Theo khoản 2 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả người lao động và người sử dụng lao động đều không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, trong thời gian nghỉ thai sản, người lao động vẫn được tính là đóng bảo hiểm xã hội.
Bạn đang xem: Nhân viên nghỉ thai sản ngày 15, công ty báo giảm tháng nào?
Với việc không phải đóng bảo hiểm xã hội, phía người sử dụng lao động phải thực hiện thủ tục báo giảm lao động đối với người lao động nghỉ chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
Tại Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 hướng dẫn về thủ tục báo tăng, giảm lao động, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng nêu rõ, trách nhiệm báo giảm lao động thuộc về người sử dụng lao động khi người lao động nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội như hưu trí, bảo lưu, ốm đau, thai sản.
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 không hướng dẫn về thời gian thực hiện báo giảm lao động khi người lao động nghỉ chế độ thai sản.
Tuy nhiên Công văn 4246/BHXH-QLT năm 2022 của Bảo hiểm xã hội TP.HCM có khuyến cáo rằng, các đơn vị sử dụng lao động nên nộp hồ sơ phát sinh điều chỉnh lương, tăng/giảm lao động hàng tháng sớm, tránh dồn vào những ngày cuối cùng của tháng.
Hiện nay, các doanh nghiệp cũng không bị giới hạn số lần báo giảm trong tháng nên không cần dồn hồ sơ lại đến cuối tháng. Trong tháng dù đã thực hiện báo giảm nhưng lại tiếp tục phát sinh sự kiện cần báo giảm lao động thì doanh nghiệp vẫn được tiếp tục hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Như vậy, nếu công ty có người lao động nghỉ thai sản ngày 15 thì nên thực hiện báo giảm luôn tháng đó để tránh phát sinh chi phí.
Trường hợp thực hiện báo giảm vào tháng sau, công ty sẽ phải nộp thêm chi phí thu bảo hiểm y tế, lãi truy thu bởi theo điểm 2.1 khoản 2 Điều 50 Quyết định 595/QĐ-BHXH, trường hợp lập danh sách báo giảm chậm thì đơn vị sử dụng lao động phải đóng số tiền bảo hiểm y tế của các tháng báo giảm chậm.
Căn cứ Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021, thủ tục báo giảm khi người lao động nghỉ thai sản do công ty nơi người lao động đang làm việc chịu trách nhiệm thực hiện.
Hồ sơ giấy tờ và thủ tục thực hiện được tiến hành như sau:
Bước 1: Đơn vị sử dụng lao động chuẩn bị hồ sơ.
Hồ sơ báo giảm lao động bao gồm:
– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-LT).
– Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
Hồ sơ có thể là hồ sơ giấy hoặc bản điện tử có ký số để nộp online.
Xem thêm : START TO V HAY VING? KHÁM PHÁ CÁC CẤU TRÚC VỚI START
Bước 2: Đơn vị sử dụng lao động nộp hồ sơ báo giảm lao động cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan bảo hiểm xã hội huyện/tỉnh nơi công ty đang đóng bảo hiểm.
Hình thức nộp hồ sơ:
– Gửi online qua một trong các kênh: Cổng Dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phần mềm của tổ chức I-VAN, Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
– Gửi hồ sơ giấy qua Bưu điện.
– Nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại trụ sở của cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang đóng bảo hiểm hằng tháng.
Bước 3: Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận và xử lý hồ sơ.
Thời gian xử lý hồ sơ báo giảm lao động: 05 ngày.
Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi: “Nghỉ thai sản ngày 15 báo giảm tháng nào?” Nếu gặp khó khăn trong việc thực hiện thủ tục báo giảm lao động, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…
Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…
Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…
Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…
Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…
Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…