Pháp luật hiện hành không có bất kỳ một quy định nào về lương tháng 13. Thực tế lương tháng 13 là do doanh nghiệp tự đặt ra với mục đích là một khoản tiền thưởng để khích lệ tinh thần làm việc của người lao động. Do đó mà không bắt buộc tất cả các doanh nghiệp phải có khoản tiền lương tháng 13 cho người lao động mà tuỳ vào tình hình hoạt động, quy chế làm việc của mỗi doanh nghiệp mà đề ra một mức lương tháng 13 hợp lý.
Do lương tháng 13 được hiểu là một khoản tiền thưởng mà doanh nghiệp trao cho người lao động nên căn cứ theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019 về vấn đề thưởng cho người lao động thì có thể hiểu như sau:
Bạn đang xem: Đang nghỉ thai sản có được hưởng lương tháng 13 không?
Thứ nhất, thưởng là tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ theo kết quả, năng suất làm việc của người lao động trong quá trình sản xuất, kinh doanh;
Thứ hai, việc thưởng cho người lao động được dựa vào quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai quyết định này tại nơi làm việc.
Như vậy, lương tháng 13 là khoản tiền thưởng dựa vào năng lực và kết quả làm việc của người lao động trong một năm qua. Mức lương tháng 13 là do mỗi doanh nghiệp tự quyết định và ban hành thành quy chế doanh nghiệp có công khai cho người lao động biết rõ về quy chế này tại nơi làm việc.
Lương tháng 13 được đặt ra nhằm khích lệ tinh thần làm việc của người lao động, được xem là khoản tiền giữ chân người lao động, thu hút lao động giỏi, có năng lực làm việc tại công ty. Để làm được điều này thì doanh nghiệp phải có mức lương tháng 13 hợp lý, đáp ứng được cả nhu cầu của người lao động và đảm bảo phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Lương tháng 13 không phải là yêu cầu bắt buộc ở mỗi doanh nghiệp nên có nhiều doanh nghiệp không đặt ra mức lương tháng 13 cho người lao động. Nhưng để xét đến nhiều lợi ích và sự phát triển của doanh nghiệp thì doanh nghiệp nên đề ra lương tháng 13 để có thể chiêu mộ và giữ chân người lao động có năng lực tốt.
Chế độ thai sản là quyền lợi mà người lao động được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đây là chế độ không chỉ phụ nữ mang thai và sinh con được hưởng mà còn áp dụng đối với cả nam giới có vợ sinh con. Chế độ thai sản là quyền lợi mà người lao động nữ mang thai, sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi được hưởng khi tham gia đủ thời gian bảo hiểm xã hội nhất định.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, sửa đổi, bổ sung vào các năm 2015, 2018 và 2019 thì những đối tượng là người lao động sau đây khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được hưởng chế độ thai sản:
– Lao động nữ đang mang thai;
Xem thêm : Sinh năm 1963 năm nay bao nhiêu tuổi
– Lao động nữ mang thai hộ và lao động nữ là người mẹ nhờ mang thai hộ;
– Lao động nữ sinh con;
– Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
– Lao động nữ đặt vòng tránh thai và những người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
– Người lao động nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có vợ sinh con.
Tuy nhiên, cần lưu ý về điều kiện được hưởng chế độ thai sản đối với những đối tượng được nêu trên. Theo đó, pháp luật hiện hành quy định về điều kiện là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Thứ nhất, người lao động nữ sinh con hoặc mang thai hộ hoặc người lao động nữ nhờ mang thai hộ hoặc lao động nữ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì phải đảm bảo điều kiện đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
Thứ hai, người lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản khi đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi người đó mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh, chữa bệnh thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian là 12 tháng trước khi sinh con;
Thứ ba, người lao động đã đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản (điều kiện về đối tượng và điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội) mà đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản.
Xem thêm : Sữa bột Nestle Nan Optipro 1 Nga – hộp 400g (dành cho trẻ từ 0 – 6 tháng)
Để biết được việc nghỉ chế độ thai sản có được hưởng lương tháng 13 hay không thì phải xem xét về thời gian làm việc của người lao động đang được nghỉ chế độ. Việc xem xét thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tính dựa trên quy định tại Điều 65 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau, tại khoản 7 Điều 65 Nghị định này thì đối với người nghỉ hưởng chế độ thai sản thì thời gian được nghỉ để hưởng chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được tính là thời gian làm việc.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì thời gian người lao động được nghỉ để hưởng chế độ thai sản theo thời gian quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì được tính là thời gian làm việc.
Do tiền lương tháng 13 được xem là một khoản tiền thưởng mà doanh nghiệp chi trả cho người lao động nên khi người lao động nghỉ chế độ đảm bảo số ngày nghỉ theo quy định thì vẫn có thể xem xét để cho người lao động đó hưởng lương tháng 13. Tuy nhiên, như đã phân tích tại Mục 1 thì lương tháng 13 không phải là khoản tiền bắt buộc theo quy định của pháp luật mà do doanh nghiệp tự chi trả, quy định theo quy chế riêng của doanh nghiệp nên việc người lao động nghỉ chế độ thai sản có được hưởng lương tháng 13 hay không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp đó xem xét dựa trên quy chế của công ty, quy định nội bộ của doanh nghiệp.
Theo đó, nếu người lao động làm việc tại doanh nghiệp đang nghỉ chế độ thai sản với thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội mà đáp ứng đủ điều kiện được hưởng lương tháng 13 theo quy chế của doanh nghiệp thì được hưởng lương tháng 13. Nếu trong trường hợp người lao động không thể đáp ứng được các điều kiện mà công ty quy định thì không được hưởng lương tháng 13. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp không có quy định về thưởng lương tháng 13 cho người lao động thì lao động đang nghỉ chế độ thai sản sẽ không được hưởng lương tháng 13 theo quy chế đó.
Thông thường, lao động nữ nghỉ chế độ thai sản sẽ quan tâm đến vấn đề nghỉ chế độ có được hưởng lương tháng 13 hay không vì thời gian được nghỉ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thường kéo dài hơn so với lao động nam có vợ sinh con. Theo quy định của pháp luật hiện hành, lao động nam được nghỉ ít hơn so với lao động nữ và được pháp luật quy định về việc hưởng một phần chi phí hỗ trợ khi nghỉ chế độ để chăm sóc vợ sinh con. Do thời gian nghỉ ít nên theo quy định tại Điều 65 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP thì thời gian nghỉ theo quy định pháp luật về nghỉ chế độ thai sản vẫn được tính là thời gian làm việc của người lao động. Do đó người lao động nam vẫn được hưởng mọi quyền lợi liên quan đến lương tháng 13 của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có quy định về hưởng lương tháng 13.
Như vậy, từ những phân tích trên, việc thưởng lương tháng 13 hiện nay cho người nghỉ thai sản phụ thuộc vào điều kiện của chính doanh nghiệp của người lao đông. Đồng thời, mức lương tháng 13 cụ thể sẽ được doanh nghiệp xây dựng dựa trên tình hình sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp.
Các văn bản pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật lao động 2019;
– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2015, năm 2018 và năm 2019;
– Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 12 năm 2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 03/05/2024 20:46
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024