Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.
“Sau phẫu thuật mũi nên kiêng ăn gì?” đây là một thắc mắc phổ biến của các bạn sau khi làm đẹp. Bởi dinh dưỡng và chăm sóc sau phẫu thuật là một trong những khâu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thẩm mỹ. Hãy theo dõi bài viết sau để biết chính xác những thực phẩm mà bạn có thể ăn hoặc cần hạn chế sau khi nâng mũi.
Bạn đang xem: Sau phẫu thuật mũi nên ăn gì và kiêng ăn gì? 10+ Thực phẩm cần lưu ý
Việc tránh ăn một số loại thực phẩm sau phẫu thuật mũi là nhằm mục đích hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ viêm, sưng và thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh chóng. Cụ thể những thực phẩm bạn nên hạn chế:
Thức ăn cay có thể gây ra các tác động không tốt đến mũi như hắt hơi, buồn nôn, chảy máu mũi. Ngoài ra ăn cay ngay sau phẫu thuật cũng làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc mê, gây tăng huyết áp,…
Vì vậy cần tránh ăn đồ ăn cay trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật mũi.
Vết thương có nguy cơ bị sưng và viêm cao hơn khi ăn nhiều muối, làm chậm thời gian phục hồi sau phẫu thuật. Do đó, bạn cần tránh ăn thực phẩm chế biến như thịt xông khói, dăm bông, dưa muối, cà muối, bim bim,… và nên hạn chế lượng muối, nước mắm, bột canh,… trong khi chế biến món ăn hàng ngày.
Tốt nhất bạn nên thực hiện chế độ ăn với tổng lượng muối ít hơn 5g/ ngày trong vòng tối thiểu 1 tháng sau phẫu thuật.
Mặc dù cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhưng tiêu thụ hải sản sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng:
Do đó, sau nâng mũi mọi người cần loại bỏ các món ăn liên quan tới hải sản trong khoảng 1 – 2 tháng hoặc đến khi vết thương đã lành lặn hoàn toàn.
Tìm hiểu thêm: Sau phẫu thuật ăn hải sản: Nên hay Không?
Xem thêm : Lời khuyên từ bác sĩ: sau sinh bao lâu được uống nước đá ?
Bạn cần kiêng ăn đồ nếp sau phẫu thuật mũi bởi:
Vì vậy, thông thường bạn nên tránh ăn đồ nếp như xôi, bánh bột nếp, chè,… trong khoảng 1 tháng hoặc đến khi vết phẫu thuật lành hẳn.
Sau phẫu thuật mũi, tác dụng của thuốc tê vẫn còn khiến bạn khó cử động phần khuôn miệng. Khi đó, thực phẩm cứng sẽ khó nhai và góp phần làm tăng nguy cơ khiến mũi bị sưng tấy, đau… kéo dài thời gian phục hồi sau phẫu thuật.
Vì vậy, bạn hãy tránh ăn đồ ăn cứng, giòn, dai, khó nhai,… trong khoảng 2 – 3 tuần sau phẫu thuật mũi.
Thành phần ethanol có trong rượu bia gây tương tác với thuốc mê, làm tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ. Ngoài ra, uống nhiều rượu bia cũng làm tăng đáng kể thời gian phục hồi và gây sưng tấy vết mổ.
Mặc dù thông thường bạn có thể uống rượu sau khoảng 1 tuần đầu tiên, nhưng tốt nhất là nên tránh uống rượu cho đến khi vết thương phục hồi hoàn toàn.
Caffein có thể làm giảm tốc độ lành vết thương do thành phần này có tác động ức chế quá trình tăng sinh, làm chậm quá trình di chuyển của tế bào. Vì vậy, nên hạn chế uống cà phê, chè, trà, nước tăng lực,… sau khi phẫu thuật mũi.
Nếu cần thiết, bạn có thể uống một lượng vừa phải (khoảng 1 – 2 cốc nhỏ ít đường/ngày) nhưng không nên lạm dụng. Tốt nhất nên hạn chế uống đồ uống chứa Caffein trong khoảng 3 – 4 tuần sau phẫu thuật mũi.
Các thực phẩm chứa nhiều Cholesterol làm tăng tích tụ mỡ, nóng trong, gây ảnh hưởng đến việc liền vết mổ. Vì vậy, sau phẫu thuật mũi bạn không nên tiêu thụ nhiều các thực phẩm như loại thức ăn nhanh, dầu mỡ, khoai tây chiên, sữa nguyên kem,…
Cần cân đối và nên ưu tiên tiêu thụ các thực phẩm chứa chất béo từ thực vật như dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu dừa, các loại hạt để bổ sung cho cơ thể.
Xem thêm : Các ví dụ về doanh nghiệp vừa và nhỏ
Người sau phẫu thuật mũi không nên ăn thịt bò vì có thể khiến lớp da non ở vết mổ mới sinh ra sẽ không đồng màu với các vùng da ở xung quanh. Không chỉ vậy, ăn thịt bò còn làm tăng nguy cơ tạo sẹo lồi do lượng đạm dồi dào có trong đó. Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm dân gian thịt gà có thể sẽ làm cho vết thương bị ngứa ngáy và lâu lành, đặc biệt là phần da gà, tuy nhiên cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào chứng minh điều này.
Bạn nên kiêng ăn những món ăn này ít nhất 2 tuần sau phẫu thuật mũi.
Rau muống có thể là yếu tố gây tăng sinh tế bào, tăng sinh Collagen khiến vết mổ trở thành sẹo lồi.
Để đảm bảo bạn có thể tránh ăn rau muống trong vòng 1 tháng sau phẫu thuật mũi.
Có thể bạn quan tâm:
Lưu ý về việc uống cà phê sau phẫu thuật bạn phải biết!
Vậy, sau phẫu thuật mũi nên ăn gì để quá trình phục hồi diễn ra suôn sẻ? Hãy bổ sung những thực phẩm sau:
Xem thêm:
Trên đây là thông tin về những thực phẩm trả lời cho câu hỏi “Sau phẫu thuật mũi nên kiêng ăn gì?” Hãy bổ sung các món ăn đúng cách để giúp hỗ trợ quá trình lành vết thương nhanh chóng, tránh nguy cơ gặp rủi ro, biến chứng không mong muốn.
**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 16/02/2024 22:57
Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…
Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…
Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…
Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…
Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?
Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…