Categories: Tổng hợp

Ngâm Yến bằng nước nóng hay nước lạnh? Cách làm sạch Yến sào đúng cách nhất

Published by

Việc sơ chế, làm sạch yến sào tưởng chừng đơn giản, nhưng đòi hỏi bạn phải nắm thật chính xác về kiến thức. Bởi việc thực hiện sai cách sẽ làm cho Yến sào giảm giá trị dinh dưỡng, mất chất. Nên ngâm Yến bằng nước nóng hay nước lạnh là điều mà rất nhiều gia đình quan tâm. Cùng TS.BS Nguyễn Thị Yến Nhi tìm bài viết để nắm được thông tin này và học cách làm sạch Yến sào đúng cách nhất.

Nên ngâm Yến bằng nước nóng hay nước lạnh?

Việc ngâm Yến bằng nước nóng hay nước lạnh là đề tài tranh cãi của rất nhiều người. Bởi có những ý kiến cho rằng ngâm nước nóng sẽ giúp loại bỏ sạch các vi khuẩn, giúp mùi vị Yến thơm ngon hơn. Còn một số khác cho rằng Yến sào ngâm nước lạnh sẽ giữ được chất dinh dưỡng trọn vẹn nhất.

Nên ngâm Yến trong nước nóng hay nước lạnh là đúng, đảm bảo dinh dưỡng nhất

Trên thực tế, trong Yến sào có rất nhiều dinh dưỡng và việc dùng nước nóng để ngâm cũng giống như việc đun Yến. Lúc này, các chất dinh dưỡng sẽ tan ra trong nước nóng. Vì vậy, việc ngâm Yến trong nước nóng sẽ làm các dưỡng chất bị rửa trôi, làm giảm giá trị dinh dưỡng của Yến.

Tốt nhất, nên ngâm Yến trong nước lạnh (nước ở nhiệt độ thường). Bởi với nhiệt độ nước này sẽ giúp hạn chế tối đa lượng dưỡng chất tan ra trong nước, giữ trọn dinh dưỡng của Yến sào. Trong trường hợp ngâm Yến thô, Yến già, có thể sử dụng nước ấm với nhiệt độ cao hơn một chút (khoảng 40 độ C) Yến nhanh nở.

Nên ngâm Yến trong thời gian bao lâu?

Không chỉ nhiệt độ nước, việc ngâm Yến trong thời gian bao lâu cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, hương vị và giá trị dinh dưỡng của loại thực phẩm này. Đối với từng loại Yến và cách chế biến sẽ có những thời gian ngâm khác nhau.

Thời gian ngâm Yến cũng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hương vị Yến

Thời gian ngâm tổ Yến

  • Đối với Yến thô, mục đích ngâm để giúp Yến mềm hơn, dễ dàng làm sạch. Với Yến đã được làm sạch, mục đích ngâm mềm để chế biến.
  • Tổ Yến non và tổ Yến già sẽ có thời gian ngâm khác nhau. Yến non ngâm nhanh hơn, còn Yến già cần phải ngâm lâu hơn.
  • Tổ Yến đã làm sạch sẽ ngâm nhanh hơn so với tổ Yến thô, chưa làm sạch.

Dựa vào kinh nghiệm ngâm Yến sẽ có thời gian ngâm cụ thể như sau:

  • Tổ Yến thô già, chưa làm sạch: Ngâm khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ.
  • Tổ Yến già đã được làm sạch lông: Ngâm từ 20 – 30 phút.
  • Tổ Yến già nguyên tổ: Ngâm khoảng 60 phút.
  • Yến tinh chế nên ngâm từ 10 – 30 phút rồi chế biến.

Ngâm Yến lâu có bị mất chất không?

Việc ngâm Yến lâu liệu có làm mất chất không hay ngâm càng lâu càng tốt? Đó là băn khoăn của rất nhiều người.

Trên thực tế, việc ngâm Yến quá thời gian sẽ làm cho sợi Yến bị nhũn, gây ảnh hưởng đến hương vị món ăn. Đồng thời, các chất dinh dưỡng cũng sẽ dễ bị tan ra trong nước, làm giảm giá trị dinh dưỡng của Yến sào.

Cách sơ chế Yến sào đúng cách

Quá trình sơ chế Yến sào có ảnh hưởng rất lớn đến giá trị dinh dưỡng cũng như thời hạn sử dụng của sản phẩm. Vì vậy, cần hết sức chú ý ở công đoạn này để giữ Yến sào được tươi, ngon trong thời gian dài nhất.

Cách sơ chế Yến sào cần đảm bảo đúng quy trình để giúp việc bảo quản được lâu dài

Đầu tiên, ngâm Yến thô trong nước trong thời gian từ 1 – 2 giờ. Tùy thuộc vào Yến non hoặc già để căn chỉnh thời gian cho phù hợp. Sau khi Yến đã nở, vớt ra để ráo. Phần lớn các bụi bẩn đã tơi theo nước nên Yến sào lúc này khá sạch sẽ.

Yến sau khi vớt được chia thành 2 phần: phần bụng Yến và phần sợi Yến. Phần sợi lớn có ít lông và dễ gắp hơn nên cần tiến hành làm sạch trước. Phần bụng Yến vụn và có nhiều lông măng nên bước làm sạch phức tạp hơn: Cho toàn bộ phần bụng Yến vào rây và lọc vào nước. Cần xé vụn để cho các lông măng nổi lên mặt nước, chắt phần nước có chứa lông đổ bỏ.

Cách bảo quản Yến sau khi ngâm

Việc bảo quản Yến sau khi ngâm cần được đảm bảo đúng kỹ thuật để tránh làm Yến bị biến đổi chất và hỏng. Đối với Yến tươi, sau khi ngâm, cần được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh (nếu để trong thời gian ngắn). Còn nếu muốn giữ Yến sử dụng lâu dài thì cần bọc kín và bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh.

Hoặc, có thể sấy khô tổ Yến tươi đã ngâm. Lúc này Yến sào sẽ thành dạng Yến khô, có thể bảo quản nhiệt độ thường ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Nên chưng Yến bằng nước nóng hay nước lạnh?

Trong quá trình chưng Yến, nhiều người băn khoăn không biết nên dùng nước nóng hay nước lạnh. Thực tế, ngâm Yến với nước nóng hay nước lạnh đều không gây ảnh hưởng đến chất lượng của món ăn. Nếu sử dụng nước nóng sẽ giúp tiết kiệm thời gian chưng Yến so với nước lạnh. Vì vậy, nhiều gia đình đã lựa chọn chưng Yến bằng nước nóng.

Bảo quản Yến sau khi ngâm trong tủ lạnh để đảm bảo giá trị dinh dưỡng

Tuy nhiên, dù sử dụng nước nóng hay nước lạnh để chưng Yến cũng cần chú ý đến thời gian chưng. Bởi Yến chưng quá lâu ở nhiệt độ cao sẽ làm mất chất, giảm giá trị dinh dưỡng. Chỉ nên chưng Yến khoảng 20 – 30 phút, đậy kín nắp khi chưng để không bị bay hơi. Khi nước sôi, cần hạ nhỏ lửa để nhiệt độ không quá cao, làm giảm dinh dưỡng của Yến.

Mua Yến sào chất lượng, uy tín ở đâu?

Thị trường Yến sào đa dạng và phong phú nhưng để tìm được một địa chỉ mua uy tín không hề dễ dàng. Có rất nhiều các đại lý, cửa hàng chuyên bán Yến sào giả, chất lượng kém nhằm chuộc lợi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Yensaokhanhhoa.vn là một trong những địa chỉ đáng tin cậy cho khách hàng trên toàn quốc. Chúng tôi cam kết sẽ hoàn lại 200% tiền hàng nếu như khách hàng đã mua và phát hiện hàng giả. Việc lựa chọn mua Yến sào tại Yensaokhanhhoa.vn là hoàn toàn đáng tin cậy, đảm bảo 100% về chất lượng nên quý khách có thể yên tâm lựa chọn.

Yensaokhanhhoa.vn là đơn vị phân phối độc quyền các sản phẩm từ Yến sào có nguồn gốc Khánh Hòa, Nha Trang. Các sản phẩm đều đảm bảo chất lượng với giá trị dinh dưỡng cao, hương vị thơm ngon.

Website: yến sào khánh hòa (yensaokhanhhoa.vn)

FanPage: https://www.facebook.com/yensaokhanhhoavietnam/

Điện thoại: 0915.228.822

Địa chỉ: Vịnh Ninh Vân xã Ninh Hòa TP.Nha Trang tỉnh Khánh Hòa

Google My Business: https://goo.gl/maps/pJ1xGZ8N7VbAK3et7

This post was last modified on 22/01/2024 21:42

Published by

Bài đăng mới nhất

Tử vi tháng 12/2024 tuổi Tý âm lịch: Cuối năm hối hả, nhìn đâu cũng thấy cơ hội

Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…

50 phút ago

Top 3 con giáp SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần (20-22/11)

Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…

2 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn tham vọng hay an phận thủ thường?

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…

3 giờ ago

Tử vi hôm nay: Điểm danh 4 con giáp nắm bắt cơ hội, chạm tới thành công ngày 20/11/2024

Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…

4 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh chuẩn số VÀNG dễ dàng lấy may

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…

18 giờ ago

Tử vi thứ 4 ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Dần nóng nảy, Mão tự ti

Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…

18 giờ ago