Trứng ngỗng có kích thước và trọng lượng lớn hơn gấp 3-4 lần trứng gà. Trứng ngỗng không phổ biến và nhiều như trứng gà nên từ lâu đã được rất được quý và coi như thực phẩm bổ dưỡng đối với phụ nữ mang thai. Quan niệm ăn trứng ngỗng giúp cho mập mạp, to khỏe, trắng treo là suy nghĩ vẫn được nhiều người tin tưởng cho đến tận ngày nay.
Trứng ngỗng có thành phần dinh dưỡng khá đa dạng. Trong trứng ngỗng có chứa: protein, lipid, sắt, các khoáng chất đa dạng (calxi, phosphor, magie, kẽm, sắt..), các vitamin (như: vitamin A, vitamin B, vitamin B2, B9, vitamin C, D, E,…) …
Bạn đang xem: Tin tức
Tốt cho hệ miễn dịch: Trong trứng ngỗng có nguồn vitamin khá dồi dào cung cấp cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh bệnh tật, tăng hệ miễn dịch. Các khoáng chất và vitamin trong trứng ngỗng cũng rất tốt cho não bộ.
Giúp cải thiện làn da và tóc: Nguồn vitamin dồi dào trong trứng ngỗng cũng rất tốt cho da và tóc, giúp tái tạo collagen, mạch máu, phục hồi và cải thiện làn da.
Bổ sung protein cho cơ thể: với lượng protein khá lớn, trứng ngỗng là thực phẩm rất tốt cho những người luyện tập thể thao, tập gym để rèn luyện tăng cơ bắp.
Tốt cho máu: trong trứng ngỗng cũng có chứa nhiều sắt và kali, giúp hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu, cải thiện chức năng của hệ tuần hòa, ngăn ngừa loãng xương,…
Trứng ngỗng là thực phẩm chứa thành phần dinh dưỡng khá đa dạng
Trứng ngỗng to và nặng gấp 4 lần trứng gà nhưng thành phần dinh dưỡng liệu có hơn trứng gà hay không?
Xem thêm : LƯƠNG THEO THỜI GIAN LÀ GÌ? CÁC QUY ĐỊNH VỀ LƯƠNG THEO THỜI GIAN
Trong 100gr trứng ngỗng có chứa: 13 gram protein; 14,2 gram lipid; 360 mcg vitamin A; 71 mg canxi; 210 mg phosphor; 3,2 mg sắt; 0,15 mg vitamin B1; 0,3 mg vitamin B2; 0,1 mg vitamin PP;.…
Trong 100 gram trứng gà chứa: 14,8 gram protein; 11,6 gram lipid; 700 mcg vitamin A; 55 mg canxi; 2,7 mg sắt; 1,29 mcg vitamin B12;…
Như vậy có thể thấy, trứng ngỗng có hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn nhưng lại có hàm lượng lipid cao hơn trứng gà. Các vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể của trứng ngỗng cũng không bằng trứng gà.
Từ trước đến nay, người ta thường chỉ nuôi ngỗng lấy thịt. Số lượng ngỗng trong thực tế không nhiều. Trứng ngỗng vì thế thường hiếm, quả to nên được quý. Trong dân gian, trứng ngỗng càng ít nên càng được quý và chỉ dành cho bà bầu tẩm bổ. Vậy nên không khó hiểu tại sao trứng ngỗng lại được quý đến vậy. Chỉ đến thời nay, khoa học đã chứng minh về thành phần dinh dưỡng trong trứng ngỗng thì quan niệm này mới dần dần thay đổi.
Trứng ngỗng có thành phần dinh dưỡng không bằng trứng gà
Mặc dù hàm lượng dinh dưỡng trong trứng ngỗng đã được chứng minh là thấp hơn trứng gà nhưng nhiều người vẫn coi đây là thực phẩm không thể thiếu trong giai đoạn mang thai. Vậy bà bầu ăn trứng ngỗng có nên không?
Trứng gà vẫn luôn là thực phẩm dinh dưỡng hàng đầu được khuyên dùng đối với bà bầu. Tuy nhiên, các mẹ bầu vẫn có thể đổi bữa bằng trứng ngỗng để chống ngán nếu thích. Trứng ngỗng có thể luộc hoặc rán, ăn kèm rau thơm giúp bà bầu vừa đổi món vừa đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể để nuôi dưỡng thai nhi.
Với việc so sánh hàm lượng dinh dưỡng như trên có thể thấy rõ, trứng ngỗng chứa nhiều cholesterol và giàu lipid. Đây là các chất không tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai. Nếu ăn quá nhiều trứng ngỗng có thể dẫn tới tăng cholesterol trong máu, thừa cân, béo phì, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy nên, các mẹ bầu chỉ nên đổi bữa bằng trứng ngỗng với lượng nhỏ, không nên lạm dụng, tránh những tình trạng xấu và nghiêm trọng đến sức khỏe.
Bà bầu ăn trứng ngỗng với lượng vừa phải để tránh gây béo phì
Bất kể thực phẩm nào sử dụng cho bà bầu đều phải cẩn trọng khi lựa chọn. Trong cả giai đoạn mang thai, bà bầu có thể ăn từ 2-3 quả trứng ngỗng. Để chọn được trứng ngon, các mẹ bầu nên lưu ý cách chọn sao cho chuẩn. Chọn quả trứng cầm nặng tay, lắc qua lại không có cảm giác có tiếng kêu ở bên trong, vỏ trứng còn mới. Trứng ngỗng mới đẻ là tốt nhất đối với bà bầu.
Người xưa quan niệm rằng, bà bầu phải ăn cho cả 2 người nên càng ăn nhiều càng tốt. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều bà bầu rơi và tình trạng thừa cân, béo phì, tiểu đường thai kỳ, gây nguy hiểm đến sức khỏe cả mẹ và bé vì ăn uống không kiểm soát. Vậy nên, trong giai đoạn mang thai cần phải lưu ý về dinh dưỡng như sau:
Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều, nhất là những đồ bổ béo, giàu đạm, nhiều dầu mỡ. Nên cân bằng lượng dinh dưỡng theo từng giai đoạn mang thai. 3 tháng đầu, bà bầu cần khoảng 2.200 Kcal mỗi ngày. 3 tháng cuối, lượng dinh dưỡng phải tăng lên với khoảng 2.550 Kcal mỗi ngày. Tùy theo thể trạng của mỗi người mà lượng calo cần thiết có thể thay đổi.
Bà bầu nên đa dạng thực phẩm để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể
Thực đơn của bà bầu phải đa dạng về thực phẩm, đổi bữa liên tục để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nên ăn những món đồ thanh mát, giàu chất dinh dưỡng. Tránh thức ăn khó tiêu và không lạm dụng những món ăn giàu chất béo như trứng ngỗng.
Để chăm sóc tốt sức khỏe thai kỳ, các mẹ bầu nên khám thai định kỳ và cần được tư vấn dinh dưỡng hợp lý. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện đang triển khai dịch vụ thai sản trọn gói, chăm sóc sức khỏe của mẹ và bé trong giai đoạn mang thai. Đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm và tận tình là người đồng hành cùng các mẹ bầu trong suốt quá trình thai nghén. Thực hiện việc thăm khám định kỳ, tư vấn dinh dưỡng chuẩn, kiểm soát và phát hiện sớm các vấn đề bất thường tại MEDLATEC sẽ giúp mẹ và bé được chăm sóc toàn diện.
Tổng đài chăm sóc khách hàng, đặt lịch khám hoạt động 24/7: 1900 56 56 56.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 01:29
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024