Bướu cổ là bệnh tuyến giáp phổ biến, khoảng 80% ca bướu cổ lành tính. Người mắc bệnh có biểu hiện sưng và tăng kích thước tuyến giáp bất thường.
Tuyến giáp là một cơ quan nhỏ, hình cánh bướm nằm ở phía trước cổ, có nhiệm vụ tạo ra các hormone kiểm soát sự trao đổi chất. Hormone tuyến giáp giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm và giữ cho não, tim, tiêu hóa, cơ và các cơ quan khác hoạt động bình thường. Đó là hormone thyroxine (còn được gọi là T4) và triiodothyronine (còn được gọi là T3) được tuyến giáp tiết ra để đi vào máu và đưa đến các mô trong cơ thể. (1)
Bướu cổ hình thành có thể do kích thước tuyến giáp gia tăng hoặc sự phát triển tế bào bất thường tạo thành một hay nhiều cục (nhân) trong tuyến giáp. Bướu cổ có thể phát triển ở bất kỳ ai nhưng gặp nhiều ở phụ nữ. Đôi khi, bướu cổ ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp, thay đổi chức năng hoặc tăng hay giảm hormone tuyến giáp.
Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phổ biến do tình trạng thiếu iốt trong chế độ ăn uống. Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân, các triệu chứng và các biến chứng do bướu cổ gây ra. Những bướu nhỏ không đáng chú ý và không gây ra vấn đề thường không cần điều trị.
Y học còn gọi là bướu cổ lành tính hay phình giáp. Loại bướu cổ này xảy ra khi toàn bộ tuyến giáp sưng to, khi sờ vào có cảm giác mịn, nghẹn ở cổ…
Có thể là nhân đặc hoặc chứa dịch, có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy nếu nhân to hoặc nổi gồ trên mặt da, khi nhân kích thước nhỏ thì có thể được phát hiện qua siêu âm tuyến giáp.
Xảy ra khi có nhiều nhân cùng phát triển trong tuyến giáp, về bản chất tương tự như bướu giáp đơn nhân.
Tuyến giáp to và tăng sản xuất hormon giáp, gây ra các triệu chứng gọi là cường giáp.
Tuyến giáp to nhưng hormon giáp bình thường (bình giáp), nói cách khác là không có tình trạng cường giáp hoặc suy giáp.
Các bác sĩ sẽ dựa vào các đặc điểm triệu chứng lâm sàng và các kết quả xét nghiệm để phân loại bướu tuyến giáp khi chẩn đoán.
Người có nguy cơ bị bướu cổ nếu rơi vào những trường hợp sau: (2)
Bướu cổ là một phản ứng thích ứng của các tế bào trong tuyến giáp với bất kỳ quá trình nào ngăn cản việc sản xuất hormone tuyến giáp. Tình trạng thiếu i-ốt là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh bướu cổ trên toàn thế giới, ngoài ra bệnh còn do nhiều nguyên nhân khác, bao gồm: (3)
Xem thêm : Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho trái đất
Tuyến giáp cần i-ốt để sản xuất hormone tuyến giáp. Nếu không có đủ i-ốt trong chế độ ăn uống, các tế bào tuyến giáp tăng sinh tế bào, đồng thời phát triển để tạo ra đủ hormone giáp. Thiếu i-ốt là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh bướu cổ. Do đó, chế độ ăn uống cần bổ sung i-ốt từ hải sản, các sản phẩm từ sữa và dùng muối i-ốt trong chế biến món ăn. Việc bổ sung i-ốt cần được bác sĩ Nội tiết tư vấn kỹ.
Graves là bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công tuyến giáp, khiến tuyến giáp phát triển lớn hơn. Bệnh Graves cũng gây ra cường giáp, cần phải điều trị.
Đây cũng là bệnh tự miễn, gây tình trạng viêm tuyến giáp. Một số người mắc bệnh Hashimoto có biểu hiện tuyến giáp phát triển to lan tỏa, kích thước khá lớn. Loại bướu này thường tự khỏi theo thời gian. Một số trường hợp mắc bệnh Hashimoto cần điều trị bằng hormone tuyến giáp.
Ung thư tuyến giáp thường gây ra biểu hiện tuyến giáp to nhưng không gây đau.
Gonadotropin là hormone nhau thai được sản xuất trong thai kỳ, có thể là nguyên nhân kích thích tuyến giáp phát triển.
Những yếu tố như rối loạn tự miễn, nhiễm vi khuẩn/virus hoặc sử dụng một số loại thuốc cũng có thể gây viêm tuyến giáp. Viêm tuyến giáp thúc đẩy tuyến giáp phát triển và gây bệnh cường giáp hoặc suy giáp.
Trong một số trường hợp, sử dụng thuốc (như lithium trị các bệnh về tâm thần) cũng có thể được xem là nguyên nhân gây bướu cổ.
Kích thước bướu cổ có thể biểu hiện từ rất nhỏ, khó nhận biến đến rất lớn. Đa số các biểu hiện đều không gây đau nhưng nếu bị viêm tuyến giáp, cảm giác đau có thể xuất hiện.
Các bất thường của tuyến giáp có thể được phát hiện qua khám bệnh (nhìn, sờ, nghe, hoặc một số nghiệm pháp đặc biệt). Hoặc phát hiện sớm qua khám sức khỏe định kỳ. Sau đó bác sĩ có thể sử dụng một số xét nghiệm để chẩn đoán và đánh giá bệnh bướu cổ, bao gồm:
Xét nghiệm này giúp đo nồng độ hormone tuyến giáp, cho biết tuyến giáp có hoạt động bình thường hay không.
Đây là xét nghiệm nhằm tìm kiếm kháng thể được tạo ra khi mắc một số dạng bướu cổ. Kháng thể là một loại protein được sinh ra bởi các tế bào bạch cầu.
Siêu âm là một thủ thuật đơn giản và hiệu quả để đánh giá các bất thường của tuyến giáp. Qua siêu âm bác sĩ có thể “nhìn thấy” tuyến giáp, biết được kích thước và xem xét có hay không sự xuất hiện các nhân giáp.
Sinh thiết là kỹ thuật lấy một mẫu mô hoặc tế bào, tiến hành xem xét dưới kính hiển vi trong phòng thí nghiệm. Nếu có những nhân giáp bất thường trên siêu âm người bệnh cần thực hiện sinh thiết tuyến giáp bằng kim nhỏ (FNA). Kỹ thuật này được thực hiện để loại trừ ung thư.
Xét nghiệm nhằm cung cấp thông tin về kích thước và chức năng của tuyến giáp. Xét nghiệm được thực hiện bằng cách lấy một lượng nhỏ chất phóng xạ tiêm vào tĩnh mạch để hình ảnh tuyến giáp hiện rõ trên màn hình máy tính. Tuy nhiên, kỹ thuật này không thường được chỉ định vì chỉ cần thiết trong một số trường hợp nhất định.
Nếu bướu giáp kích thước lớn hoặc lan xuống ngực, khi ấy chụp CT hoặc MRI sẽ được áp dụng để đo kích thước và sự lan rộng của bướu cổ.
>>>Xem ngay: Các phương pháp điều trị bướu cổ tại nhà có thể bạn chưa biết.
Điều trị bướu giáp phụ thuộc vào kích thước của tuyến giáp, các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, các phương pháp điều trị bướu cổ bao gồm:
Nếu bướu cổ nhỏ và không gây ảnh hưởng, bác sĩ có thể quyết định không cần điều trị. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ yêu cầu theo dõi sự thay đổi tuyến giáp (bằng xét nghiệm và siêu âm).
Là một liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp. Bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc levothyroxine (Levothyrox, Berlthyrox) nếu nguyên nhân gây ra bướu cổ do tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp), hoặc methimazole (Thyrozol), propylthiouracil khi tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp),… Bác sĩ cũng có thể kê đơn aspirin hoặc thuốc corticosteroid trong một số trường hợp viêm tuyến giáp.
Phương pháp điều trị này, được sử dụng trong trường hợp tuyến giáp hoạt động quá mức, hoặc ung thư tuyến giáp. I-ốt phóng xạ đi đến tuyến giáp, giết chết các tế bào và gây co hẹp tuyến giáp. Sau điều trị bằng iốt phóng xạ, người bệnh có thể cần dùng liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp suốt đời.
Trong một số trường hợp, cần phẫu thuật cắt một phần tuyến giáp, chẳng hạn bướu cổ lớn gây khó thở và khó nuốt, hoặc toàn bộ tuyến giáp trong trường hợp nhân giáp được xác định là ung thư. Tùy vào trường hợp và chức năng tuyến giáp sau phẫu thuật, bác sĩ xem xét việc người bệnh có thể phải dùng liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp hay không.
Bướu giáp to có thể gây biến dạng vùng cổ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, một số trường hợp bướu giáp to chèn ép vào đường thở và gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không điều trị sớm.
Các bệnh lý tuyến giáp gây thay đổi chức năng tuyến giáp (suy giáp hoặc cường giáp) cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên các cơ quan khác.
>>>Có thể bạn chưa biết: Bệnh bướu cổ có nguy hiểm không?
Bướu cổ do thiếu i-ốt (bướu cổ đơn thuần) là loại bướu cổ duy nhất có thể phòng ngừa. Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm cá, sữa và muối i-ốt sẽ ngăn ngừa các loại bướu cổ này. Bổ sung i-ốt và các chất bổ sung khác thường không được khuyến khích và có thể gây tác hại nhiều hơn.
Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh là đơn vị thăm khám và điều trị các bệnh về Nội tiết – Đái tháo đường. Với đội ngũ chuyên gia và bác sĩ đầu ngành, giỏi nghề, giàu kinh nghiệm, lại được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại hàng đầu sẽ đem lại hiệu quả cao và giảm chi phí cho người bệnh.
Bướu cổ kích thước nhỏ chỉ cần theo dõi, không phải tiến hành điều trị. Tuy nhiên, quyết định này cần thông qua bác sĩ chỉ định sau khi khám cho người bệnh. Do đó, khi thấy các biểu hiện bất thường ở vùng cổ, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán kịp thời, giảm bớt khả năng phải thực hiện việc điều trị chuyên sâu hơn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 01/02/2024 20:01
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024