Categories: Tổng hợp

Nhau thai bám thấp: Dấu hiệu, nguy cơ và cách điều trị

Published by

1. Nhau thai bám thấp nên ăn gì và kiêng gì?

Việc nhận chẩn đoán nhau bám thấp khiến không ít mẹ bầu băn khoăn nên ăn gì, kiêng gì? Thực tế không có chỉ dẫn cụ thể về việc ăn uống cho tình trạng này. Tuy nhiên, nếu nhau bám thấp, mẹ bầu cần tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ một cách nghiêm ngặt và lưu ý các điều sau:

  • Có chế độ ăn uống đủ dưỡng chất, ăn những thức ăn dễ tiêu, ăn nhiều rau và hoa quả. Bạn nên ưu tiên chọn thực phẩm hữu cơ (nếu có điều kiện) để đảm bảo an toàn.
  • Trao đổi với bác sĩ sản khoa về việc dùng viên uống bổ sung sắt, axit folic và canxi ở dạng hữu cơ để cơ thể dễ hấp thụ, tránh các tác dụng phụ, có thể gây táo bón, đầy bụng…
  • Nếu bị xuất huyết âm đạo, có thể không kèm triệu chứng đau bụng, mẹ bầu cũng cần đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa sản ngay để được kiểm tra.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều.
  • Tránh vận động nhiều và hạn chế đi xe máy, xe đạp trong thời gian này.
  • Xin ý kiến tư vấn của bác sĩ về hình thức sinh để mẹ tròn con vuông.
  • Tránh quan hệ tình dục.

2. Nhau thai bám thấp có sinh thường được không?

Trong một số trường hợp không có các vấn đề sức khỏe chỉ định đi kèm, bé đã trưởng thành, bánh nhau bám không quá thấp,mẹ bầu có thể sinh thường. Tuy nhiên, mẹ bầu có nhau bám thấp nếu chọn sinh thường có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro như: bị xuất huyết nghiêm trọng khi chuyển dạ, trong quá trình sinh hoặc vài giờ đầu sau sinh. Nguyên nhân là tình trạng bám thấp gần phía trước cổ tử cung sẽ khiến nhau thai bắt đầu bóc tách ngay khi cổ tử cung mở, gây chảy máu bên trong, làm tăng nguy cơ tử vong của mẹ nếu không được can thiệp y tế kịp thời.

Để ca sinh diễn ra suôn sẻ, mẹ tròn con vuông, mẹ bầu cần thảo luận với bác sĩ sản khoa để cân nhắc về các lợi ích giữa sinh thường và sinh mổ.

3. Nhau thai bám thấp có nguy hiểm không?

Như ở trên đã đề cập, nhau bám thấp có thể dẫn đến nguy cơ ra máu khi mang thai, khi sinh, gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé.

Vị trí bám của nhau thai có thể thay đổi theo sự phát triển của thai nhi và sự mở rộng của tử cung giúp kéo nhau thai về phía đáy tử cung. Do đó, nếu phát hiện sớm, có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý cũng như hạn chế các hoạt động mạnh, nhau bám thấp không phải là tình trạng đáng lo ngại. Để bảo đảm sức khỏe thai kỳ, mẹ bầu nên đi khám thai đúng lịch và đầy đủ. Điều này giúp kiểm soát tốt các nguy cơ có thể xảy ra.

This post was last modified on 02/01/2024 20:10

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

8 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

8 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

11 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

16 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

16 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

18 giờ ago