Hoạt động 1: Khởi động
Câu hỏi (trang 16 SGK Đạo đức 4): Tham gia trò chơi Vượt chướng ngại vật và trả lời câu hỏi
Bạn đang xem: Em đã làm gì để giúp đỡ người khó khăn (Đạo đức 4 Bài 3)
Điều gì sẽ xảy ra nếu không có bạn giúp em vượt chướng ngại vật?
Hướng dẫn:
– Nếu không có bạn giúp em vượt chướng ngại vật thì em sẽ bị vấp và ngã.
Hoạt động 2: Kiến tạo tri thức mới
Câu hỏi 1 (trang 16 SGK Đạo đức 4): Quan sát tranh và nêu biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn.
Kể thêm một số biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn.
Hướng dẫn:
– Biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn:
+ (1) tổ chức trao, tặng quà và cổ vũ tinh thần.
+ (2) quan tâm, chia sẻ và tâm sự.
+ (3) chia sẻ, quan tâm và giúp đỡ bằng cách tặng sách.
+ (4) Giúp đỡ khi gặp người già gặp khó khăn.
+ (5) Giúp bạn đẩy xe khi bạn bị đau/ gẫy chân
+ (6) Quan tâm, giúp đỡ em khi em bị ngã.
– Một số biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn:
+ Dọn dẹp và làm những việc nhỏ trong nhà để giúp đỡ cha mẹ
+ Khuyên góp quần áo, sách vở không dùng đến cho những người gặp khó khăn.
+ …
Câu hỏi 2 (trang 17 SGK Đạo đức 4): Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
Khi nào mẹ về?
Giữa lúc dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, mẹ Na là y tá nên tình nguyện tham gia chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân cách li điều trị ở bệnh viện. Đã một tháng qua, lúc nào Na cũng mong mẹ về. Một buổi tối, khi cả nhà đang ăn cơm, mẹ Na gọi điện thoại về. Na mếu máo:
– Mẹ ơi! Con nhớ mẹ lắm, mẹ mau về nhà đi!
Mẹ Na xúc động:
– Mẹ cũng nhớ con lắm!
– Vậy sao mẹ không về nhà? – Na hỏi mẹ.
Mẹ ôn tồn bảo:
– Còn rất nhiều bệnh nhân đang cần sự giúp đỡ của mẹ. Rất nhiều bạn nhỏ đang mong bố mẹ mau khỏi bệnh để trở về nhà. Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn mang lại niềm vui cho mình và mọi người. Na đợi mẹ nhé!
Na gật đầu, nói với mẹ:
– Vâng ạ, Con hiểu rồi ạ. Mẹ hãy giữ gìn sức khỏe nhé!
Câu hỏi:
– Mẹ Na đã làm gì để giúp đỡ những người bệnh?
– Theo em, vì sao phải cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn?
Hướng dẫn:
– Mẹ Na đã tình nguyện tham gia chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân cách li điều trị ở bệnh viện.
– Vì người khó khăn họ không đủ khả năng để tự vượt qua nó, họ cần sự giúp đỡ của mọi người để có thể có cuộc sống tốt hơn.
Hoạt động 3: Luyện tập
Câu hỏi 1 (trang 18 SGK Đạo đức 4): Nhận xét các ý kiến sau:
Hướng dẫn:
– Không đồng tình với ý kiến (1): chúng ta nên tích cực tham gia vào các hoạt động giúp đỡ người gặp khó khăn không chỉ do trường tổ chức mà còn do địa phương… tùy vào sức của bản thân.
– Đồng tình với ý kiến (2): Chúng ta nên cảm thông, giúp đỡ những người gặp khó khăn bất cứ lúc nào chúng ta có khả năng.
– Không đồng tình với ý kiến (3): Chúng ta cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn để giúp họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống không phải để được mọi người khen thưởng.
– Đồng tình với ý kiến (4): Khi những người khó khăn có một cuộc sống tích cực hơn, cuộc sống của họ dễ dàng hơn đồng nghĩa với việc xã hội ngày một phát triển hơn.
Câu hỏi 2 (trang 19 SGK Đạo đức 4): Em đồng tình hay không đồng tình với lời nói, việc làm nào? Vì sao?
Hướng dẫn:
Xem thêm : Thực đơn giảm cân của Blackpink và 3 nguyên tắc cần nhớ
– Đồng tình với tranh (1), (2), (3), (5), (6): Chúng ta nên cảm thông và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn bằng những lời nói và hành động tử tế. Người nhỏ làm việc nhỏ, chúng ta góp sức từ những điều nhỏ nhặt nhất.
– Không đồng tình với tranh (3): Bạn nhỏ không biết cảm thông và giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn do thiên tai gây ra.
Câu hỏi 3 (trang 19 SGK Đạo đức 4): Xử lí tình huống
– Tình huống 1: Trong thư viện, Bin và Tin ngồi đọc báo Nhi đồng. Sau khi đọc được thông tin về một em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, thiếu đồ dùng học tập, Bin nói với Tin: “Mình muốn giúp đỡ em này quá!”. Tin đáp” “Thiếu đồ dùng học tập thì có sao đâu!”
Nếu là Bin, em sẽ ứng xử như thế nào?
– Tình huống 2: Trên đường đi học về, Bin nhìn thấy một cụ già bị ngã, đồ đạc trong giỏ rơi hết ra ngoài. Ngay lúc ấy, Tin nói với Bin: “Về nhà nhanh lên! Sắp đến giờ xem phim rồi”.
Nếu là Bin, em sẽ ứng xử như thế nào?
– Tình huống 3: Bà Sáu là Mẹ Việt Nam Anh hùng nhưng sống một mình. Chủ nhật, Na đang đọc truyện thì Cốm đến rủ: “Chúng mình sang thăm và giúp bà Sáu làm việc nhà đi!”.
Nếu là Na, em sẽ ứng xử như thế nào?
– Tình huống 4: Sáng nay, khu phố nhà Cốm tổ chức nấu cơm thiện nguyện. Cốm định tham gia nhặt rau thì Na đến rủ: “Bạn đến nhà mình xem phim hoạt hình đi!”.
Nếu là Cốm, em sẽ ứng xử như thế nào?
Hướng dẫn:
– Nếu là Bin em sẽ khuyên Tin không nên nói như vậy, vì cuộc sống của chúng ta tốt đẹp nên nghĩ có đồ dùng học tập là rất bình thường; nhưng đối với những người gặp khó khăn thì chỉ cần có được một chiếc bút cũng là một điều rất may mắn để có thể tiếp tục việc học.
– Nếu là Bin em sẽ khuyên Tin nên dừng lại để giúp đỡ cụ già, không mất quá nhiều thời gian của chúng mình mà có thể giúp cụ để cụ không bị ngã và ko phải nhặt đồ vương vãi nữa.
– Nếu là Na, em sẽ đồng ý và cùng Cốm sang hỏi thăm và giúp đỡ bà Sau làm việc nhà.
– Nếu là Cốm, em sẽ từ chối và ngỏ lời rủ Na có muốn đi cùng mình đến tham gia tổ chức nấu cơm thiện nguyện không.
Hoạt động 4: Vận dụng
Câu hỏi 1 (trang 20 SGK Đạo đức 4): Chia sẻ với bạn những việc em đã và sẽ làm thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn.
Hướng dẫn:
– Giúp đỡ những người già gặp khó khăn.
– Tặng đồ chơi và sách vở không dùng đến cho những bạn trẻ vùng lũ lụt.
– …
Câu hỏi 2 (trang 20 SGK Đạo đức 4): Trao đổi với bạn về những người gặp khó khăn quanh em và lập kế hoạch giúp đỡ họ.
Gợi ý:
Kế hoạch giúp đỡ người gặp khó khăn
STT
Người gặp khó khăn
Việc làm
Thời gian
Người thực hiện
Người hỗ trợ
1
Trẻ mồ côi
Tặng sách cũ
Chủ nhật
Cả nhóm
Cô giáo
2
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Hướng dẫn:
Kế hoạch giúp đỡ người gặp khó khăn
STT
Người gặp khó khăn
Việc làm
Thời gian
Người thực hiện
Người hỗ trợ
1
Trẻ mồ côi
Tặng sách cũ
Chủ nhật
Cả nhóm
Cô giáo
2
Những cụ già sống một mình.
Hỏi thăm và giúp đỡ cụ những việc nhỏ nhặt.
Cuối tuần
Cá nhân
Bố mẹ
3
Các bạn ở vùng có thiên tai, lũ lụt.
Tặng quần áo, đồ chơi và sách cũ…
Tháng 7
Cả nhóm
Địa phương
…
…
…
…
…
…
Câu hỏi 3 (trang 20 SGK Đạo đức 4): Thực hiện kế hoạch giúp đỡ người gặp khó khăn đã đề xuất và chia sẻ với các bạn trong lớp.
Hướng dẫn:
– HS lập kế hoạch và chia sẻ/ đề xuất với các bạn trong lớp.
– Tham khảo:
Kế hoạch
– Khảo sát, tìm hiểu và lên danh sách các bạn có hoàn cảnh khó khăn nhất trường để giúp đỡ
– Kêu gọi sự ủng hộ từ nhiều mặt
+ Viết đơn xin nhà trường xem xét để giảm học phí cho các bạn
+ Nhờ sự can thiệp của một số thầy cô để kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài của các mạnh thường quân
+ Giờ sinh hoạt cuối tuần kêu gọi các bạn học sinh trong trường quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo còn sử dụng được để giúp đỡ các bạn. Thời gian ủng hộ kéo dài trong hai tuần, cử các bạn đại diện từng lớp nhận sự đóng góp của các bạn.
– Tổng kết và gửi quà tặng cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn: Sau khi nhận được sự hỗ trợ và nhận được sự giúp đỡ từ mọi người, chúng em sẽ tổng kết lại tất cả những gì nhận được và có kế hoạch phân chia cụ thể cho các bạn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 14/04/2024 05:16
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…