Sóng thần còn được gọi là “cơn thịnh nộ của đại dương” là một trong những thảm họa thiên nhiên khủng khiếp nhất từng xảy ra. Nó gây ra những thiệt hại khổng lồ về nhân mạng và tài sản. Vậy, bạn có biết những cơn sóng thần lớn nhất trong lịch sử thế giới diễn ra ở đâu, vào khi nào và có sức tàn phá kinh khủng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu thông tin về 8 cơn sóng thần lớn nhất trong lịch sử nhân loại từ trước đến giờ.
Ngày 17 tháng 7 năm 2006, một trận động đất mạnh 7,7 độ Richter đã xảy ra dưới đáy biển Ấn Độ Dương, cách bờ biển phía nam hòn đảo Java của Indonesia khoảng 180 kilômét (km). Đến buổi chiều cùng ngày, cơn sóng thần ập vào Pangandaran – một quận nằm ở bờ biển phía tây và nam của đảo Java trên một chiều dài lên tới 300km, phá hủy hoàn toàn các ngôi nhà trong phạm vi 300 – 500 mét (m) gần bờ biển và gây ra cái chết của hơn 600 người. Theo ghi nhận, độ cao lớn nhất mà cơn sóng đạt được lên tới hơn 7 mét (m).
Ngày 27 tháng 2 năm 2010, trận động đất có cường độ 8,8 độ Richter xảy ra ở ngoài khơi bờ biển miền trung Chile. Trận động đất tạo ra những cơn sóng thần tấn công liên tiếp vào các thị trấn ven biển, tàn phá nhà cửa và gây ra cái chết của 4 người đồng thời khiến 11 người khác mất tích. Theo ghi nhận, hàng loạt các quốc gia lân cận cũng bị tấn công bởi các đợt sóng cao từ 1 – 2m. May mắn thay, cảnh báo đã được phát đi từ rất sớm và do đó không có nhiều thiệt hại về nhân mạng.
Xem thêm : Cấu tạo, cách viết và ý nghĩa chữ Phát trong tiếng Hán (发)!
Một trận động đất mạnh 8,4 độ Richter đã xảy ra vào ngày 2/3 tại bờ biển Sanriku thuộc hòn đảo Honshũ, Nhật Bản. Trận động đất nằm ở cách xa khu dân cư do đó không gây ra nhiều thiệt hại. Tuy nhiên, cơn sóng thần kinh hoàng theo sau đó lại gây ra tổn thất vô cùng to lớn. Những đợt sóng được ghi nhận với độ cao lên tới 28,7 mét đã phá hủy hơn 7,000 ngôi nhà dọc bờ biển phía bắc Nhật Bản và gây ra cái chết cho hơn 1.500 người. Một số lượng tương tự nạn nhân đã bị mất tích và hơn 12.000 người khác bị thương. Tổn thất nặng nề nhất xảy ra ở thị trấn Tarõ thuộc tỉnh Iwate với 98% ngôi nhà bị phá hủy và 42% dân số tử vong.
Ngày 17 tháng 7 năm 1998, một trận động đất mạnh 7,0 độ Richter đã xảy ra gần khu vực bờ biển phía bắc của Papua New Guinea. Khoảng vài phút sau, một cơn sóng thần với độ cao ghi nhận 15m đã tấn công vào khu vực ven biển dài 30km của quốc gia này, phá hủy hoàn toàn một số ngôi làng ở đây đồng thời gây ra cái chết của hơn 2.000 người. Khoảng 500 người đã bị mất tích, hàng ngàn người bị thường và hơn 9.000 người lâm vào tình cảnh vô gia cư. Theo các nhà khoa học, cường độ của trận động đất không đủ để gây ra cơn sóng thần mà nó gây ra một vụ lở đất dưới đáy biển, nguyên nhân trực tiếp gây ra thảm họa này.
Vào ngày 17 tháng 8 năm 1976, một trận động đất mạnh 8,0 độ Richter đã xảy ra gần khu vực các đảo Mindanao và Sulu của Philippines. Sau đó, cơn sóng thần với chiều cao tối đa 9m đã tấn công và tàn phá một khu vực rộng lớn lên tới 700km ở ven biển của hai quần đảo này, gây ra cái chết cho ít nhất 5.000 người và khiến 3.000 người khác mất tích. Khoảng 10.000 người đã bị thương và 90.000 người mất nhà cửa sau sự kiện này, biến nó trở thành cơn sóng thần mạnh nhất trong lịch sử Philippines đồng thời cũng là một trong những thảm họa nghiêm trọng nhất tại đây.
Vào ngày 22 tháng 5, trận động đất mạnh nhất từng được ghi nhận với cường độ 9,5 độ Richter đã xảy ra tại ngoài khơi khu vực trung – nam bờ biển Chile. Trận động đất này gây ra một cơn sóng thần khổng lồ, ảnh hưởng tới một khu vực rộng lớn bao gồm miền nam Chile, Hawaii, Nhật Bản, Philippines, Trung Quốc, New Zealand, Australia. Cơn sóng vượt qua Thái Bình Dương với tốc độ hàng trăm km/h, tàn phá nặng nề bờ biển Chile và quần đảo Hawaii. Ở Chile, độ cao sóng đo được lên tới 25m. Trong khi đó ở khu vực cách tâm chấn 10.000km hay là những nơi xa như Nhật bản, Philippines, độ cao sóng đo được vẫn đạt tới 10,7m. Theo ước tính, số lượng người chết nằm trong khoảng từ 490 tới 2.290 người.
Ngày 11 tháng 3 năm 2011, một trận động đất mạnh 9 độ Richter đã xảy ra ở ngoài khơi Nhật Bản, cách bờ biển phía Đông bán đảo Osaka khoảng 72km. Sóng thần xảy ra chỉ sau đó vài phút, lan dọc bờ biển Thái Bình Dương đồng thời gây ảnh hưởng đến ít nhất 20 quốc gia khác bao gồm cả các nước ở châu Mỹ. Riêng ở Nhật Bản, những cơn sóng thần cao tới hơn 38m đã tấn công vào hàng loạt các tỉnh dọc bờ biển, có những nơi sóng tiến vào đất liền tới 10km. Theo ghi nhận, động đất và sóng thần xảy ra đã làm cho gần 16.000 người thiệt mạng, hơn 2.500 người mất tích và khoảng 125.000 công trình bị hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn. Thiệt hại về tài sản theo ước tính của Ngân hàng Thế giới có thể lên đến 235 tỷ USD, biến đây trở thành thảm họa “đắt đỏ” nhất trong lịch sử nhân loại.
Sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004 hiện được xem là cơn sóng thần mạnh và dữ dội nhất trong lịch sử thế giới loài người. Ngày 26 tháng 12 năm 2004, một trận động đất mạnh khoảng 9,1 – 9,3 độ Richter đã xảy ra ở dưới đáy Ấn Độ Dương. Trận động đất, hay còn được gọi là cơn địa chấn Sumatra – Andaman, xảy ra ở ngoài khơi bờ biển phía Tây của miền bắc hòn đảo Sumatra, Indonesia sau đó đã gây ra hàng loạt cơn sóng thần chết chóc gây thiệt hại nghiêm trọng trong khu vực từ vùng duyên hải Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan và kéo dài tới tận các quốc gia ở châu Phi nằm cách xa khoảng 8.500km so với tâm chấn.
Các cơn sóng với độ cao lên tới 30m đã gây thiệt hại nghiêm trọng ở những nơi mà chúng đi qua. Ở Indonesia, theo ước tính đã có khoảng 167.000 người thiệt mạng và 37.000 người bị mất tích, theo sau đó là Sri Lanka, Ấn Độ và Thái Lan. Ước tính chung, có khoảng 230.000 người đã tử vong sau trận sóng thần. Nếu tính theo số nhân mạng tử vong, đây chính là cơn sóng thần gây thiệt hại nặng nề nhất đồng thời cũng là một trong những thảm họa thiên nhiên khủng khiếp nhất từng xảy ra.
Trên đây là danh sách những cơn sóng thần lớn và kinh hoàng nhất trong lịch sử mà chúng tôi muốn chia sẻ. Có thể thấy hầu hết trong số chúng đều xảy ra do một trận động đất lớn dưới đáy biển. Do đó, một trong những dấu hiệu đặc trưng nhất để nhận ra sóng thần chính là sự chấn động dưới lòng đất. Ngoài ra, việc nước biển rút đi một cách đột ngột cũng là dấu hiệu rõ rệt để nhận biết một cơn sóng thần đang tiến tới. Các bạn nên ghi nhớ những đặc điểm này để từ đó có được sự đề phòng tốt nhất, tránh gặp phải sóng thần khi đang đi du lịch ở các bãi biển. Xin cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi bài viết!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 05/04/2024 12:35
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024