Categories: Tổng hợp

So sánh nhà nước đơn nhất với nhà nước liên bang

Published by

Nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang là hai hình thức cấu trúc nhà nước cơ bản có tính ổn định cao trong xác lập địa giới hành chính lãnh thổ và vận hành quyền lực nhà nước so với các dạng hình hình thức cấu trúc khác. Việc so sánh sự giống khác nhau giữa chúng sẽ giúp ta hiểu một cách chi tiết các đặc điểm của từng hình thức cấu trúc đó cũng như các hình thức cấu trúc không cơ bản khác.

Những nội dung liên quan:

  • Có mấy hình thức cấu trúc nhà nước? Dấu hiệu nhận biết?
  • Các yếu tố cấu thành hình thức nhà nước

Nhà nước đơn nhất là nhà nước, trong đó lãnh thổ quốc gia được phân bố thành các đơn vị hành chính – lãnh thổ; có một Chính phủ; một Hiến pháp; một hệ thống pháp luật; một quốc tịch; một quy chế công dân; có hệ thống các cơ quan chính quyền thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Nhà nước liên bang là nhà nước được thành lập bởi sự liên kết, hợp nhất hai hay nhiều nhà nước thành viên. Nhà nước liên bang có chủ quyền chung nhưng mỗi nhà nước thành viên có chủ quyền riêng. Tuy vậy, các thành viên liên bang bị hạn chế một số chủ quyền nhất định.

So sánh nhà nước đơn nhất với nhà nước liên bang

Điểm giống nhau giữa nhà nước đơn nhất với nhà nước liên bang

  • Cấu trúc đơn nhấtcấu trúc liên bang đều xác lập ở nhà nước có chủ quyền quốc gia, tức quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế.
  • Cả hai đều có một hệ thống cơ quan nhà nước và một hệ thống pháp luật áp dụng chung trên toàn bộ lãnh thổ.
  • Công dân ở mỗi cấu trúc nhà nước đều có quốc tịch chung của nhà nước đó.

>>> Xem thêm: Khái niệm, nguồn gốc, bản chất và chức năng của nhà nước

Phân biệt nhà nước đơn nhất với nhà nước liên bang

Thứ nhất, nhà nước đơn nhất chỉ gồm một nước duy nhất so với nhà nước liên bang là sự liên hợp của hai hay nhiều nhà nước thành viên lại với nhau. Do đó ngoài hệ thống cơ quan nhà nước và hệ thống pháp luật chung, thống nhất như ở nhà nước đơn nhất, nhà nước liên bang còn có một hệ thống riêng cho từng nhà nước (hay còn gọi là bang) thành viên.

Thứ hai, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ về mặt chủ quyền của nhà nước đơn nhất không bị chia cắt bởi các đơn vị hành chính để quản lý trong khi sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ về mặt chủ quyền của nhà nước liên bang không bị chia cắt bởi các nước hay các bang thành viên.

Thứ ba, công dân của nhà nước đơn nhất có quốc tịch chung thống nhất còn công dân của nhà nước liên bang ngoài quốc tịch chung của nhà nước liên bang còn có thêm quốc tịch riêng của từng nhà nước thành viên hoặc từng bang.

Ngoài ra, cấu trúc liên bang thường được thiết lập tại một quốc gia đa sắc tộc (Mỹ, Úc, Malaysia,…) hoặc có lãnh thổ rộng lớn (tám trong số mười nước diện tích lớn nhất thế giới được tổ chức thành các liên bang) hoặc trong trường hợp cần thiết (giải quyết các vấn đề chung hoặc để có năng lực phòng thủ chung như Mỹ, Thụy Sĩ hoặc tạo ra một nhà nước dân tộc cho các nhóm rải rác ở các quốc gia khác nhau như Đức), các liên bang thường được thành lập trên cơ sở một một hiệp ước giữa các thành viên có chủ quyền.

Tuy nhiên, sự khác biệt giữa cấu trúc đơn nhất và cấu trúc liên bang không phải lúc nào cũng rõ ràng, một nhà nước đơn nhất có thể rất giống nhà nước liên bang về cấu trúc. Từ đó nảy sinh cấu trúc mới – sự kết hợp giữa cấu trúc đơn nhất hoặc liên bang với chế độ ủy trị có điều kiện, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là ví dụ tiêu biểu cho mô hình này. Theo hiến pháp, quyền lực của các đặc khu hành chính của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được trao bởi Chính phủ nhân dân Trung ương thông qua nghị quyết của Toàn quốc Nhân dân Đại biểu Đại hội. Vậy nhưng, việc hủy bỏ quyền tự trị của các đặc khu hành chính Hong Kong và Macau là một thách thức lớn nếu muốn nói là không thể.

Các quốc gia trên thế giới có mô hình cấu trúc đơn nhất

Nước cộng hòa đơn nhất

  • Abkhazia
  • Afghanistan
  • Albania
  • Algérie
  • Angola
  • Armenia
  • Azerbaijan
  • Bangladesh
  • Belarus
  • Bénin
  • Bolivia
  • Botswana
  • Bulgaria
  • Burkina Faso
  • Burundi
  • Cameroon
  • Cabo Verde
  • Cộng hòa Trung Phi
  • Tchad
  • Chile
  • Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa[4]
  • Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan)(liên bang trước 1949)
  • Colombia
  • Congo
  • Costa Rica
  • Croatia
  • Cuba
  • Síp
  • Cộng hòa Séc
  • Cộng hòa Dân chủ Congo
  • Djibouti
  • Dominica
  • Cộng hòa Dominica
  • Cộng hòa Nhân dân Donetsk
  • Đông Timor (Timor-Leste)
  • Ecuador
  • Ai Cập
  • El Salvador
  • Guinea Xích Đạo
  • Eritrea
  • Estonia
  • Fiji
  • Phần Lan
  • Pháp
  • Gabon
  • Gambia
  • Gruzia
  • Ghana
  • Hy Lạp
  • Guatemala
  • Guinée
  • Guiné-Bissau
  • Guyana
  • Haiti
  • Honduras
  • Hungary
  • Iceland
  • Indonesia (liên bang trước 1950)
  • Iran
  • Ireland
  • Israel
  • Ý
  • Bờ Biển Ngà
  • Kazakhstan
  • Kenya
  • Kiribati
  • Kosovo
  • Kyrgyzstan
  • Lào
  • Latvia
  • Liban
  • Liberia
  • Libya
  • Litva
  • Cộng hòa Nhân dân Lugansk
  • Macedonia
  • Madagascar
  • Malawi
  • Maldives
  • Mali
  • Malta
  • Quần đảo Marshall
  • Mauritanie
  • Mauritius
  • Moldova
  • Mông Cổ
  • Montenegro
  • Mozambique
  • Myanmar
  • Cộng hòa Nagorno-Karabakh
  • Namibia
  • Nauru
  • Nicaragua
  • Niger
  • CHDCND Triều Tiên
  • Bắc Síp
  • Palau
  • Palestine
  • Panama
  • Paraguay
  • Peru
  • Philippines
  • Ba Lan
  • Bồ Đào Nha
  • România
  • Rwanda
  • Samoa
  • San Marino
  • São Tomé và Príncipe
  • Sénégal
  • Serbia
  • Seychelles
  • Sierra Leone
  • Singapore
  • Slovakia
  • Slovenia
  • Somaliland
  • Nam Phi
  • Hàn Quốc (liên bang trước 1960)
  • Nam Ossetia
  • Sri Lanka
  • Suriname
  • Syria
  • Tajikistan
  • Tanzania
  • Togo
  • Transnistria
  • Trinidad và Tobago
  • Tunisia
  • Thổ Nhĩ Kỳ
  • Turkmenistan
  • Uganda
  • Ukraina
  • Uruguay
  • Uzbekistan
  • Vanuatu
  • Việt Nam
  • Yemen
  • Zambia
  • Zimbabwe

Quân chủ đơn nhất

  • Andorra
  • Antigua và Barbuda
  • Bahrain
  • Bahamas
  • Barbados
  • Belize
  • Bhutan
  • Brunei
  • Campuchia
  • Đan Mạch
  • Grenada
  • Jamaica
  • Nhật Bản
  • Jordan
  • Kuwait
  • Lesotho
  • Liechtenstein
  • Luxembourg
  • Monaco
  • Maroc
  • Hà Lan
  • New Zealand
  • Na Uy
  • Oman
  • Papua New Guinea
  • Qatar
  • Saint Lucia
  • Saint Vincent và Grenadines
  • Ả Rập Xê Út
  • Quần đảo Solomon
  • Tây Ban Nha
  • Thụy Điển
  • Thái Lan
  • Tonga
  • Tuvalu

This post was last modified on 10/01/2024 03:57

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

9 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

9 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

12 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

17 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

17 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

19 giờ ago