Công nghiệp là một phần của nền kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất hàng hóa/vật chất, để tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hay hoạt động kinh doanh của con người sẽ phải trải qua chế tạo, chế tác…. Quá trình này có sự hỗ trợ rất lớn của khoa học – kỹ thuật và công nghệ.
Công nghiệp là một phần quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các hoạt động công nghiệp bao gồm: Tạo ra tư liệu sản xuất, khai thác tài nguyên và chế biến chúng thành sản phẩm để phục vụ tiêu dùng. Dưới đây là một số vai trò của công nghiệp, cụ thể:
Bạn đang xem: Công nghiệp là gì? Định hướng, tầm nhìn phát triển công nghiệp đến 2030
Công nghiệp đóng vai trò chủ đạo, góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế
Có thể khẳng định rằng không có ngành nào có thể thay thế công nghiệp. Công nghiệp sản xuất ra vật chất, tạo ra khối lượng sản phẩm, cung cấp tư liệu sản xuất, máy móc, thiết bị, đồ dùng sinh hoạt phục vụ cho các ngành kinh tế và đời sống con người.
Công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập quốc nội, đặc biệt đối với những nước như Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa.
Thúc đẩy các ngành kinh tế khác
Công nghiệp là chìa khóa quan trọng góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác, bao gồm: nông nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ….
Thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn. Công nghiệp không chỉ tạo ra thị trường mà còn tạo ra những điều kiện cần thiết phục vụ cho ngành nông nghiệp phát triển.
Thay đổi phương pháp tổ chức, sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội
Trái ngược với nhiều ngành khác, công nghiệp là ngành cực kỳ nhạy cảm đối với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
Ngành này không chỉ sử dụng các thiết bị hiện đại mà còn áp dụng các phương pháp tổ chức và quản lý sản xuất tiên tiến để tạo ra sản phẩm chất lượng cao thông qua việc sản xuất hàng loạt và trên dây chuyền.
Nhiều ngành kinh tế khác đã và đang áp dụng phương pháp này, gặt hái được những thành tựu đáng kể.
Tạo điều kiện khai thác hiệu quả, thay đổi sự phân công lao động và thu hẹp chênh lệch trình độ phát triển
Công nghiệp giúp khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch phát triển kinh tế giữa các vùng.
Dưới tác động của công nghiệp, phân công lao động thay đổi dẫn đến không gian kinh tế cũng biến đổi sâu sắc.
Bên cạnh đó, công nghiệp còn giúp thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa thành thị và nông thôn. Đặc biệt, còn tác động tích cực đến nền kinh tế của nông thôn, đẩy nhanh quá trình bắt kịp với đời sống đô thị.
Mở rộng sản xuất, góp phần giải quyết vấn đề việc làm
Song song với tiến bộ khoa học và công nghệ, danh mục các sản phẩm do công nghiệp tạo ra ngày càng đa dạng hơn. Tại đây, công nghiệp góp phần quan trọng vào việc mở rộng tái sản xuất.
Không những vậy, vấn đề việc làm và thu nhập của người lao động cũng được giải quyết đáng kể.
Chỉ khi bạn đã nắm rõ công nghiệp là gì, thì bạn sẽ nhận thấy rằng việc tìm hiểu Việt Nam hiện nay gồm có các ngành công nghiệp trọng điểm nào là điều vô cùng cần thiết.
Về cơ bản, gồm có các ngành sau:
Xem thêm : 15 LOẠI TRÁI CÂY HIẾM CÓ TRÊN THẾ GIỚI
Mọi hoạt động của xã hội đều cần đến năng lượng. Chính vì vậy, mức độ ảnh hưởng đối với các ngành kinh tế – xã hội đặc biệt lớn.
Tại đây, ngành công nghiệp năng lượng đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo quá trình vận hành suôn sẻ của xã hội cũng như sự phát triển của nền kinh tế.
Với trữ lượng lớn than, dầu khí, nguồn nước… ở các tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên, Đồng Nai… Việt Nam là một trong những nước có điều kiện tốt để phát triển ngành này.
Hiện nay, các nguồn năng lượng sạch như: Điện năng từ gió, thủy triều,… đang được ngành công nghiệp năng lượng chú trọng hướng tới.
Xuất phát từ nền nông nghiệp lâu đời, nước ta có điều kiện tốt để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nhờ nguồn cung dồi dào.
Quá trình sản xuất cũng như năng suất ngày càng tăng cao nhờ vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Sản phẩm sau khi được chế biến trong các nhà máy sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn quốc tế sẽ được cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước.
Ngành công nghiệp này cũng đóng góp đáng kể vào nguồn thu của nền kinh tế quốc gia.
Tận dụng được nguồn lao động dồi dào, giá rẻ nhiều doanh nghiệp nước ngoài đẩy mạnh việc đầu tư ngành này tại Việt Nam.
Ngoài ra, cơ hội việc làm cũng rộng mở hơn đặc biệt đối với lao động nữ, góp phần ổn định thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ngành công nghiệp điện ở Việt Nam bao gồm thủy điện và nhiệt điện. Sự phát triển sản xuất và kinh doanh đã đẩy mạnh nhu cầu sử dụng điện.
Điều kiện cho ngành công nghiệp này phát triển mạnh là nhờ hệ thống sông ngòi dày đặc cùng với nguồn tài nguyên phong phú. Vì thế, đây là một trong những ngành trọng điểm được đầu tư để phát triển tại Việt Nam.
Nước ta hiện có nhiều nhà máy thủy điện như: Thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Trị An, Đồng Nai,… cùng với các nhà máy nhiệt điện như Nhiệt điện Phả Lại và Phú Mỹ….
Tuy nhiên, do ngành công nghiệp này được xem là nguy hiểm và độc hại nên người lao động sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi hấp dẫn và biện pháp bảo hộ an toàn.
Bên cạnh những ngành trên, một số ngành công nghiệp nặng khác có thể kể đến như: Ngành công nghiệp cơ khí – điện tử; Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng;….
Ngành công nghiệp nước ta thời gian qua đã có những bước phát triển mạnh, đặc biệt sau ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID. Tuy nhiên, ngành này phát triển theo mục tiêu ngắn hạn, vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trình độ công nghiệp còn lạc hậu, chưa có sự đổi mới toàn diện; phụ thuộc rất nhiều vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; chưa tận dụng được tốt thời kỳ dân số vàng,… Đây là một trong rất nhiều vấn đề mà Việt Nam chưa thể giải quyết tốt.
Nhận thấy được tình trạng này, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW, trong đó định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cụ thể:
Thứ nhất, cần thực hiện điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp để phù hợp với cơ cấu lại các ngành công nghiệp và phát triển kinh tế trên từng vùng, từng địa phương.
Hướng tập trung được ưu tiên hơn so với việc dàn đều theo địa giới hành chính, đảm bảo bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh.
Đối với các ngành công nghiệp chủ yếu dựa vào tài nguyên và lao động, có tác động xấu đến môi trường cần đưa ra các chính sách khuyến khích việc dịch chuyển sang các ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường.
Ngoài ra, cần ngăn chặn mọi biểu hiện duy ý chí và lợi ích cục bộ trong phân bố không gian công nghiệp.
Xem thêm : Top 13 Tiệm bánh sinh nhật ngon, đẹp, chất lượng nhất ở TP. HCM
Thứ hai, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp khi đáp ứng các nguyên tắc như: Cần dựa trên kết quả phân tích khách quan về lợi thế của đất nước; các ngành công nghiệp được ưu tiên cần có khả năng tham gia sâu vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; có ý nghĩa nền tảng, tác động lan tỏa cao đến các ngành kinh tế khác.
Bên cạnh đó, cần ưu tiên các ngành sử dụng công nghệ sạch và thân thiện môi trường, có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao,….
Tuy nhiên, phải linh hoạt và định kỳ đánh giá hiệu quả hoạt động trong việc xác định các ngành công nghiệp ưu tiên theo các tiêu chí để có điều chỉnh phù hợp.
Thứ ba, tạo điều kiện thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp cần thực thi các chính sách bảo đảm ổn định, vững chắc kinh tế vĩ mô.
Ngoài ra, để hỗ trợ và thúc đẩy phát triển công nghiệp cần hoàn thiện các chính sách tài chính, tiền tệ và thuế. Việc đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại thị trường tài chính, bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn là rất quan trọng.
Bên cạnh đó, để phục vụ cho phát triển công nghiệp cần huy động vốn trung và dài hạn nên tập trung phát triển thị trường chứng khoán.
Cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp đủ điều kiện phát hành cổ phiếu và trái phiếu, niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước và quốc tế.
Thứ tư, thông qua việc triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII, đẩy nhanh việc sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp.
Đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực công nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh, cổ phần chi phối sẽ do Nhà nước nắm giữ.
Ngoài ra, cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy hình thành các tập đoàn kinh tế lớn và đa sở hữu trong lĩnh vực công nghiệp, giúp cho các tập đoàn này có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và toàn cầu.
Thứ năm, để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặc biệt là yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cần tập trung nghiên cứu, thực hiện cơ chế, chính sách phát triển nhân lực công nghiệp.
Thứ sáu, tạo sự bứt phá mạnh mẽ về phát triển hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông, đặc biệt là hạ tầng kết nối số (4G, 5G). Đáp ứng yêu cầu Internet kết nối con người và vạn vật xung quanh, bảo đảm an toàn, đồng bộ.
Ngoài ra, cần xây dựng một chiến lược chuyển đổi số quốc gia và khuyến khích đầu tư, phát triển xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học phân tích, quản lý và xử lý dữ liệu lớn để tạo ra các sản phẩm, tri thức mới.
Người dân và doanh nghiệp sẽ được tạo điều kiện thuận lợi, bình đẳng trong việc tiếp cận các cơ hội phát triển nội dung số. Xây dựng và thực hiện Chiến lược tiếp cận và chủ động tham gia vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của Việt Nam là vấn đề hết sức quan trọng.
Thứ bảy, điều tra cơ bản địa chất, tìm kiếm, thăm dò, đánh giá trữ lượng tài nguyên trên đất liền và thềm lục địa cần được đẩy mạnh.
Xây dựng kế hoạch chiến lược, quy hoạch, quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản một cách hiệu quả. Thúc đẩy việc sử dụng các công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản tiên tiến, thân thiện với môi trường, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững.
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận tài nguyên thuận lợi theo cơ chế thị trường, phù hợp với quy hoạch bằng cách điều chỉnh chính sách và pháp luật liên quan đến đất đai.
Thứ tám, các cấp uỷ đảng và chính quyền cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm về vai trò và nội dung của chính sách công nghiệp quốc gia trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách công nghiệp quốc gia cần được quan tâm và lãnh đạo bởi các cấp uỷ đảng và chính quyền từ Trung ương đến địa phương.
Đồng thời, cần gắn kết các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển công nghiệp với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, các ngành và các cấp khác nhau.
Tóm lại, công nghiệp là gì, tất tần tật những điều liên quan đến công nghiệp đã được chúng tôi đề cập chi tiết trong bài viết này. Hy vọng đây sẽ là cơ sở kiến thức bổ ích cho độc giả. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024