Categories: Tổng hợp

Khái quát sự du nhập của Nho giáo vào Việt Nam

Published by

Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, đời sống tinh thần của xã hội ta luôn bị chi phối bởi nhiều học thuyết tư tưởng và tôn giáo. Tùy từng giai đoạn lịch sử, dân tộc ta đều có một học thuyết tư tưởng hoặc tôn giáo nắm vai trò chủ đạo đối với đời sống tinh thần của xã hội. Nho giáo là một học thuyết chính trị – đạo đức, có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài tại Trung Quốc, Việt Nam và một số nước châu AÙ. Đến nước ta, Nho giáo được dung hợp và hòa đồng theo cách nghĩ của người Việt Nam thành Nho giáo Việt Nam. Nói cách

khác, Nho giáo du nhập vào nước ta, được “Việt Nam hóa“ trong một chặng đường dài

lịch sử, đã góp phần đáng kể vào việc tạo dựng nền văn hiến Việt Nam. ễÛ Việt Nam, Nho giáo cũng có lịch sử lâu dài. Trước khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam, nước ta đã là một dân tộc độc lập có một nền văn hóa tương đối phát triển với những đặc điểm riêng của mình, được biểu hiện qua trình độ phát triển của các công cụ: Trống đồng, tháp đồng, mũi tên đồng, thành quách, cũng như tiếng nói, phong tục, tập quán và ý thức dân tộc độc đáo của mình. Đó là nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc, trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài trong lịch sử, đã trở thành cội nguồn làm nên bản sắc dân tộc Việt Nam ngày nay. Trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước và kết cấu xóm làng bền chặt, dân cư Văn Lang – Âu Lạc đã cố kết bên nhau tiến hành khai hoang, làm thủy lợi, phát triển sản xuất, khai thác tài nguyên và đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Chính vì thế, người Việt thời đó đã có một nền văn hóa bản địa độc đáo, một bản lĩnh, cốt cách, lối sống và cách ứng xử của một cộng đồng tự chủ. “Con người Việt Nam từ thuở vua Hùng

đã phải có hệ tư tưởng trong sáng lành mạnh gắn chặt với thực tiễn lao động và chiến đấu, xây dựng và giữ gìn quê hương đất nước của mình” [30, tr.52]

Từ ý thức cộng đồng đã nảy sinh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng bái các anh hùng, các thủ lĩnh “Cư dân Văn Lang – Âu Lạc đều có ý thức cùng chung một cội nguồn, một tổ tiên, một tập quán chung là nhuộm răng, ăn trầu” [60, tr.55]. Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc đã kết tinh trong đó bản lĩnh, truyền thống, cốt cách lối sống và lẽ sống của người Việt cổ: chung lưng đấu cật, đoàn kết gắn bó với nhau, tình làng nghĩa nước mặn nồng, tôn trọng người già và phụ nữ, biết ơn và tôn thờ tổ tiên, các anh hùng nghĩa sĩ. Những đặc trưng này đã trở thành cội nguồn của các nền văn minh tiếp theo, tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn để nhân dân Việt Nam vượt qua mọi thử thách trong hơn một ngàn năm Bắc Thuộc.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Nho giáo vào nước ta từ thời Tây Hán, tức là vào khoảng năm 110 trước Công nguyên đến năm 39 sau Công nguyên. Năm 179 trước Công nguyên, Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu, mở đầu một thời kỳ đen tối kéo dài hơn một nghìn năm đầy đau thương tủi nhục trong lịch sử nước ta, thường gọi là thời kỳ Bắc thuộc. Sau khi chiếm được nước ta, Triệu Đà chia Âu Lạc thành hai quận là Giao Chỉ, Cửu Chân và sát nhập vào nước Nam Việt. Năm 111 trước Công nguyên, nhà Hán thôn tính Nam Việt và biến Âu Lạc thành đất của nhà Hán, Âu Lạc bị chia thành ba quận thuộc bộ Giao Chỉ là: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Từ đây Nho giáo đã được chính quyền đô hộ truyền vào Việt Nam và từ đó chúng “ráo riết thực hiện chính sách nô dịch, bóc lột và đồng hóa” [33, tr.57]. Nho giáo thời kỳ này vừa là công cụ tinh thần phục vụ cho trật tự của bộ máy quan liêu, vừa được thần bí hóa để lợi dụng yếu tố mê tín của nhân dân. Hai viên Thái thú Tích Quang và Nhâm Diên đã “dựng học hiệu, dạy lễ nghĩa” tại quận Giao Chỉ và Cửu Chân, Nho giáo bắt đầu truyền vào Việt Nam từ đó.

Từ năm 187 đến năm 226, Thái thú Giao Châu là Sĩ Nhiếp đã đưa việc truyền bá Nho giáo lên một bước mới.Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì Sĩ Nhiếp là người có tài Kinh bang tế thế, tài năng và đức độ của ông vượt xa các thủ lĩnh chính trị của đế quốc Hán đương thời. Các nhà Nho Việt Nam sau này kính trọng Sĩ Nhiếp, tôn ông là “Sĩ vương”, là “Nam giao học tổ”, xem Sĩ Nhiếp là ông tổ của việc học ở nước ta. Ông là

người rất thông hiểu kinh sách và tích cực truyền bá Nho giáo và Đạo giáo vào Việt Nam, mặc dù ông không phải là nhà Nho chính thống mà là một nhà Đạo học.

Vào thời Sĩ Nhiếp, trong số những nhân tài, danh sĩ nhà Hán, do loạn lạc chạy sang lánh nạn tại Giao Châu, có tới hàng trăm sĩ phu của Trung Quốc cùng với Sĩ Nhiếp đẩy mạnh việc truyền bá Nho giáo và Hán học ở Giao Châu. Miền đất Giao Châu dưới quyền cai trị của Sĩ Nhiếp là một xã hội ổn định và thịnh vượng, “là đất Văn hiến, sông núi hun đúc, trận bão rất nhiều, văn vật khả quan, nhân tài kiệt xuất” [18, tr.87]. Góp sức việc truyền bá đạo Nho ở nước ta, ngoài số sĩ phu Trung Quốc tị nạn sang cư trú, còn có những danh nho Bắc phương vì đối lập chính trị mà bị triều đình bên ấy đày đi xa xăm ngoài biên thùy, như ông Ngu Phiên thời Tam quốc bị đày qua Giao Châu, mở trường “dạy học không biết mệt mỏi, môn đệ thường có đến vài trăm” [18, tr. 61]. Tại các trung tâm châu trị, quận trị như: Luy Lâu, Long Biên, Tư Phố, Cư Long… đều có các trường để truyền bá Nho giáo và Hán học. Theo học các trường này không chỉ có con em của những người Hán cai trị và những người Hán di cư mà còn có cả con em của những người giàu có, con em một số hào mục địa phương có hợp tác với chính quyền đô hộ. Vì vậy, các hệ tư tưởng triết học, tôn giáo từ ngoài vào Việt Nam không phải dễ dàng chiếm ngay được chỗ đứng trong đời sống tinh thần xã hội Việt Nam, hay có thể dễ dàng xoá bỏ, chinh phục, đồng hoá nền văn hoá bản địa mà không gặp một sự phản ứng nào. Để thích nghi với nền văn hoá bản địa chúng phải có một quá trình biến đổi để phù hợp với “miền đất mới” mà chúng xâm nhập. Cùng với đạo Nho, đạo Lão – Trang cũng được truyền sang Việt Nam. Hai đạo du nhập vào Việt Nam đã tạo nên cơ sở tư tưởng cho người Hán đẩy nhanh việc thực hiện chính sách chính trị – xã hội cũng như các chính sách văn hóa – xã hội khác. Xã hội cũng như con người Việt Nam đã có những biến đổi.

Nhìn tổng thể, thời Bắc thuộc, Nho giáo tuy có phát triển, song vẫn chưa xâm nhập vào mọi tầng lớp xã hội và ảnh hưởng của nó vẫn còn hạn chế, giới nho sĩ bản địa vẫn còn ít ỏi và chưa trở thành lực lượng xã hội đáng kể. Sở dĩ có điều đó là vì, một mặt, muốn học Nho thì phải biết chữ Hán, một thứ chữ rất khó học “tự nó không thành học thuyết, đạo lý, tôn giáo” [30, tr.53], chỉ có con em bọn quan lại thống trị và con em người bản địa giàu có mới có điều kiện học tập. Mặt khác, sự du nhập của Nho giáo lại đi theo

vó ngựa xâm lược và sự truyền bá văn hóa, truyền bá Nho giáo vào Việt Nam lại nằm trong chính sách đồng hóa dân tộc của các thế lực phong kiến phương Bắc nhằm nô dịch, đô hộ dân tộc ta thì “làm sao nhân dân ta có thể chấp nhận điều mà nho giáo vẫn vỗ về”. “ở địa vị nghèo hèn di địch thì hãy giữ hành vi của kẻ di địch” [30, tr. 59]. Vì vậy, các hệ tư tưởng triết học, tôn giáo từ ngoài vào Việt Nam không phải dễ dàng chiếm ngay được chỗ đứng trong đời sống tinh thần xã hội Việt Nam, hay có thể dễ dàng xóa bỏ, chinh phục, đồng hóa nền văn hóa bản địa mà không gặp một sự phản ứng nào.

Trong khi đó, Phật giáo lại đứng về phía người đau khổ, đứng về phía dân tộc, nên được mọi người ủng hộ. Người Việt, theo một số học giả, đã dùng Phật giáo làm tấm lá chắn chống lại sự đồng hóa của chính quyền đô hộ. Vì vậy Phật giáo không như Nho giáo, từ ấn Độ và Trung Quốc du nhập vào Việt Nam hầu như không gặp sự phản ứng và chống đối nào từ phía nhân dân mà ngược lại phát triển khá nhanh vì bản thân nó vốn không phải là hệ tư tưởng của kẻ xâm lược như Nho giáo. Chính vì vậy, mà các triều đại đầu tiên của Việt Nam độc lập, Phật giáo giữ vai trò là quốc giáo. Nhiều Cao tăng phật giáo được giữ những trọng trách trong công việc triều chính.

Năm 938 với chiến thắng vĩ đại của Ngô Quyền chôn vùi quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, lịch sử dân tộc Việt Nam bước sang trang mới – Thời kỳ độc lập. Tuy nhiên, công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ở thời kỳ đầu mới giành được độc lập diễn ra vô cùng khó khăn, phức tạp. Nhà nước phong kiến lúc này quá bận rộn với việc ổn định và thống nhất đất nước, tổ chức chống ngoại xâm. Mặt khác, các triều đại đầu tiên như Ngô, Đinh, Tiền Lê đều tồn tại rất ngắn ngủi, chưa có đủ thời gian để xây dựng trật tự, kỷ cương chặt chẽ. Do vậy, Nho giáo cũng chưa có điều kiện dựa vào triều đình để duy trì và phát triển ảnh hưởng của mình. Sau này, Lê Văn Hưu đứng trên lập trường Nho giáo phê phán các vương triều này đã không theo đúng trật tự, lễ nghĩa của đạo Nho.

Bước sang thế kỷ XI, khi vương triều Lý được thành lập, kinh đô dời từ Hoa Lư ra Thăng Long, việc củng cố chế độ phong kiến và phát triển nền văn hóa trở thành một yêu cầu thiết thực và cấp bách thì Nho giáo dần được coi trọng, dần được xem như vũ khí sắc bén trên lĩnh vực chính trị cũng như văn hóa tư tưởng. Như vậy, Nho giáo đã bám vào những yêu cầu của xã hội và của nhà nước phong kiến mà vươn lên. Nho học với các lý

thuyết “mệnh trời“, “luân thường”, “trung hiếu”… đã đáp được nhu cầu này trong lịch sử. Năm 1070, Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu ở kinh thành, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và tứ phối, và vẽ hình 72 người hiền của đạo Nho. Năm 1075 nhà Lý mở kỳ thi tam giáo đầu tiên để chọn hiền tài bổ sung cho đội ngũ quan lại, gọi là Minh kinh bác học. Lê Văn Thịnh đỗ đầu, được cho vào hầu vua học. Năm 1076 dựng Quốc Tử Giám – Trường đại học đầu tiên ở Việt Nam và lựa chọn những người khoa bảng vào dạy. Tuy nhiên, giáo dục Nho giáo dưới thời Lý chưa phát triển mạnh. Do sự phát triển đồng hành của Nho, Phật, Đạo nên Nho giáo mặc dù đã được coi trọng song ảnh hưởng của nó tới đời sống chính trị – xã hội, phong tục và nếp sống người Việt trong suốt triều đại nhà ưLý vẫn diễn ra chậm chạp, nhiều nghi lễ, tập tục trong triều đình cũng như các việc hôn nhân, tang tế còn bị các nhà Nho viết sử sau này cho là trái với quy phạm của Nho giáo.

Năm 1267 nhà Trần thay thế nhà Lý. Nhà Trần đã biết rút kinh nghiệm để tăng cường hơn nữa quyền lực nhà vua và tổ chức cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông, nên Nho giáo bắt đầu được đề cao, “Nho sĩ được nắm quyền binh, vì theo chế độ trước đó, không phải là nội nhân (hoạn quan) thì không được làm hành khiển, chưa bao giờ dùng Nho sĩ văn học. Đó là bước ngoặc lớn đối với Nho sĩ văn học” [22, tr.41]. Khoảng giữa thời Trần, khi Nho giáo đang trên đà phát triển và từng bước chiếm ưu thế trong kiến trúc thượng tầng của xã hội thì cũng xuất hiện khuynh hướng giáo điều của các Nho sĩ, họ muốn khuôn thực tiễn sinh động ở nước ta theo những chuẩn mực Nho giáo và những bài học kinh nghiệm trong Bắc Sử. Vì thế thời kỳ này cũng xuất hiện xu hướng chống lại chủ nghĩa giáo điều ấy, đồng thời cũng xuất hiện xu hướng muốn sửa chữa, cải biến những tín điều Nho giáo – nó phản ánh tinh thần tự lập tự cường của dân tộc Việt Nam. Cuối thời Trần, xu thế Tống Nho đã thể hiện khá rõ ở Chu Văn An,

Trương Hán Siêu, Trần Nguyên Đán. Chu Văn An đã viết Tứ thư thuyết ước nhằm truyền

bá Lý học. Nhiều nhà Nho đã lên tiếng phê phán mạnh mẽ Phật giáo khiến cho Phật giáo phải lùi bước, mở đường cho Nho giáo tiến lên chiếm vị trí độc tôn dưới triều Lê. Các Nho sĩ danh tiếng thời Trần như Lê Văn Hưu, Lê Quát, Trương Hán Siêu đã công kích các nhà sư ham mê nhà cửa lộng lẫy xa hoa, xây quá nhiều chùa tháp gây lãng phí tiền của và sức lực của dân. Họ tố cáo các tăng lữ là những kẻ lười biếng, chỉ biết cầu phúc

mà không lo tự lực. Trong Đại Việt sử kýư toàn thư, Lê Văn Hưu viết: “Lý Thái Tổ lên ngôi mới được 2 năm, tông miếu chưa xây, đàn xã tắc chưa lập mà trước đã dựng 8 chùa ở phủ Thiên Đức, lại trùng tu chùa quán ở các lộ và độ cho làm tăng hơn nghìn người ở kinh sư, thế thì tiêu phí của cải sức lực vào việc thổ mộc không biết chừng nào kể. Của không phải là trời mưa xuống, sức không phải là thần làm thay, há chẳng phải là vét máu mỡ của dân ư?”.

Từ thế kỷ XIII, ở Việt Nam, một tầng lớp địa chủ mới có nguồn gốc từ thứ dân chứ

không phải từ giai cấp phong kiến quýư tộc được hình thành và phát triển. Bên cạnh đó,

việc học hành, thi cử Nho giáo được đẩy mạnh khiến cho tầng lớp Nho sĩ ngày một đông thêm. Thế và lực của họ ngày một mạnh lên và từng bước chiếm được những vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước phong kiến. Nắm được chính quyền từ tay nhà Trần, Hồ Qúy Ly vốn nổi tiếng uyên thâm Nho học đã mạnh tay công kích Phật giáo và suy tôn Nho giáo. Dưới quyền Hồ Qúy Ly, Nho học được khuyến khích phát triển mạnh mẽ hơn bất cứ thời kỳ nào trước đó.

Sang thời Lê, đặc biệt là thời Lê Thánh Tông (1460 -1497), Nho giáo đạt đến cực thịnh, nhà nước phong kiến từ đó trở đi đã đưa Nho giáo lên địa vị độc tôn, lấy đó làm ngọn cờ tư tưởng cho mọi hoạt động. Nho giáo thâm nhập vào xã hội Việt Nam ngày càng sâu đậm trên nhiều lĩnh vực như: tư tưởng, văn hóa, phong tục, tập quán. Giai cấp phong kiến Việt Nam thời kỳ này, quan tâm đến những vấn đề thiết yếu của việc phát triển chế độ phong kiến tập quyền. Vì vậy, nó tiếp thu Nho giáo, nhưng không phải chỉ là Nho giáo Khổng – Mạnh mà cả Nho giáo đã được cải biến và nhào nặn qua thời kỳ Hán, Tống. Nhiều thuật ngữ, khái niệm của Nho giáo đã được bổ sung bởi những yếu tố mang tính dân tộc và nhân dân sâu sắc. Năm 1484, Lê Thánh Tông định lệ dựng bia đá ở Văn Miếu để lưu danh các vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 trở đi. Việc khuyến khích học hành và thi cử theo Nho học khiến cho từ Thời Lê Sơ về sau đã tạo ra một tầng lớp Nho sĩ đông đảo, đa dạng, phức tạp ở triều đình và các địa phương trên cả nước. Tổ chức chính

This post was last modified on 11/02/2024 09:06

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

8 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

8 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

12 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

17 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

17 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

18 giờ ago