Tổng hợp những loại tài sản không được kê biên thi hành án dân sự Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự nhằm đảm bảo cho việc thi hành bản án, quyết định của tòa án khi người thi hành án không tự nguyện chấp hành bản án, quyết định dân sự của tòa án. Trong đó có hình thức liên quan đến kê biên. Tuy nhiên, không phải trường hợp tài sản nào cũng được kê biên, cụ thể:
Căn cứ Điều 87 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về tài sản không được kê biên như sau:
– Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức.
– Tài sản sau đây của người phải thi hành án là cá nhân:
+ Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới;
+ Số thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình;
+ Vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm;
+ Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương;
+ Công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình;
+ Đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình.
Xem thêm : Tổ chức chính trị xã hội là gì? Gồm các tổ chức nào?
– Tài sản sau đây của người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
+ Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động;
+ Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh;
+ Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.
Quy định về việc kê biên đối với nhà ở?
Căn cứ Điều 95 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định Kê biên nhà ở như sau:
– Việc kê biên nhà ở là nơi ở duy nhất của người phải thi hành án và gia đình chỉ được thực hiện sau khi xác định người đó không có các tài sản khác hoặc có nhưng không đủ để thi hành án, trừ trường hợp người phải thi hành án đồng ý kê biên nhà ở để thi hành án.
– Khi kê biên nhà ở phải kê biên cả quyền sử dụng đất gắn liền với nhà ở. Trường hợp nhà ở gắn liền với đất thuộc quyền sử dụng của người khác thì Chấp hành viên chỉ kê biên nhà ở và quyền sử dụng đất để thi hành án nếu người có quyền sử dụng đất đồng ý. Trường hợp người có quyền sử dụng đất không đồng ý thì chỉ kê biên nhà ở của người phải thi hành án, nếu việc tách rời nhà ở và đất không làm giảm đáng kể giá trị căn nhà.
– Khi kê biên nhà ở của người phải thi hành án đang cho thuê, cho ở nhờ thì Chấp hành viên phải thông báo ngay cho người đang thuê, đang ở nhờ biết.
Trường hợp tài sản kê biên là nhà ở, cửa hàng đang cho thuê được bán đấu giá mà thời hạn thuê hoặc thời hạn lưu cư vẫn còn thì người thuê có quyền tiếp tục được thuê hoặc lưu cư theo quy định của Bộ luật dân sự.
– Việc kê biên nhà ở bị khoá được thực hiện theo quy định tại Điều 93 của Luật Thi hành án dân sự 2008
Xem thêm : TOP 5+ Kem chống nắng Skin Aqua có tốt không? Dành cho da gì?
Định giá tài sản kê biên được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 98 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:
– Ngay khi kê biên tài sản mà đương sự thoả thuận được về giá tài sản hoặc về tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên lập biên bản về thỏa thuận đó.
Giá tài sản do đương sự thoả thuận là giá khởi điểm để bán đấu giá. Trường hợp đương sự có thỏa thuận về tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá đó.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản, Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên trong các trường hợp sau đây:
+ Đương sự không thoả thuận được về giá và không thoả thuận được việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá;
+Tổ chức thẩm định giá do đương sự lựa chọn từ chối việc ký hợp đồng dịch vụ;
+ Thi hành phần bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự 2008
– Chấp hành viên xác định giá trong các trường hợp sau đây:
+ Không thực hiện được việc ký hợp đồng dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật Thi hành án dân sự 2008
+ Tài sản kê biên thuộc loại tươi sống, mau hỏng hoặc có giá trị nhỏ mà đương sự không thoả thuận được với nhau về giá. Chính phủ quy định về tài sản có giá trị nhỏ.
Do đó, liên quan đến việc thi hành án trong thi hành án dân sự có thể thấy là không phải trường hợp tài sản nào cũng được kê biên và trên đây là những tổng hợp những loại tài sản không được kê biên thi hành án dân sự và việc định giá tài sản kê biên cũng như kê biên nhà ở được thực hiện theo hướng dẫn trên.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 02/01/2024 13:01
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024