Giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù, vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến ở những phạm vi nhất định. Đồng thời, cũng tồn tại những mối liên hệ phổ biến nhất, trong đó những mối liên hệ đặc thù là sự thể hiện những mối liên hệ phổ biến trong những điều kiện nhất định. Toàn bộ những mối liên hệ đặc thù và phổ biến đó tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống nhất của các mối liên hệ trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ lấy ví dụ về mối liên hệ phổ biến để làm rõ hơn về vấn đề này.
Mối liên hệ là khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố, các bộ phận của một sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Bạn đang xem: Ví dụ về mối liên hệ phổ biến [Chi tiết 2024]
Mối liên hệ phổ biến được sử dụng với hai hàm ý nghĩa:
– Mối liên hệ trong phép biện chứng được dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới ((ví dụ như: khi khẳng định rằng mối liên hệ là cái vốn có của tất thảy mọi sự vật hiện tượng trong thế giới, không loại trừ sự vật, hiện tượng nào, lĩnh vực nào);
Xem thêm : C2H5OH là chất điện li mạnh hay yếu
– Đồng thời khái niệm mối liên hệ phổ biến cũng để chỉ những liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới (tức là dùng để phân biệt với khái niệm các mối liên hệ đặc thù chỉ biểu hiện ở một hay một số các sự vật, hiện tượng, hay lĩnh vực nhất định).
Phạm vi của mối liên hệ phổ biến có nhiều cấp độ, trong phép biện chứng duy vật với tư cách là khoa học triết học có nhiệm vụ nghiên cứu các mối liên hệ phổ biến nhất, làm tiền đề phương pháp luận chung cho việc nghiên cứu các mối liên hệ cụ thể trong từng lĩnh vực nghiên cứu của các khoa học chuyên ngành, đó là những mối liên hệ như: cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng, nguyên nhân và kết quả,…
Thế giới được tạo thành từ vô số những sự vật, những hiện tượng, những quá trình khác nhau. Trong lịch sử triết học những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại cô lập, tách rời nhau. Với quan điểm siêu hình giữa các sự vật, hiện tượng không có mối liên hệ, ràng buộc quy định nhau. Khái quát những thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại, phép biện chứng duy vật thừa nhận mối liên hệ phổ biến của các sự vật hiện tượng trong thế giới. Theo phép biện chứng duy vật, nguyên lý mối liên hệ phổ biến là sự khái quát các mối liên hệ, tác động, ràng buộc, quy định, xâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng và các quá trình trong thế giới.Theo cách tiếp cận đó, phép biện chứng duy vật chỉ ra rằng: mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ phổ biến cùng ràng buộc, chi phối lẫn nhau, vận động và biến đổi không ngừng. Trong thế giới không có sự vật, hiện tượng tồn tại cô lập, biệt lập nhau. Phép biện chứng duy vật khẳng định cơ sở của mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng là tính thống nhất vật chất của thế giới. Các sự vật, hiện tượng trong thế giới dù có đa dạng và rất khác nhau, thì cũng chỉ là những dạng tồn tại cụ thể của một thế giới duy nhất là vật chất. Ý thức của con người không phải là vật chất nhưng không thể tồn tại biệt lập với vật chất bởi vì ý thức cũng chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người; hơn nữa nội dung của ý thức cũng chỉ là kết quả phản ánh của các quá trình vật chất.
Ví dụ 1: Trong thế giới động vật thì động vật hấp thụ khí O2 và nhả khí CO2, trong khi đó quá trình quang hợp của thực vật lại hấp thụ khí CO2 và nhả ra khí O2.
Xem thêm : Thời gian tạm giam có được tính vào thời gian thi hành án không?
Ví dụ 2: Giữa tri thức cũng có mối liên hệ phổ biến. Khi chúng ta làm đề kiểm tra toán, lý, hóa, chúng ta phải vận dụng kiến thức văn học để đánh giá đề thi.
Ví dụ 3: Trong buôn bán hàng hóa, dịch vụ thì giữa cung và cầu có mối liên hệ với nhau. Giữa cung và cầu trên thị trường luôn luôn diễn ra quá trình tác động qua lại. Cung và cầu quy định lẫn nhau; cung và cầu tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau, từ đó tạo nên quá trình vận động, phát triển không ngừng của cả cung và cầu. Đó cũng chính là những nội dung cơ bản khi phân tích về mối quan hệ biện chứng giữa cung và cầu.
Ví dụ 4: Bên trong thế giới tự nhiên cũng có mối liên hệ lẫn nhau, thế giới khách quan và ý thức của con người có mối liên hệ lẫn nhau. Từ đó hình thành nên một tổng thể thế giới thống nhất
Mối liên hệ phổ biến là cơ sở lý luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Khi xem xét bất cứ một sự vật hiện tượng nào, cần có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm xem xét phiến diện và siêu hình, đặt sự vật hiện tượng trong mối quan hệ với sự vật hiện tượng khác. Cần nghiên cứu các mặt cấu thành của nó, các quá trình phát triển của nó, từ trong tổng số mối liên hệ, tìm ra mối liên hệ bản chất chủ yếu. Khi nhận thức và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển.
Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Ví dụ về mối liên hệ phổ biến”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 12/02/2024 14:38
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024