Lỗi đi vào đường cấm giờ gây ra không ít phiền toái cho người tham gia giao thông. Chúng ta thường không nắm rõ các tuyến đường cấm ô tô hay giờ cấm đối với phương tiện của mình. Do đó, việc vô tình phạm lỗi rất dễ xảy ra. Song, mức phạt lỗi vào đường cấm giờ lại không hề nhẹ. Để hiểu chi tiết hơn, hãy cùng Trung tâm An Tín tham khảo về lỗi vi phạm này trong bài viết dưới đây.
Lỗi đi vào đường cấm giờ là vi phạm khi người tham gia giao thông đi vào các tuyến đường cấm. Đây là loại đường không cho phép một hoặc một số phương tiện lưu thông. Trên thực tế, loại đường này khá phổ biến ở các thành phố lớn. Lý do bởi lưu lượng xe nhiều và đa dạng, cần đảm bảo an toàn, an ninh đô thị. Các lệnh cấm xe vào thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt phổ biến.
Bạn đang xem: Mức phạt lỗi đi vào đường cấm giờ MỚI NHẤT hiện hành
Thông thường, lệnh cấm đường sẽ hoạt động vào các khung giờ cao điểm theo quy định của pháp luật. Một số loại phương tiện bị cấm bao gồm xe tải, xe ô tô, xe hợp đồng. Ví dụ, vào khung giờ cấm tải Hồ Chí Minh, nếu điều khiển loại xe này vào đường cấm, bạn sẽ nhận mức xử phạt hành chính. Do đó, cần chú ý biển báo nhận biết đường cấm khi tham gia giao thông để tránh.
Lỗi đi vào đường cấm giờ phạt bao nhiêu? Đây là câu hỏi thường gặp với người tham gia giao thông. Trên thực tế, mức phạt lỗi này không hề nhẹ, vì vậy, người lái xe cần hết sức chú ý.
Xem thêm : Cuộc gọi Samsung bị chuyển hướng phải làm thế nào?
Như đã đề cập, lỗi đi vào đường giờ cấm là vi phạm hành chính. Khi mắc lỗi này, bạn thường phải chịu mức phạt tiền và bị tước giấy phép lái xe. Tuỳ thuộc vào mỗi phương tiện mà mức phạt cũng có những quy định khác nhau. Theo Nghị định 100 năm 2019 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung bởi Điểm D Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt lỗi đi vào đường cấm giờ xe tải, xe ô tô, xe thô sơ, xe kéo áp dụng như sau:
STT Phương tiện Mức phạt lỗi vi phạm đi vào đường cấm giờ Căn cứ 1 Ô tô 02 – 03 triệu đồng và tước GPLX từ 01 – 03 tháng Điểm b khoản 4 và điểm b khoản 11 Điều 5 2 Xe máy 400.000 – 600.000 đồng và tước GPLX từ 01 – 03 tháng Điểm i khoản 3 và điểm b khoản 10 Điều 6 3 Máy kéo, xe máy chuyên dùng 400.000 – 600.000 đồng và tước GPLX từ 01 – 03 tháng Điểm b khoản 3 và điểm a khoản 10 Điều 7 4 Xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện 300.000 đồng đến 400.000 đồng Điểm c khoản 3 Điều 8
Như vậy, mức phạt trung bình cho lỗi này sẽ là 2 – 3 triệu đồng đối với ô tô. Đối với các loại xe máy, mức phạt từ 400.000 đến 600.000 đồng. Với lỗi đi vào đường cấm giờ, người xử lý vi phạm sẽ tạm thu giấy phép của bạn trong vòng 1 đến 3 tháng. Sau thời gian đó, người điều khiển mang theo biên lai nộp phạt đến nhận lại giấy phép. Trong trường hợp vi phạm gây ra tai nạn giao thông, thời gian bị tước giấy phép sẽ từ 2 đến 4 tháng.
Ngoài vào đường cấm giờ bị phạt bao nhiêu tiền, câu hỏi về đối tượng phạt cũng khá phổ biến. Đối tượng chịu trách nhiệm cho vi phạm có thể là bất cứ ai điều khiển phương tiện giao thông. Song, lỗi này thường khá phổ biến đối với ô tô và xe máy. Tại TP.HCM, xử phạt đi vào đường cấm ô tô, xe máy sẽ dành cho người điều khiển phương tiện này. Theo đó đối tượng chịu phạt lỗi đi vào đường cấm giờ sẽ là:
Trên đây là phân tích về đối tượng chịu trách nhiệm vi phạm. Qua đó, người điều khiển phương tiện cần có ý thức trong nhận biết và tránh mắc phải lỗi này.
Xem thêm : Từ Hà Nội Thanh Hóa bao nhiêu km? Đi mất bao nhiêu tiếng?
Các tuyến đường cấm thường được trang bị biển báo nhận biết. Song, chúng ta chưa thực sự để tâm đến chúng. Do đó, người điều khiển có thể vô tình mắc lỗi đi vào đường cấm giờ. Thực tế, nhận biết các biển báo hiệu đường cấm không hề khó.
Nhìn chung, các biển báo cấm được quy chuẩn có hình dạng tròn, viền đỏ. Những biển cấm một phương tiện cụ thể sẽ có hình ảnh của phương tiện đó cùng với dấu gạch chéo. Ở các đường cấm xe tải, ô tô, bảng khung giờ cấm tải sẽ được đặt bên dưới rất dễ nhìn và khá rõ ràng.
Căn cứ theo Điều 26, Chương 4, Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT quy định về biển báo cấm có mã P (cấm) và phụ lục B thì ý nghĩa của biển cấm như sau:
Theo Điều 5 Khoản 4 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP (Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ) và Điểm d Khoản 34 của Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP (Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ khi đi vào đường cấm theo giờ sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 VNĐ đến 3.000.000 VNĐ.
Trên đây là những thông tin về mức phạt và những điều cần lưu ý về lỗi đi vào đường cấm giờ. Hy vọng, bài viết của chúng tôi đã giúp ích bạn. Mỗi người cần phải quan sát và hết sức cẩn thận tại các tuyến đường cấm xe tải, ô tô. Đó là cách tốt nhất để tránh mắc lỗi vào đường cấm giờ, gây phiền toái cho bản thân. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào khác hoặc có nhu cầu làm dịch vụ về bằng lái, hãy liên hệ ngay tới hotline 0945.240.246 của trung tâm An Tín để được tư vấn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 03/04/2024 02:32
Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…
Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…
Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…
Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…
Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…
Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…