Chuyển phôi là bước cuối của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Giai đoạn sau chuyển phôi, chị em cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe nhằm tạo điều kiện thuận lợi sự làm tổ của phôi. Chính vì vậy, sau chuyển phôi ăn gì để beta cao là câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm. Cùng tìm hiểu chế độ ăn sau chuyển phôi qua bài viết sau đây.
Trước khi tìm hiểu sau chuyển phôi ăn gì để beta cao, bạn cũng nên tìm hiểu beta hCG là gì? Human chorionic gonadotropin (hCG) là một nội tiết tố từ nhau thai vào máu mẹ. HCG được gọi là hormone thai kỳ bởi chúng chỉ xuất hiện trong thai kỳ và được phát hiện bằng thử que bằng que thử nước tiểu. Beta hCG là một xét nghiệm huyết thanh để định lượng nồng độ của hormone beta hCG trong máu mẹ.
Bạn đang xem: Beta hCG là gì? Sau chuyển phôi ăn gì để beta cao?
Beta hCG trong huyết thanh tỷ lệ thuận với sự hoạt động và số lượng của tế bào nguyên bào nuôi. Nghiên cứu chỉ ra rằng, mức beta hCG trong huyết thanh có liên quan chặt chẽ tới kết quả mang thai cũng như là sự thành công của phương pháp thụ tinh ống nghiệm (IVF).
Không có một mức beta hCG hay ngưỡng giới hạn nào dùng để xác định một thai kỳ bình thường. Bởi beta hCG còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bạn chuyển phôi tươi hay phôi đông lạnh, thời điểm thực hiện xét nghiệm beta hCG là khi nào? Tuy nhiên, nhìn chung khi mức beta hCG trên 100 mIU được coi là một kết quả tốt. Nhưng điều quan trong hơn cả là tốc độ tăng của beta hCG theo thời gian. Với một phôi đang phát triển bình thường, nồng độ beta hCG sẽ tăng gấp đôi mỗi 48 giờ. Phần trăm tăng nồng độ beta hCG xác định sau 2 ngày kể từ ngày làm xét nghiệm lần đầu tiên càng cao, cơ hội chuyển phôi thành công càng cao.
Xem thêm : Tuổi nào hợp xông nhà năm 2024 cho gia chủ tuổi Quý Hợi 1983?
Để nắm được sau chuyển phôi ăn gì để beta cao, chị em cần biết được đâu là những chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình chuyển phôi? Dưới đây là một số loại chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình chuyển phôi mà chị em nên bổ sung:
Như vậy, nồng độ beta hCG có mối liên quan tới tỷ lệ thụ thai thành công sau khi chuyển phôi. Vậy câu hỏi đặt ra là sau chuyển phôi ăn gì để beta cao? Dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo trong thực đơn hàng ngày.
Các mẹ nên bắt đầu bổ sung acid folic khoảng 400mcg mỗi ngày từ ít nhất là 3 tháng trước khi mang thai. Các loại rau củ quả xanh lá, các loại đậu đen, đậu xanh, đậu lăng, đậu phộng, các loại hạt như hạnh nhân, hướng dương, đậu phộng… hay các loại quả như cam, bưởi, dâu tây, đu đủ… Đây đều là những nguồn thực phẩm giàu acid folic mà chị em có thể thêm vào khẩu phần ăn của mình.
“Sau chuyển phôi ăn gì để beta cao?” thì câu trả lời là các thực phẩm giàu sắt. Sắt là thành phần không thể thiếu sau khi chuyển phôi. Các loài động vật thân mềm như ngao, sò, ốc, hàu… hay các loại gan động vật như gan lợn, gan bò, gan ngỗng, hoặc các loại ngũ cốc, hạt bí ngô, chocolate đen, bột cacao, thịt bò… đều là những nguồn thực phẩm chứa hàm lượng sắt rất cao.
Kẽm là hoạt chất rất cần thiết cho việc cân bằng hormone, đặc biệt quan trọng trong quá trình sinh sản, nhất là trong việc hỗ trợ quá trình thụ thai thành công. Các thực phẩm có hàm lượng kẽm cao mà chị em có thể bổ sung đó là ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, các loại đậu, thịt, trứng, sữa, khoai tây… Một chế độ ăn giàu kẽm sau khi chuyển phôi sẽ giúp đem lại kết quả chuyển phôi tốt.
Xem thêm : 9 tác dụng của đậu đen với sức khoẻ, điều số 7 khiến chị em thích thú
Chất béo có vai trò dự trữ năng lượng, đồng thời giúp tăng cường năng lượng cho mẹ bầu trong thời gian thụ tinh trong ống nghiệm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất béo không bão hòa giúp nâng cao chất lượng phôi cũng như tăng tỷ lệ thụ thai thành công. Các nguồn chất béo không bão hòa các mẹ có thể bổ sung vào khẩu phần ăn uống của mình như: Cá hồi, cá ngừ, cá thu… hay các loại hạt như hạt chia, hạt cải, hạt óc chó… hoặc các loại dầu ô liu, dầu hạt lanh…
Protein là thành phần cấu tạo nên cơ thể nên rất cần thiết cho sự tăng trưởng cũng như chức năng sinh sản. Nhu cầu protein của phụ nữ có thai cao hơn so với bình thường. Vì vậy, sau chuyển phôi, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu protein như: Cá, sữa, pho mát, đậu phụ, các loại hạt, các loại đậu, rau mầm, hay các loại thịt đỏ như thịt trâu, thịt bò, thịt dê…
Các loại rau củ quả xanh và trái cây là những thực phẩm giàu vitamin, chất khoáng và các chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào. Bên cạnh đó, đây cũng là nguồn cung cấp các vi chất quan trọng như sắt, kẽm, magie, kali… là những chất vô cùng cần thiết cho sự phát triển của phôi sau khi chuyển phôi. Các mẹ có thể bổ sung các loại rau xanh như rau bina, bông cải xanh là các nguồn cung cấp sắt, chất xơ, chất chống oxy hóa dồi dào. Các loại rau củ quả như cam, bưởi, chuối, dâu tây, dừa… là nguồn cung cấp vitamin C, vitamin B6 dồi dào.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi sau chuyển phôi ăn gì để beta cao. Chế độ dinh dưỡng phù hợp chính là phương pháp tự nhiên đơn giản giúp tăng nồng độ beta hCG cũng như tăng tỷ lệ thụ thai thành công. Bên cạnh đó cần có chế độ nghỉ ngơi, tâm lý thoải mái và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Chúc bạn nhiều sức khỏe cũng như đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Xem thêm:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 20/04/2024 03:00
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024