Cây mật gấu là một trong những loại dược liệu quý hiếm ở nước ta và có nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau như bệnh về tai mũi họng, xương khớp, đái tháo đường… Tìm hiểu kỹ hơn về loại dược liệu này trong bài viết dưới đây.
Phần thân: Cây mật gấu là loại cây thân thảo, thường mọc thành từng bụi, chiều cao trung bình từ 2 – 2.5m tùy theo điều kiện sinh trưởng và nguồn ánh sáng tại vị trí mọc.
Phần lá: Lá cây mật gấu có hình trái xoan, màu xanh lục, có răng cưa nhỏ ở phần mép và có độ cứng vừa phải. Lá khi trưởng thành có chiều rộng khoảng 2 – 4cm và dài khoảng 6 – 10cm. Tùy vào từng điều kiện sinh trưởng khác nhau mà lá mật gấu có sẽ có từng màu đậm nhạt đặc trưng.
Phần hoa: Hoa mật gấu thường mọc thành từng cụm, mỗi bông hoa sẽ có 6 cánh nhỏ. Phía dưới cánh hoa là các đài hoa xếp 3 vòng liên tiếp. Từ khoảng tháng 2 đến tháng 4 hàng năm là thời điểm cây mật gấu ra hoa.
Phần quả: Quả mật gấu thường mọc ở phần ngọn và có màu xanh nâu, đường kính khoảng 1cm.
Một số hình ảnh về cây mật gấu trong tự nhiên
2. Phân bố và phân loại
Cây mật gấu được tìm thấy phổ biến ở một số quốc gia châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Nepal, Việt Nam. Tại nước ta, cây mật gấu được phát hiện phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc, nơi có địa hình núi cao và khí hậu mát mẻ như Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai… Còn ở miền Nam, cây được tìm thấy chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng, núi Langbiang.
Tại nước ta, cây mật gấu được chia làm 2 loại là cây mật gấu miền Bắc và cây mật gấu miền Nam dựa theo sự phân bố của chúng. Hai loại này có những đặc điểm khác nhau dựa theo điều kiện sinh trưởng. Cụ thể như sau:
Cây mật gấu miền Bắc: Thường cao hơn 5m, thân có vỏ màu đỏ, không có gai. Lá màu xanh, hình lông chim, cứng, mọc đối xứng nhau. Phần cuống và phiến lá có nhiều gai. Hoa màu vàng, mọc tập trung ở phần ngọn còn quả có màu xanh, hình cầu.
Cây mật gấu miền Nam: Hay còn được gọi là cây lá đắng có chiều cao từ 2 – 4m, mọc thẳng đứng. Toàn bộ cây đều là màu xanh lục, lá mềm có cuống, hình trứng, chiều rộng 3cm, còn chiều ngang 5cm.
3. Bộ phận dùng – Thu hái – Sơ chế – Bảo quản
Bộ phận dùng: Lá, thân và rễ của cây mật nhân được sử dụng chủ yếu để làm thuốc. Trong đó, cây mật gấu miền Nam chủ yếu dùng lá, còn cây mật gấu miền Bắc dùng rễ và thân (bào mỏng và phơi khô).
Thu hái: Có thể thu hái vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, chỉ nên thu hái những cây trưởng thành, không quá già cũng không quá non để đảm bảo về chất lượng.
Sơ chế: Sau khi thu hái, cây mật gấu sẽ được rửa sạch, đem phơi hoặc sấy khô để sử dụng dần tùy theo nhu cầu.
Bảo quản: Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát để sử dụng được lâu hơn.
4. Thành phần hóa học
Kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu khoa học cho thấy cây mật gấu có chứa nhiều hoạt chất khác nhau. Trong đó có nhiều hoạt chất có khả năng chữa bệnh như:
Alkaloids: Đây là một loại axit amin có khả năng gây tê, hỗ trợ giảm đau nhức hiệu quả. Vì vậy thường được ứng dụng trong bào chế sản xuất thuốc giảm đau.
Tannin: Đây là hoạt chất có đặc tính sát khuẩn, giảm nhiễm trùng vết thương hiệu quả.
Saponin: Hoạt chất này có khả năng chống viêm, phá huyết nên được dùng để tăng cường sức đề kháng, tạo hệ miễn dịch khỏe mạnh chống lại các tác nhân gây bệnh.
Ngoài các thành phần chính vừa kể trên, trong cây mật gấu còn chứa nhiều hoạt chất khác như:
Terpene là chất tạo mùi;
Steroid là chất giảm đau;
Coumarin là chất giảm phù nề;
Flavonoid là chất chống lại loại vi khuẩn gây bệnh;
Sesquiterpene là chất ngăn ngừa ung thư;
Cùng nhiều loại axit amin quan trọng khác như lysine, leucine, threonine, isoleucine, histidine, valine… và đa dạng các loại vitamin khoáng chất như sắt, mangan, magie, đồng, kẽm, vitamin A, B, C, E…
Công dụng của dược liệu cây mật gấu
Theo các tài liệu Đông y, cây mật gấu có tính hàn, vị đắng có tác dụng hạ sốt, giải nhiệt, tiêu viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, nhờ chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe như vừa kể trên mà cây mật gấu có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý như tê thấp, phong hàn, bệnh gan, bệnh xương khớp như thoát vị đĩa đệm, bệnh sỏi thận, huyết áp cao, thoái hóa, giúp giải rượu hiệu quả….
Ngoài ra, tùy theo từng quốc gia mà cách tận dụng cây mật gấu để chữa các bệnh khác nhau. Chẳng hạn như:
Ở Congo sử dụng lá và rễ cây mật gấu chữa bệnh gan, dạ dày, kiết lỵ, các bệnh về ruột, nhiễm giun…;
Ở Ấn Độ sử dụng lá mật gấu giúp giảm ho, trị cảm cúm, sốt phát ban, bệnh tiểu đường, ngăn chặn sự phát triển của virus HIV…
Ở Nam Phi sử dụng cây mật gấu để chữa chứng rối loạn kinh nguyệt và chữa bệnh vô sinh ở nữ giới.
Ở Tây Phi dùng lá mật gấu nấu thành trà điều trị táo bón, giúp lợi tiểu, điều trị tiểu đường loại 2, nhiễm trùng da…
Tại Việt Nam, tùy vào loại mật gấu miền Bắc hoặc miền Nam mà đem lại những lợi ích khác nhau. Có thể kể đến như:
Đối với cây mật gấu miền Bắc
Giúp ức chế sự sinh trưởng và phát triển của các tế bào ung thư, nâng cao hệ miễn dịch, ngăn chặn sự hoạt động của tế bào ung thư dạ dày, ung thư vú…;
Tăng cường khả năng chống oxy hóa, giảm chỉ số cholesterol xấu;
Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan;
Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường;
Chữa bệnh viêm ruột thừa;
Ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch;
Hỗ trợ điều trị bệnh lỵ Bacillary.
Đối với cây mật gấu miền Nam
Người dân thường dùng lá mật gấu để nấu nước uống. Nước lá mật gấu có khả năng thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan. Ngoài ra, nước lá mật gấu còn giúp điều trị bệnh viêm đại tràng, hỗ trợ điều trị viêm gan, tiêu chảy, vàng da, ổn định huyết áp, rối loạn lipid máu, chống lại các tác nhân gây ung thư, nhất là ung thư tử cung, ung thư gan…
Chuyên gia khuyến cáo người bệnh chỉ dùng cây mật gấu dưới 10g/ ngày. Tùy theo từng bài thuốc chữa bệnh mà liều lượng có thể tăng giảm khác nhau.
Cả hai loại cây mật gấu đều có thể sử dụng bằng cách thông thường là sắc lấy nước uống.
Các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ cây mật gấu
Tùy từng bài thuốc chữa bệnh khác nhau mà cách sử dụng, liều dùng của cây mật gấu sẽ khác nhau. Gợi ý một số bài thuốc hay từ cây mật gấu đã và đang được áp dụng phổ biến:
Chuẩn bị 20g lá mật gấu và một ít mật ong nguyên chất.
Cho lá mật gấu vào chảo sao vàng rồi đem sắc cùng 800ml nước. Đun cho đến khi sôi bùng lên thì vặn nhỏ lửa đun tiếp khi nước thuốc cạn xuống còn khoảng 250ml thì tắt bếp.
Rót nước thuốc ra ly rồi cho mật ong vào, khuấy cho tan đều rồi uống khi còn nóng.
Thực hiện bài thuốc này thường xuyên không chỉ giúp trị bệnh mà còn giúp bồi bổ sức khỏe.
Ngâm rượu rễ cây mật gấu với liều lượng 1kg rễ mật gấu khô và 3.5 lít rượu trắng.
Ngâm trong khoảng 2 – 3 tuần là có thể lấy ra sử dụng.
Đầu tiên, làm sạch da mặt bằng nước muối sinh lý, sau đó dùng tăm bông thấm rượu mật gấu thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị mụn. Đợi khoảng 30 phút có thể rửa sạch lại bằng nước ấm.
Khi bôi rượu mật gấu lên da mặt, da sẽ dần bị bong ra và sau khoảng 20 ngày sẽ có sự cải thiện. Lưu ý trong quá trình sử dụng nếu gây cảm giác bỏng rát khó chịu thì không nên áp dụng cách này.
Tác dụng phụ của cây mật gấu
Các chuyên gia nhận định cây mật gấu có công dụng chữa bệnh rất tốt, tuy nhiên nếu sử dụng hằng ngày với liều cao thì lại rất dễ gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe. Điển hình như một số biến chứng nguy hiểm sau đây:
Làm suy giảm hệ miễn dịch: Dư thừa các hoạt chất khiến cho hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân vi sinh vật gây hại bị suy yếu. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến virus, vi khuẩn, nấm men…
Ảnh hưởng chức năng tim mạch: Lá mật gấu có khả năng gây rối loạn hệ thống huyết áp, dễ bị liệt chân tay, tăng nguy cơ đột quỵ cho người sử dụng.
Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: Dễ gây ra một số vấn đề như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu, viêm nhiễm và suy giảm chức năng.
Ngộ độc: Lạm dụng quá mức dược liệu khiến người bệnh bị sốc thuốc, nôn mửa, đau đầu, khó thở, tái xanh mặt, tay chân run rẩy… cùng nhiều hậu quả khó lường khác.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây cây mật gấu
Mặc dù là loại thuốc quý trị được nhiều bệnh nhưng khi áp dụng vào thực tế bạn cần chú ý một số vấn đề sau đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:
Không phải ai cũng có thể sử dụng dược liệu để chữa bệnh. Nếu có cơ địa nhạy cảm, dễ bị kích ứng với các tác nhân lạ tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên gia trước khi sử dụng.
Trong quá trình áp dụng các bài thuốc từ dược liệu này nếu xảy ra bất cứ vấn đề, tác dụng phụ nào cần ngưng sử dụng và nhanh chóng thăm khám để được xử lý kịp thời.
Chống chỉ định sử dụng cho những người dị ứng với bất cứ thành phần nào trong dược liệu, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Tùy theo cơ địa của mỗi người mà bài thuốc sử dụng cây mật gấu sẽ phát huy cao hay thấp, nhanh hay chậm. Tốt nhất nếu được chỉ định sử dụng dược liệu này trị bệnh hãy kiên trì thực hiện đều đặn trong thời gian quy định.
Không tự ý kết hợp cây mật gấu với các loại dược liệu khác hoặc dùng song song với thuốc Tây khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Mọi thông tin về dược liệu cây mật gấu trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh không tự ý sử dụng khi chưa có sự chỉ định của chuyên gia. Khi sử dụng nên chọn mua dược liệu ở những cửa hàng uy tín, có tiếng nhằm đảm bảo đạt hiệu quả cao từ các bài thuốc này.
Nguồn: Cây mật gấu: Tác dụng, cách ngâm rượu và 8 bài thuốc hay