Theo truyền thuyết, nhà nước Văn Lang là nhà nước ra đời đầu tiên trong lịch sử Việt Nam được hình thành với những đặc trưng của hình thái nguyên thủy. Vậy nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian, hoàn cảnh nào? Kinh đô đặt ở đâu, do ai đứng đầu?…Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé.
Theo bộ sử ký “Đại Việt sử ký toàn thư” của sử gia Ngô Sĩ Liên viết ở thế kỷ 15 Đế Minh (theo truyền thuyết thuộc dòng dõi Thuần Nông) sinh ra Lộc Tục, tức Kinh Dương Vương ( người cai trị nước Xích Quỷ), Lộc Tục lấy con gái Long Vương và đẻ ra Lạc Long Quân. Sau đó Lạc Long Quân và Âu Cơ (con gái Đế Lai) kết hôn, sinh được 100 người con trai, 50 người theo cha về biển Đông (Lạc Việt), 50 người theo mẹ Âu Cơ lên núi (Âu Việt). Người con trai cả Lạc Long Quân phong làm vua, lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước Văn Lang và đóng đô ở Bạch Hạc – Phú Thọ (nay là Việt Trì, Phú Thọ).
Bạn đang xem: Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? Kinh đô ở đâu
Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng năm 2879 TCN và kết thúc vào năm 258 TCN (tức là thế kỷ thứ III TCN) bởi An Dương Vương thống nhất 2 bộ tộc gọi là Âu-Lạc. Vì vậy dân gian quan niệm rằng nước Văn Lang đời Hùng Vương ra đời cách ngày nay khoảng hơn 4000 năm văn hiến.
Vào khoảng thế kỉ VIII – VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ dần hình thành những bộ lạc lớn, giống nhau về mọi mặt, từ phương thức sinh hoạt, tiếng nói, đến sản xuất, kinh tế,…
Trong các chiềng, chạ, dần xảy ra mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo, do người giàu được bầu làm người đứng đầu để trông coi mọi việc, còn người nghèo khổ phải làm nô tì. Them vào đó, ở các vùng đồng bằng ven con sông lớn gặp khó khăn trong vấn đề sản xuất lúa nước.
Do đó, cần phải có người chỉ huy để chỉ đạo người dân sản xuất, ngăn chặn lũ lụt, bảo vệ mùa màng và đấu tranh chống xung đột. Vì vậy, nhà nước Văn Lang đã ra đời trong hoàn cảnh phức tạp trên.
Theo các nguồn tư liệu lịch sử ghi lại, kinh đô Văn Lang được đặt ở Bạc Hầu, nay là Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, nơi hợp lưu của ba dòng sông lớn Hồng- Lô- Đà đến chân núi Nghĩa Lĩnh ( Núi Hùng- Núi Cả).. Đây là một vùng đất địa linh có hình thế, rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nông, giao lưu kinh tế, văn hoá và xây dựng, phòng thủ đất nước.
Trong các bộ Lạc Việt, bộ lạc Văn Lang hùng mạnh nhất kể cả về sản xuất lẫn người chỉ đạo. Lãnh thổ của bộ lạc nay trải rộng từ chân núi Ba Vì tới sườn Tam Đảo. Do đó, bộ Văn Lang đã đứng ra thống nhất các bộ Lạc Việt khác thành lập nhà nước Văn Lang để cùng nhau phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và chống giặc ngoại xâm.
Sử cũ gọi người đứng đầu nhà nước Văn Lang là Vua Hùng, tức Hùng Vương. Các đời vua kế tiếp của nhà nước Văn Lang đều lấy danh hiệu đó.
Theo Ngọc phả Hùng Vương, 18 đời vua Hùng là:
Xem thêm : VJShop.vn
Đứng đầu nhà nước Văn Lang là Hùng Vương, giúp việc là lạc hầu và lạc tướng. Cả nước chia thành 15 bộ, hay còn gọi là quận. Đứng đầu mỗi bộ là lạc tướng. Như vậy một mặt thể hiện sự phân chia cư dân theo sự áp đặt của nhà nước, mặt khác thể hiện đó là đơn vị bộ mang tính nửa vời: vùng – bộ lạc hoặc thị tộc, bộ lạc – đơn vị hành chính.
Dưới bộ là các công xã nông thôn, lúc bấy giờ có tên là kẻ, chiềng, chạ. Đứng đầu kẻ, chiềng, chạ là các bồ chính, tức gài làng.
Có thể sơ đồ hoá cơ cấu hành chính thời Hùng Vương như sau:
Vua Hùng + Lạc Hầu + Lạc Tướng + 15 bộ.
15 bộ như sau:
Bài viết liên quan:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 12:10
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024