Người bệnh tiểu đường được khuyên nên ăn nhiều rau trong thực đơn của mình, rau có vai trò quan trọng trong việc bổ sung dinh dưỡng tự nhiên cho cơ thể như Vitamin, khoáng chất giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng và ổn định đường huyết. Vì thế nhiều người thắc mắc liệu người tiểu đường có ăn được rau muống không? Hãy cùng Suppro giải đáp thắc mắc này nhé.
Để hiểu rõ rau muống có tốt cho người tiểu đường không thì trước hết phải biết về loại rau này và giá trị dinh dưỡng có trong rau.
Bạn đang xem: GIẢI ĐÁP: NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG CÓ ĂN ĐƯỢC RAU MUỐNG KHÔNG?
Rau muống là loại cây thân thảo, có thân dài và rỗng, mọc bò trên đất bùn hoặc trên mặt nước. Rau được trồng nhiều ở các vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hiện ở Việt Nam rau muống có 2 loại: rau muống trắng và rau muống tím.
Rau muống có giá trị dinh dưỡng khá cao, giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khoẻ như vitamin A, B, C, canxi, phospho, chất xơ, chất đạm, sắt và các chất dinh dưỡng khác, lượng calo trong rau muống rất thấp.
Rau có tính mát, vị ngọt nhạt, thường được dùng trong Đông y với công dụng thanh nhiệt giải độc, nhuận tràng, kích thích tiêu hoá,…
Vậy với thành phần dinh dưỡng tốt như vậy thì người tiểu đường có ăn rau muống được không? Câu trả lời là Có.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết ở những người mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn ăn được rau muống bởi loại rau này giàu chất xơ, ít calo, chỉ số đường huyết (GI) thấp, nên khi ăn sẽ không gây tăng đường huyết, hơn nữa rau muống còn rất nhiều tác dụng có lợi đối với người mắc tiểu đường.
Rau muống có nhiều tác dụng rất tốt cho người bị tiểu đường nhờ giá trị dinh dưỡng cao có trong rau. Một số lợi ích cho sức khoẻ mà rau muống mang lại khi sử dụng hợp lý như sau:
Với bệnh tiểu đường, nhiệm vụ quan trọng nhất là kiểm soát đường huyết trong điều trị cũng như phòng ngừa các biến chứng tiểu đường gây ra.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng rau muống có khả năng hạ đường huyết sau khi ăn trên những bệnh nhân tiểu đường type 2, tác dụng này tương tự với thuốc hạ đường huyết Tolbutamid, lúc đói tác dụng giảm đường huyết rất tốt.
Bên cạnh đó, rau muống còn giúp kiểm soát đường huyết sau ăn khá hiệu quả bởi trong rau có lượng chất xơ lớn cùng với chỉ số đường huyết ở mức thấp.
Trong rau muống có nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa như vitamin A, C, beta-carotene có tác dụng làm giảm các gốc tự do từ đó giảm Cholesterol hấp thu vào cơ thể, giảm hình thành các mảng lipid bám trên thành mạch gây xơ vữa mạch vành.
Xem thêm : Nam nữ sinh năm 2001 (Tân Tỵ) nên kết hôn với tuổi gì, năm nào tốt?
Vì thế rau muống có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ xuất hiện các cơn đau tim hay đột quỵ. Điều này cũng giúp bệnh nhân tiểu đường phòng ngừa được biến chứng nguy hiểm.
Béo phì và tiểu đường có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, do đó ở những người mắc tiểu đường, việc kiểm soát cân nặng càng quan trọng, nếu không kiểm soát được cân nặng sẽ dẫn đến nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.
Rau muống có lượng chất xơ lớn nên khi ăn thì nhanh no và no lâu, hạn chế ăn uống và hấp thu năng lượng vào cơ thể nên hỗ trợ giảm cân khá tốt. Thêm vào đó trong rau có lượng calo rất ít nên rất phù hợp để bổ sung vào thực đơn cho người tiểu đường cần kiểm soát cân nặng.
Bởi thành phần giàu chất xơ nên rau muống có tác dụng nhuận tràng và kích thích tiêu hoá hiệu quả, giảm táo bón, khó tiêu. Tính mát của rau muống và tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên hỗ trợ tiêu hoá, điều trị táo bón, khó tiêu càng đạt hiệu quả cao.
Một trong những biến chứng bệnh tiểu đường gây ra đó là trên mắt, cụ thể là thoái hoá điểm vàng, đục thuỷ tinh thể.
Trong rau muống có hàm lượng lớn vitamin A, lutein, carotenoid, zeaxanthin là những thành phần quan trọng đối với mắt.
Việc bổ sung rau muống vào chế độ ăn cho người tiểu đường giúp làm tăng nồng độ Glutathione, phòng ngừa được bệnh đục thuỷ tinh thể, thoái hoá điểm vàng hiệu quả.
Thành phần có hàm lượng lớn trong rau muống phải kể đến đó là sắt, folate.
Thiếu máu là vấn đề hay gặp phải ở các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, hơn nữa lượng chất chống oxy hóa trong rau muống rất dồi dào như Kẽm, vitamin C, E, Carotenoid có tác dụng giảm căng thẳng, ngừa dị tật bẩm sinh trên thai nhi khá tốt.
Phụ nữ mang thai ăn rau muống giúp hỗ trợ bổ sung sắt, ngừa thiếu máu và các biến chứng đái tháo đường thai kỳ gây ra.
Ngoài các tác dụng tốt cho người mắc tiểu đường thì rau muống còn có thêm một số tác dụng khác như:
Các thành phần trong rau muống có rất nhiều chất chống oxy hóa có khả năng loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể, tránh các nguy cơ bị bệnh ung thư.
Xem thêm : Hỏi khó: Nên dùng lăn khử mùi hay xịt khử mùi?
Dịch chiết xuất rau muống có tác dụng hỗ trợ bảo vệ gan khỏi các tổn thương.
Đắp ngọn rau muống sẽ có tác dụng điều trị một số bệnh về da như nấm da chân, hắc lào,…
Lượng vitamin C lớn trong rau muống là nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho hệ miễn dịch của chúng ta, giúp cải thiện sức khỏe cho cơ thể và phòng ngừa các bệnh thông thường.
Một số món ăn từ rau muống ngon và bổ dưỡng bạn có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày như:
Với nhiều lợi ích cho sức khoẻ như kể trên, rau muống không chỉ tốt cho người bệnh tiểu đường mà với tất cả các thành viên khác trong gia đình. Sử dụng rau muống trong bữa ăn mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ và cả sự tiện lợi. Một số lưu ý dưới đây bạn nên đọc kỹ để ăn rau muống đúng cách nhé.
Rau muống có nhiều lợi ích cho sức khỏe người tiểu đường và cả các thành viên trong gia đình, và nên ăn một lượng vừa đủ sẽ mang lại hiệu quả tối ưu.
Vậy, số lượng vừa đủ đó là bao nhiêu? Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, một ngày bạn nên dùng khoảng 200 -300g rau muống là phù hợp.
Mỗi ngày đều ăn rau muống sẽ khiến giảm cảm giác ngon miệng, thậm chí là sợ ăn rau muống. Vì vậy, bạn nên đổi bữa với các rau khác cho bữa ăn như rau cải, bông cải xanh, măng tây, cần tây, rau bina,… và xem thêm các bài viết sau để sử dụng linh hoạt các loại rau tốt cho sức khỏe người tiểu đường:
Bên cạnh những lợi ích mà rau muống mang lại cho sức khoẻ, một số nhóm người được khuyên không nên dùng rau muống, cụ thể là:
Rau muống mọc bò trên mặt đất hoặc mặt nước nên không tránh khỏi việc trong rau chứa lượng lớn ký sinh trùng. Vì vậy cần rửa sạch và ngâm rửa với nước muối trước khi chế biến và không nên ăn rau muống sống hoặc tái, ăn khi rau đã được nấu chín.
Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc “Người tiểu đường có ăn được rau muống không?” Hy vọng sau bài viết bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi này và biết cách sử dụng rau muống đúng đắn để chăm sóc sức khỏe người bệnh tiểu đường và sức khỏe gia đình mình.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về chế độ dinh dưỡng hay sản phẩm của Suppro vui lòng liên hệ qua Hotline 1800 646 855 (miễn cước) để được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn cụ thể.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 31/01/2024 23:19
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024