Nguyên thủ quốc gia có thể được hiểu là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt cho đất nước về đối nội và đối ngoại. Ở những nước khác nhau, nguyên thủ quốc gia có thể là Chủ tịch nước, Tổng thống, Quốc vương, …
Ở Việt Nam, theo như quy định tại Điều 86 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định: “Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.” Theo đó, ở Việt Nam, nguyên thủ quốc gia là Chủ tịch nước
Bạn đang xem: Khái niệm nguyên thủ quốc gia là gì? (Cập nhật 2022)
Tại Việt Nam, thuật ngữ nguyên thủ quốc gia chưa được đề cập hay định nghĩa. Tuy nhiên, kể từ Bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đến nay, “nguyên thủ quốc gia” đều được đề cập với ý nghĩa là người đứng dầu Nhà nước về hoạt động đối nội và đối ngoại.
Nguyên thủ quốc gia ở Việt Nam là chủ tịch nước, giống với một số nước như Lào, Trung Quốc, Cu Ba, Triều Tiên. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước được quy định rõ ràng tại Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, cụ thể là tại Chương VI của Hiến pháp. Quyền hạn và trách nhiệm của nguyên thủ quốc gia có thể chia thành những lĩnh vực: Hành pháp, lập pháp và tư pháp.
Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
+ Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; Đề nghị QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; Căn cứ vào nghị quyết của QH, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ; Đề nghị Ủy ban thường vụ QH xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày; Đề nghị QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của QH, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán những Tòa án khác, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của QH, công bố quyết định đại xá
Xem thêm : Bị chó con cào nhẹ, dính luôn bệnh dại nguy kịch
+ Quyết định tặng thưởng huân huy chương, những giải thưởng, danh hiệu vinh dự nhà nước; Quyết định việc cho nhập/thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam
+ Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch nước cũng là người giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; Dựa trên nghị quyết QH/Ủy ban thường vụ QH, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; Quyết định phong/thăng/giáng/tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Dựa vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ QH, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ; Công bố tình trạng khẩn cấp, Bãi bỏ tình trạng khẩn cấp…
+ Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; Căn cứ nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để bổ nhiệm, miễn nhiệm; cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cấp đại sứ, phong hàm; quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Quốc gia; trình QH phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế quy định tại khoản 14 Điều 70; quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh Nhà nước.
Để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành lệnh, quyết định
– Quyền của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền tham dự phiên họp của Ủy ban thường vụ QH, phiên họp của Chính phủ. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền yêu cầu Chính phủ họp về vấn đề mà xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Mối quan hệ giữa Cơ quan lập pháp và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Ủy ban thường vụ QH xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày,…
– Mối quan hệ giữa Cơ quan hành pháp và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Đề nghị QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của QH, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ,…
Xem thêm : Bảng Size Quần Jean Nữ Chuẩn Và Cách Chọn Size Quần Jean Nữ
– Mối quan hệ giữa Cơ quan tư pháp và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Đề nghị QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của QH, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán những Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của QH, công bố quyết định đại xá,
Ở hình thức chính thể cộng hòa, nguyên thủ quốc gia sẽ là Tổng thống. (ví dụ như Hoa Kỳ, Pháp,…)
Trong tiếng Anh, nguyên thủ quốc gia được gọi là “Head of state”.
Một số khái niệm trong tiếng Anh về chức danh trong bộ máy chính trị ở Việt Nam:
Chủ tịch nước: President
Phó Chủ tịch nước: Vice Presiden
Chính phủ: Government
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 13/01/2024 21:28
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…