Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, cùng nghe lại những ca khúc “bất hủ” với chủ đề về tình cảm thầy cô, mái tường để cùng gợi nhớ lại những khoảnh khắc đẹp nhất thời học sinh.
“Trên những nẻo đườngCủa tổ quốc xanh tươiCó những loài hoaThơm đậm đà sắc hươngCó những bài caNghe rạo rực lòng ngườiBài ca ấy loài hoa ấyđẹp như emNgười giáo viên nhân dân…”
Bạn đang xem: Những bài hát xúc động về thầy cô và mái trường đi cùng năm tháng
Bài ca người giáo viên nhân dân là bài hát nổi tiếng nhất viết về đề tài sư phạm từ trước đến nay và dường như đã trở thành “ngành ca”. Nhạc sĩ Hoàng Vân không miêu tả công việc cùng những nghĩ suy, trăn trở của giáo viên nói chung mà chỉ muốn khắc họa đôi nét, chủ yếu là cảm xúc, trạng thái vui tươi, yêu đời của một đối tượng cụ thể: những cô giáo trẻ.
Bởi vậy, không thấy nét trầm mặc của giai điệu mà thay vào đó là sự hồn nhiên, trong sáng của một điệu trưởng với tiết tấu hơi nhanh (allegretto) rất phù hợp với nội dung văn học biểu hiện trong lời ca. Người đầu tiên hát bài này rất thành công này là ca sĩ Mỹ Bình.
“… Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơiCó hạt bụi nào, rơi trên bục giảngCó hạt bụi nào, vương trên tóc thầyEm yêu phút giây này, thầy em tóc như bạc thêmBạc thêm vì bụi phấn, cho em bài học hay…”
Bụi phấn có lẽ là ca khúc kinh điển nhất về người thầy mà bất kỳ ai khi còn đi học cũng đều thuộc lòng. Được nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của Lê Văn Lộc, Bụi phấn nhanh chóng trở thành một trong những ca khúc thiếu nhi nổi tiếng nhất của nền âm nhạc Việt Nam.
Lời ca tuy ngắn ngủi nhưng mỗi khi những giai điệu da diết ấy vang lên, người nghe như cảm thấy bùi ngùi, xúc động khi nhớ về người thầy, người cô – những người đã tận tâm dạy dỗ và đem đến cho chúng ta những bài học tri thức lẫn cuộc sống vô cùng quý giá từ “tuổi còn thơ”. Hình ảnh bụi phấn vương trên mái tóc người thầy là một hình ảnh đẹp mà không một người học trò nào có thể quên được.
Xem thêm : Nguồn lợi khoáng sản trong tầm nhìn của thực dân Pháp ở Việt Nam
“Người thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưaTừng ngày giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấyĐể em đến bên bờ ước mơRồi năm tháng sông dài gió mưa..”
Với ca từ, giai điệu tha thiết và chân tình, nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy đã khắc họa rõ nét hình ảnh “Người thầy” trong tâm thức của mỗi thế hệ học trò: “Người thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa, từng ngày giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy…” Bài hát mang đến cho người nghe suy ngẫm đến lặng người về cuộc đời của người thầy. “Vẫn nhớ những khi trời mưa rơi. Vẫn chiếc áo xưa choàng đôi vai. Thầy vẫn đi, buồn vui lặng lẽ…” Bài hát do ca sĩ trẻ Duy Khoa và nhóm M4U thể hiện.
“… Khi tóc thầy bạc, tóc em vẫn còn xanhKhi tóc thầy bạc trắng, chúng em đã khôn lớn rồiThời gian trôi mau, Cầu Kiều thầy đưa qua sôngTuổi ấu thơ như hoa nở dưới mái trường…”
Hình ảnh về người thầy hiện lên một cách giản dị, chân thực và rất đỗi mộc mạc qua những ca từ của nhạc sĩ Trần Đức. Khi tóc thầy bạc trắng – bài hát như chất chứa nỗi lòng của người học trò, công lao dạy dỗ của thầy cô làm sao có thể quên.
Biết bao chuyến đò đi qua, tóc thầy cũng bạc theo mỗi thế hệ học trò nhưng sự tâm huyết của thầy cô thì vẫn còn mãi theo năm tháng. Lời bài hát da diết khiến ai cũng phải bùi ngùi khi nghĩ về những người thầy tóc đã bạc trắng vẫn tận tụy dìu dắt các thế hệ học trò trưởng thành.
“… Về lại trường xưa với bao kỷ niệmBóng dáng cô thầy vấn vương không rờiMột thời tuổi thơ trôi theo cánh phượngLời thầy cô vọng mãi…”
Một ca khúc sôi động, trẻ trung mang đậm phong cách tuổi học trò của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện. Nhớ ơn thầy cô kể về chuyến thăm lại trường xưa với biết bao ký ức, kỷ niệm về hình bóng thầy cô giáo của những thế hệ học trò cũ. Sau này khi đã lớn khôn và bay đi khắp phương trời, nhiều người trong chúng ta mới thực sự cảm thấy thấm thía những lời dạy bảo của thầy cô năm xưa. Những lời dạy ấy chính là hành trang theo mỗi người học trò trên chặng đường đi tìm kiếm sự trưởng thành trong cuộc đời. Mang những giai điệu trong sáng, rộn ràng, Nhớ ơn thầy cô được lứa tuổi học trò qua rất nhiều thế hệ yêu mến và thường xuyên được ngân vang trong các buổi biểu diễn văn nghệ.
Xem thêm : Mặt Trời làm Trái Đất nóng lên nhưng tại sao trong không gian lại lạnh?
“… Thời gian trôi qua mau, chỉ còn lại những kỷ niệmKỷ niệm thân yêu ơi, sẽ còn nhớ mãi tiếng thầy côBạn bè mến thương ơi, sẽ còn nhớ những lúc giận hờnĐể rồi mai chia xa, lòng chợt dâng niềm thiết thaNhớ bạn bè, nhớ mái trường xưa…”
Là một ca khúc viết cho bộ phim truyền hình “Xin hãy tin em“, nhưng sau đó, “Mong ước kỷ niệm xưa” đã vượt ra khỏi bộ phim trở thành một bài hát độc lập được rất nhiều người yêu thích, từng lọt vào Top Ten Làn Sóng Xanh. Với giai điệu tha thiết, sâu lắng, bài hát nói lên tâm trạng nuối tiếc của những học trò khi phải chia tay thầy cô, bạn bè và mái trường: “Nếu có ước muốn trong cuộc đời này, hãy nhớ ước muốn cho thời gian trở lại…“. Tam ca 3A (Ngọc Anh – Minh Anh – Minh Ánh) là nhóm nhạc đầu tiên thể hiện ca khúc này và cho đến nay vẫn là những người hát thành công nhất.
“Ôi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêuCó loài chim đang hót âm thầm tựa như nóiVì hạnh phúc tuổi thơ và cho đời thêm sức sốngThầy dìu dắt chúng em với tấm lòng thiết tha…”
Mái trường mến yêu là một ca khúc dành cho lứa tuổi học trò đã quá quen thuộc với nhiều thế hệ Việt Nam. Con người ai cũng có những kỷ niệm, dù là vui hay buồn, nhưng có lẽ những kỷ niệm về mái trường, về thầy cô, bạn bè luôn luôn êm đềm và khó quên nhất. Những tháng ngày ngây thơ, hồn nhiên với bao ước mơ, hoài bão của một thời tuổi trẻ luôn để lại trong mỗi người ấn tượng sâu đậm.
Ca khúc Mái trường mến yêu đã vẽ nên một bức tranh ký ức với “hàng cây xanh thắm dưới mái trường”, “giọt sương long lanh vẫn còn đọng trên lá”, “khúc nhạc dịu êm” và đặc biệt là ở đó có một người thầy giáo tận tâm luôn trìu mến và hết lòng với những người học trò tinh nghịch.
“… Một chiều đi trên con đường nàyHoa điệp vàng trải dưới chân tôiNgập ngừng trong tôi như thầm hỏiĐường về trường ôi sao lạ quá…”
Nỗi niềm được thể hiện trong ca khúc Con đường đến trường của nhạc sĩ Phạm Đăng Khương là nỗi nhớ da diết về mái trường xưa trong tâm trí một người học trò đã trưởng thành. Một lần tình cờ, người học trò ấy đi trên con đường quen thuộc đến trường năm xưa và những kỷ niệm cũ bỗng dưng ùa về. Đó là nỗi nhớ về những người bạn cũ, là nỗi nhớ về những lời dạy bảo của thầy cô, là nỗi nhớ về những mùa thi “ghi dấu trong cuộc đời”.
Cuộc sống là không ngừng phấn đấu và vươn tới tương lai, nhưng cũng có lúc chúng ta cần dành những khoảng thời gian dù chỉ là ngắn ngủi để hoài niệm về quá khứ, về những kỷ niệm êm đẹp của một thời tuổi trẻ mà sẽ chẳng bao giờ có lại được.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 19/01/2024 14:07
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024