Categories: Tổng hợp

Công tác xã hội là gì ? – Những điều cần biết về Ngành CTXH

Published by

Công tác xã hội là gì ?

Những năm trước đây, khái niệm về ngành Công tác xã hội ở Việt Nam còn khá lạ lẫm mặc dù đây là 1 ngành nghề có lịch sử phát triển rất lâu đời ở các nước phát triển như châu Âu, Mỹ, …. Tuy nhiên khoảng 5 năm trở lại đây, Công tác xã hội được nhắc đến như 1 nghề quan trọng, có đóng góp sâu sắc vào sự phát triển của nền tảng xã hội ở nước ta và mở ra triển vọng mới cho ngành CTXH. Vậy, Công tác xã hội là gì ?

Về khái niệm, Công tác xã hội là 1 nghề có vai trò giúp đỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện cho những người có hoàn cảnh đặc biệt, gặp khó khăn và khó hòa nhập với cộng đồng, ví dụ: người khuyết tật, người già, người nghèo, người có bệnh nan y, những người không có khả năng tự chăm sóc … Ngành Công tác xã hội ra đời với sứ mạng hàn gắn những rạn nứt của xã hội trong quá trình phát triển, giảm thiểu sự bất bình đẳng xã hội và hướng đến sự phát triển bền vững, nhân văn và nhân ái.

Công tác xã hội – Nghề của lòng nhân ái và sự sẻ chia

Về cơ bản, nghề Công tác xã hội có vai trò cung cấp dịch vụ cho người dân, người làm trong ngành Công tác xã hội là người phụng sự xã hội, phục vụ những người cần giúp đỡ, che chở và hỗ trợ… Chính vì vậy, nhân viên ngành Công tác xã hội cần được đào tạo chuyên sâu về kiến thức xã hội, chuyên môn chăm sóc và đặc biệt là kỹ năng mềm. Kiến thức xã hội giúp nhân viên Công tác xã hội thấu hiểu được cuộc sống, hoàn cảnh của người cần chăm sóc, kiến thức chuyên môn giúp họ năm bắt được tâm lý, sức khỏe và hỗ trợ tối đa cho người đó, và quan trọng hơn nữa là kỹ năng mềm giúp họ có thể đồng cảm, tiếp cận và hỗ trợ lâu dài cho người đó. Ví dụ: một cán bộ Công tác xã hội cần tiếp cận một người tổn thương tâm lý và có ý định tự vẫn. Lúc này cán bộ Công tác xã hội cần có kỹ năng giao tiếp tốt, cộng với kiến thức xã hội để có thể thấu hiểu, đồng cảm từ đó tiếp cận và giúp đỡ họ. Sau đó mới sử dụng kiến thức chuyên môn để tham vấn và phối hợp điều trị tâm lý cho người đó. Tất nhiên sau đó là cả 1 quá trình hỗ trợ kéo dài để hồi phục tâm lý dần dần, giúp người đó vượt qua khủng hoảng tiến tới tái hòa nhập với cuộc sống bình thường.

Ngành Công tác xã hội cũng đòi hỏi những chuyên gia không những có kiến thức chuyên ngành mà quan trọng hơn cả là đạo đức nghề nghiệp bởi các đối tượng cần chăm sóc là những người đặc biệt, và thường ít có khả năng hoặc hạn chế khả năng bảo vệ bản thân.

Có thể nói, đã đến lúc chúng ta bắt kịp đà phát triển của các nước tiên tiến, vì vậy ngành Công tác xã hội cần được đầu tư và đẩy mạnh phát triển, điều này sẽ góp phần kiến tạo một xã hội cân bằng, nhân ái với những giá trị nền tảng bền vững. Theo đó, nghề Công tác xã hội sẽ dần định hình là 1 nghành nghề chuyên nghiệp, và những cán bộ CTXH sẽ là những chuyên gia đại diện cho lòng nhân ái.

Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về Ngành học này, hãy để lại thông tin cho chúng tôi để được tư vấn Trực Tiếp và Miễn Phí:

[ninja_form id=13]

Ngành Công tác xã hội học những gì ?

Sinh viên Ngành Công tác xã hội sẽ được đào tạo những nhóm chuyên ngành căn bản sau để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc trong môi trường làm việc:

  • Tâm lý học
  • Xã hội học
  • Chính sách xã hội
  • Tham vấn tâm lý
  • Tổ chức và phát triển cộng đồng
  • Nhóm các môn Công tác xã hội
  • Cơ sở văn hóa Việt nam
  • Giáo dục kỹ năng sống
  • Đô thị hóa và các vấn đề CTXH
  • Giới và phát triển giới

Giáo trình đào tạo ngành Công tác xã hội là hệ thống kiến thức được đúc kết từ nghiên cứu chuyên sâu của đội ngũ giảng viên có thâm niên và kiến thức thực tế, kết hợp với sự cố vấn từ các chuyên gia và lãnh đạo đến từ các doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành. Chính vì vậy giáo trình đào tạo Công tác xã hội có tính khái quát cao, vừa tập trung bám sát đặc thù công việc của từng ngành nghề, giúp cho sinh viên có sự tự tin và năng lực thực sự đủ sức đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của môi trường kinh tế, xã hội

Với tôn chỉ “Nói không với Thất nghiệp”, Nhà trường luôn hướng tới khả năng làm việc thực tế của sinh viên và lấy tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp làm thước đo của chất lượng đào tạo.

Thực trạng ngành Công tác xã hội (CTXH) hiện nay

Ngành Công tác xã hội là 1 ngành học mới ở Việt Nam với tuổi đời còn non trẻ, tuy nhiên với nhu cầu ngày càng cao của xã hội, sinh viên học ngành này ra trường có rất nhiều cơ hội việc làm, cả trong nước lẫn ngoài nước; cả ở các cơ sở tư nhân lẫn các cơ quan nhà nước.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công tác xã hội khi ra trường có thể làm việc tại:

  • Hệ thống cơ quan nhà nước thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội từ TW đến địa phương
  • Các cơ sở tư nhân cung cấp các dịch vụ xã hội khác nhau thuộc các lĩnh vực như: Y tế, giáo dục, pháp luật, phúc lợi xã hội …
  • Làm việc độc lập với vai trò là chuyên viên CTXH, kiểm huẩn viên, nhà nghiên cứu độc lập, cán bộ hoạch định chính sách xã hội…

Từ năm 2004, Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình khung đào tạo ngành CTXH bậc đại học và bậc cao đẳng, nhưng phải tới năm 2010 khi Đề án 32 được ban hành, mới tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành, phát triển nghề CTXH. Nghề Công tác xã hội ở ta ngày càng được chuẩn hóa và đào tạo một cách bài bản. Bộ Nội vụ đã ban hành chức danh, mã ngạch viên chức công tác xã hội. Đây được coi là bước khởi đầu mở ra một nghề mới đầy triển vọng trên thị trường lao động.

Quá trình phát triển của ngành Công tác xã hội ở Việt Nam

Ngành Công tác xã hội là 1 ngành mới ở Việt Nam, nhìn lại thì quá trình phát triển ngành thực ra là một quá trình tự phát, bởi ngay cơ quan quản lý nhà nước của ngành là Bộ Lao động Thương Binh Xã hội trước đây chưa hề có khái niệm về An sinh xã hội, và hoàn toàn không nhìn nhận ngành Công tác xã hội như 1 môn khoa học chính thống. Ngành Công tác xã hội xuất hiện và phát triển đến ngày hôm nay, về bản chất là do nhu cầu thực tế của xã hội với những vấn đề và khúc mắc nảy sinh trong nội tại.

Khái niệm về Công tác xã hội xuất hiện ở nước ta đầu tiên ở miền Nam với sự ra đời của trường Cán sự xã hội Cartitas tại Sài Gòn năm 1949, nhờ sự bảo trợ của ĐSQ Pháp và Hội Hồng Thập Tự. Trường được thành lập, quản lý và giảng dạy phần lớn bởi các nữ tu dòng Vinh Sơn. Khi đó, để tốt nghiệp cán bộ xã hội, các sinh viên học theo chương trình 3 năm.

Năm 1968, trường Công tác xã hội Quốc Gia được thành lập với sự bảo trợ của UNICEF và UNDP. Tại đây đào tạo nhân sự ngành Công tác xã hội với 2 phân ngành: Cán sự xã hội và Kiểm sự xã hội, cung cấp nhân lực chủ chốt cho ngành, thời gian học 2 năm. Đến năm 1975 thì cả 2 trường đều giải thể. Thời gian sau đó là 1 quãng dài chúng ta không có 1 cơ sở đào tạo chính thức nào về ngành Công tác xã hội, nhưng 1 nhóm các nhà khoa học tâm huyết trưởng thành từ gian đoạn trước 1975 vẫn truy trì ngành dưới nhiều hình thức khác nhau.

Tới năm 1992, bộ môn Công tác xã hội được đưa trở lại thành 1 ngành học tại khoa Phụ Nữ học thuộc trường Đại học Mở TP.HCM. Tại đây, ngành Công tác xã hội được xây dựng lại bài bản, có chiều sâu, cập nhật lại kiến thức mới của thế giới để có thể đào tạo ra những cán bộ Công tác xã hội đủ tiêu chuẩn.

Cho dù vậy, mãi đến năm 2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành chương trình khung đào tạo cử nhân ngành Công tác xã hội bậc Đại học và Cao đẳng, đây được coi là bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển ngành Công tác xã hội ở Việt Nam. Cho đến nay, đã có gần 40 trường Cao đẳng, ĐH đào tạo ngành CTXH. Ngày 25/3/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32 về việc phê duyệt Đề án phát triễn ngành CTXH giai đoạn 2010 – 2020. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc hình thành và phát triển nghề CTXH trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngày 15/7/2011 Bộ Trưởng Bộ Y tế cũng đã ký Quyết định số 2514/QĐ-BYT về Đề án Phát triển nghề Công tác xã hội trong ngành Y giai đoạn 2011 – 2020. Đề án này nhằm cụ thể Quyết định số 32 của Thủ tướng Chính phủ vào thực tiễn của lĩnh vực Y tế góp phần giải quyết những nhu cầu bức thiết trong chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ như làm gia tăng sự hài lòng của người dân khi sự dụng các dịch vụ Y tế.

Định hướng phát triển ngành Công tác xã hội tại Việt Nam

Với mục tiêu phát triển ngành Công tác xã hội thành một ngành nghề chính thức tại Việt Nam, năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định đầu tư 2.347 tỉ đồng để nghiên cứu và triển khai đề án Phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020 (Quyết định số 32/2010/QĐ-TT), còn gọi là đề án 32, xác định chính xác lộ trình phát triển ngành

Đây được coi là dấu mốc quan trọng của ngành Công tác xã hội, bởi chỉ từ sau khi ban hành quyết định, ngành CTXH mới chính thức được coi như 1 ngành khoa học, 1 nghề nghiệp với chuyên môn rõ ràng và ban hành mã đào tạo ngành, mã ngạch viên chức.

Từ đó đến nay, cả nước đã phát triển hơn 700 cơ sở bảo trợ xã hội. Theo số liệu trong đề án, hiện số người cần trợ giúp của các dịch vụ CTXH chiếm khoảng 40% dân số. Tuy nhiên, đa phần các chuyên viên ngành Công tác xã hội đều chưa được đào tạo bài bản mà chỉ mới dừng ở các lớp tập huấn ngắn hạn, nâng cao kỹ năng về ngành.

Chính vì thế, nhân sự ngành Công tác xã hội đang rất khan hiếm, nhất là các chuyên viên trình độ cao. Có thể nhận thấy cơ hội mở ra cho ngành trong giai đoạn tới là rất lớn

Các thông tin chi tiết hơn về ngành Công tác xã hội tại đây:

  • Công tác xã hội là gì ?
  • Ngành Công tác xã hội học những gì ?
  • Học ngành Công tác xã hội ra làm gì ?
  • Học ngành Công tác xã hội ở đâu ? Trường nào đào tạo ngành Công tác xã hội ?
  • Học ngành Công tác xã hội sẽ làm việc ở đâu ?
  • Cơ hội việc làm của ngành Công tác xã hội ?
  • Có nên học ngành Công tác xã hội ?
  • Những ai phù hợp với ngành Công tác xã hội ?
  • Học phí ngành Công tác xã hội là bao nhiêu ?
  • Điểm chuẩn xét tuyển ngành Công tác xã hội
  • Tuyển sinh Cao đẳng Công tác xã hội
  • Học ngành Công tác xã hội ra trường làm gì ?
  • Đăng ký xét tuyển ngành CTXH
  • Quá trình phát triển ngành CTXH
  • Những phẩm chất cần có của cán bộ CTXH ?

Quyền lợi sinh viên được hưởng khi tham gia học tập tại trường

  • Phương trâm đào tạo của trường: NÓI KHÔNG VỚI THẤT NGHIỆP; 100% sinh viên có việc làm ngay khi tốt nghiệp với thu nhập từ 80 triệu/năm nhóm các ngành du lịch, khách sạn, chế biến món ăn…;
  • Sinh viên ĐƯỢC THAM GIA các chương trình giao lưu với sinh viên quốc tế, thực tập tại doanh nghiệp nước ngoài( Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc…);
  • Sinh viên ĐƯỢC NHẬN ƯU ĐÃI khi tham gia làm việc tại nước ngoài với các doanh nghiệp, tập đoàn do Công ty XKLĐ của Trường ( GLOTECH) giới thiệu;
  • Sinh viên ĐƯỢC NHẬN ƯU TIÊN xét cấp học bổng toàn phần AOYAMA (tổng giá trị học bổng tương đương 800 triệu/3 khóa học) khi tham gia học tại trường (sinh viên được tài trợ toàn bộ tiền kinh phí học tập, chỗ ở, tạo cơ hội việc làm thêm tại Nhật Bản). Năm 2016, Tập đoàn kết hợp với Nhà trường đã cấp 12 suất học bổng toàn phần cho sinh viên ngành Điều Dưỡng và Công tác xã hội của trường;
  • Sinh viên ĐƯỢC THAM GIA chương trình đào tạo tiếng Đức tại trường phục vụ du học chuyên sâu ngành Điều Dưỡng;
  • Nhà trường có ký túc xá, căng tin, sân bóng đá – bóng chuyền đáp ứng các hoạt động của sinh viên;
  • Sinh viên ĐƯỢC HỌC LIÊN THÔNG Đại học sau khi tốt nghiệp;
  • Con em gia đình chính sách được miễn giảm học phí, được hỗ trợ thủ tục vay vốn ngân hàng CSXH khi nhập học theo quy định hiện hành.

ĐĂNG KÝ TUYỂN SINH TRỰC TUYẾN CAO ĐẲNG 2017

[ninja_form id=5]

Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội thông báo tuyển sinh các hệ:

Tuyển sinh hệ cao đẳng chính quy

Tuyển sinh hệ Liên thông Trung cấp – Cao đẳng chính quy

Tuyển sinh hệ Trung cấp chuyên nghiệp

Trường Tuyển sinh Các khối ngành đào tạo:

  • Tuyển sinh ngành Dược
  • Tuyển sinh ngành Điều Dưỡng
  • Tuyển sinh ngành Y sĩ Đa khoa
  • Tuyển sinh ngành Xây dựng Công trình
  • Tuyển sinh ngành Quản lý xây dựng
  • Tuyển sinh ngành Xây dựng dân dụng
  • Tuyển sinh ngành Điện tử – Tự động hóa
  • Tuyển sinh ngành Điện tử Viễn Thông
  • Tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin
  • Tuyển sinh ngành Công tác xã hội
  • Tuyển sinh ngành Hướng dẫn viên du lịch
  • Tuyển sinh ngành Chế biến món ăn
  • Tuyển sinh ngành Quản trị khách sạn
  • Tuyển sinh ngành Kế toán
  • Tuyển sinh ngành Tài chính – Ngân hàng
  • Tuyển sinh ngành Quản trị kinh doanh
  • Tuyển sinh ngành Dịch vụ Pháp lý

Mọi thông tin vui lòng liên hệ :

Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội

♦Trụ sở chính

Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội

Điện thoại | 024.3362.8666

Hotline | 0928.88.99.00 | 0945.88.99.00 | 0996.88.99.00

♦Cơ sở 2: Hồ Tùng Mậu

Địa chỉ: Phòng 102 nhà B số 200 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội (Đối diện ĐH Thương Mại)

Điện thoại | 024.3767.9555

Hotline |0964.505.509

Email: info@htt.edu.vn

Website chính thức| https://htt.edu.vn/

Fanpage chính thức| https://www.facebook.com/htt.edu.vn/

This post was last modified on %s = human-readable time difference 12:54

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem số MAY MẮN giúp bạn ĐÓN LỘC

Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…

11 giờ ago

Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Thìn khôn ngoan, Dần may mắn

Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn

12 giờ ago

Cảnh báo 4 con giáp đối diện với nguy cơ mất tiền hao của, tháng 11/2024 chớ vội đầu tư

Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…

14 giờ ago

4 con giáp VƯỢT chông gai để LỘI NGƯỢC dòng xuất sắc cuối năm 2024, TIỀN của tràn vào nhà

4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…

14 giờ ago

Tuần mới (4 – 10/11) ôm trọn may mắn, 3 con giáp mở mày mở mặt khi thăng hoa vượt kỳ vọng

Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…

19 giờ ago

Cách giúp 12 con giáp đạp gió rẽ sóng, chinh phục đỉnh cao trong tháng 11/2024

Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024

20 giờ ago