa vụ tài sản khác của pháp nhân bị hợp nhất (Điều 200 Luật Doanh nghiệp năm 2020).

– Sáp nhập: Các quyền, lợi ích hợp pháp của công ty bị sáp nhập sẽ do công ty sáp nhập thừa hưởng. Đồng thời, công ty được sáp nhập phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ, khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập (Điều 201 Luật Doanh nghiệp năm 2020).

Chia: Các quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân bị chia sẽ được chuyển giao cho các pháp nhân mới theo khoản 2 Điều 90 Bộ luật Dân sự năm 2015.

– Chuyển đổi hình thức: Việc thừa kế quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được chuyển đổi sẽ do pháp nhân chuyển đổi kế thừa (căn cứ khoản 2 Điều 92 Bộ luật Dân sự năm 2015).

– Giải thể: Trước khi giải thể, pháp nhân phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài sản. Ngoài ra, theo Điều 208 Luật Doanh nghiệp, pháp nhân chỉ được giải thể nếu không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Toà án hoặc Trọng tài.

– Bị tuyên bố phá sản: Sau khi Toà đã ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của pháp nhân sẽ được phân chia theo thứ tự nêu tại Điều 54 Luật Phá sản năm 2014:

  • Chi phí phá sản;
  • Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động;
  • Các khoản nợ: Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản để phục hồi hoạt động kinh doanh; nghĩa vụ tài chính với Nhà nước; khoản nợ phải trả cho chủ nợ không có đảm bảo; khoản nợ đảm bảo chưa được thanh toán do giá trị tài sản không đủ thanh toán nợ.

Trên đây là giải đáp chi tiết vấn đề: Pháp nhân chấm dứt tồn tại khi nào? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

This post was last modified on 31/01/2024 21:12

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

8 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

8 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

11 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

16 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

17 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

18 giờ ago