Hiên nay, để giải quyết các công việc trên thực tế thì Chính phủ thường xuyên ban hành ra các Nghị định. Đối với người dân thì Nghị định không còn là loại văn bản xa lạ. Tuy nhiên còn nhiều người chưa hiểu rõ được Nghị định là gì? cơ quan nào ban hành ra hoặc hay bị nhầm lẫn Nghị định với những văn bản quy phạm pháp luật khác. Do vậy qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp giúp quý khách về những thắc mắc này.
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Bạn đang xem: Nghị định là gì? Nghị định của Chính phủ được ban hành để làm gì?
Nghị định là một trong những loại văn bản thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay, chủ thể có thẩm quyền ban hành chủ yếu ở đây là Chính phủ, ban hành ra để giải thích, hướng dẫn luật hoặc những vấn đề mới nảy sinh trong xã hội mà chưa có quy định của pháp luật để điều chỉnh. Đồng thời Nghị định còn quy định các quyền và những vụ của công dân được hưởng theo nội dung của Hiến pháp và Luật.
Chính phủ ban hành nghị định để quy định:
Nghị định trong tiếng Anh được hiểu là Decree – là một loại văn bản thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam. Nghị định là văn bản do chính phủ ban hành, dùng để hướng dẫn luật hoặc quy định những việc phát sinh mà chưa có luật hoặc pháp lệnh nào điều chỉnh.
Chính phủ ban hành nghị định để quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo Hiến Pháp và Luật do Quốc hội ban hành.
Nghị định của Chính phủ có giá trị pháp lý thấp hơn so với Hiến pháp, luật và pháp lệnh, nhưng cao hơn so với những văn bản quy phạm pháp luật khác do cơ quan nhà nước từ cấp Bộ đến Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp ban hành.
Ví dụ: trong Luật Đất đai 2013 sẽ có một số nghị định do Chính phủ ban hành như:
Dưới Nghị định thường có nhiều thông tư chi tiết hướng dẫn các thủ tục và giải quyết các vấn đề pháp lý…
Nghị định được Chính phủ ban hành để quy định:
Luật
Xem thêm : Sau chuyển phôi nên ăn gì và kiêng gì để dễ thụ thai?
Luật là văn bản có giá trị cao sau Hiến Pháp và do Quốc hội ban hành. Bộ luật, luật của Quốc hội quy định các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân. Nói cách khác, bộ luật, luật dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản thuộc các lĩnh vực về đối nội và đối ngoại của quốc gia.
Bộ luật, luật có tính chất cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp theo những ngành luật hoặc các lĩnh vực pháp luật chuyên biệt, ví dụ: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình,…
Trong khoa học pháp lý, bộ luật và luật đều được gọi là đạo luật; sự khác nhau giữa bộ luật và luật thường không nhiều. Tuy nhiên, bộ luật thường điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội rộng lớn và có tính bao quát; bộ luật là “xương sống” của một ngành luật.
Ngoài ra, các bộ luật lớn còn chứa đựng những nguyên tắc chi phối các ngành luật lân cận. Ví dụ: các quy định của Bộ luật Dân sự có thể được viện dẫn trong khi giải quyết các quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình, quan hệ pháp luật thương mại…
Luật được Quốc hội ban hành để quy định về:
Nghị quyết
Nghị quyết là Hình thức văn bản quyết định về những vấn đề cơ bản sau khi được hội nghị bàn bạc, thông qua bằng biểu quyết theo đa số, biểu thị ý kiến hay ý định của một cơ quan, tổ chức về một vấn đề nhất định.
Hiến pháp đã quy định nghị quyết là hình thức văn bản của Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp.
Nghị quyết được Quốc Hội ban hành để quy định về :
Thông tư
Thông tư là văn bản giải thích, hướng dẫn thực hiện những văn bản của nhà nước ban hành, thuộc phạm vi quản lí của một ngành nhất định.
Xem thêm : Tháng 5 cung gì? Khám phá những bí mật về vận mệnh và nghề nghiệp tương lai
Đơn giản hơn, có thể nói thông tư dùng để hướng dẫn nghị định, do cấp bộ, bộ trưởng ký ban hành.
– Hiện nay không có bất cứ một điều luật cụ thể nào quy định chung về thời điểm phát sinh hiệu lực của Nghị định
– Theo như phân tích ở nội dung phía trên thì Nghị định được Chính phủ ban hành nhằm triển khai thực hiện hoặc đưa ra các giải pháp đối với những vấn đề thuộc lĩnh vực Kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế…. mới phát sinh mà luật chưa có quy định hoặc chưa đủ điều kiện để xây dựng thành luật
– Do vậy, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, cấp bách mà thời điểm phát sinh lực của Nghị định quy định các vấn đề khác nhau là khác nhau.
– Trong mỗi Nghị định thì thông thường nội dung của điều cuối cùng trong Nghị định sẽ quy định về thời điểm phát sinh hiệu lực.
– Tuy nhiên trong một số trường hợp ngoài lệ, Nghị quyết được ban hành theo thủ tục rút gọn thì ngày phát sinh hiệu lực có thể chính là ngày Nghị định được thông qua hoặc ký ban hành.
Ví dụ:
– Trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ, đường sắt được ban hành vào ngày 30/12/2019 thì tại Điều 84 của Nghị định quy định về hiệu lực thi hành là từ ngày 1/1/2020.
Nguyên nhân Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành chỉ sau 2 ngày ban hành là để kịp thời khắc phục “chỗ trống” của Nghị định số 46/2016/NĐ-CP.
– Trong Nghị định số 76/2019/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động….vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được ban hành ngày 8/10/2019, thì tại điều 16 hiệu lực thi hành sẽ bắt đầu vào ngày 1/12/2019, tức là sau gần 2 tháng ban hành thì văn bản mới có hiệu lực.
Kết luận: Nghị định giữ một vai trò rất quan trọng trong hệ thống văn bản pháp luật hiện nay, nhằm làm rõ, chi tiết hóa hoặc hướng dẫn các điều khoản được quy định trong Luật. Mặt khác, nghị định do Chính phủ ban hành để quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo Hiến pháp và Luật do Quốc hội ban hành.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 30/01/2024 22:34
Con số may mắn hôm nay 17/11/2024 theo năm sinh: Con số phù hợp với…
Tử vi chủ nhật ngày 17/11/2024 của 12 con giáp: Sửu có nhiều tiền, tuổi…
Tử vi thứ Hai ngày 18/11/2024 của 12 con giáp: Hợi khó tính, Thân thuận…
Tuần mới (18-24/11) FLASH up cực nhanh, 4 cung hoàng đạo, làm ít, hưởng thụ…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 16/11/2024 sẽ phát tài phát lộc, tiền…
Con số may mắn hôm nay 16/11/2024 theo năm sinh: Tìm con số giúp bạn…