Categories: Tổng hợp

Thuốc Oracortia có tác dụng gì?

Published by

Thuốc Oracortia có dạng thuốc mỡ, chúng thường được dùng để điều trị một số tình trạng bệnh lý ở vùng miệng. Vậy thuốc Oracortia có tác dụng gì? Khi dùng thuốc cần chú ý những điểm gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Thuốc Oracortia là thuốc gì?

Thuốc Oracortia có thành phần chính là Triamcinolone Acetonide với hàm lượng là 0.1% và các tá dược khác như gelatin, natri carboxymethylcellulose, tinh dầu bạc hà, pectin, hydrocarbon gel.

Thuốc là sản phẩm của công ty TNHH Thai Nakorn Patana Việt Nam. Sản phẩm được điều chế ở dạng thuốc mỡ và được đóng gói ở dạng tuýp 5g hoặc gói 1g.

Thuốc Oracortia có tác dụng gì?

Thuốc có thành phần chính là Triamcinolone Acetonide. Đây là một glucocorticoid tổng hợp có chứa Flo. Chúng sẽ làm chậm quá trình tiến triển lan rộng của các phản ứng viêm như sưng nóng, đau rát, phồng rộp.

Chính vì vậy mà thuốc Oracortia có tác dụng làm giảm tình trạng đau rát trong trường hợp bị viêm nướu răng, nhiệt miệng, viêm lợi, loét khoang miệng, loại bỏ sự khó chịu khi nói hoặc ăn do bị tổn thương khoang miệng. Bên cạnh đó thuốc Oracortia cũng có tác dụng điều trị các vết loét do chấn thương gây ra.

Chống chỉ định của thuốc bôi trị nhiệt miệng Oracortia

Không dùng thuốc bôi trị nhiệt miệng Oracortia trong các trường hợp sau:

  • Người dị ứng với các thành phần có trong thuốc
  • Người đang bị mụn trứng cá, nhiễm nấm, herpes
  • Thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Không dùng thuốc cho trẻ dưới 1 tuổi khi chưa có chỉ định của bác sĩ
  • Không nên dùng thuốc khi vết thương lan rộng hoặc dùng liều cao kéo dài

Cách dùng thuốc trị nhiệt miệng Oracortia

Hãy bôi thuốc trị nhiệt miệng Oracortia theo các bước sau:

Bước 1: Làm sạch khoang miệng và tay

Bước 2: Lấy tăm bông sạch rồi cho 1 lượng thuốc vừa đủ lên đó, bôi thuốc lên vùng đang bị tổn thương. Trong khi bôi không nên chà xát mạnh vì có thể làm vết thương bị lan rộng hơn hoặc gây đau xót.

Bước 3: Đóng kín nắp của tuýp thuốc

Để sử dụng thuốc được hiệu quả nên bôi thuốc sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ. Bôi thuốc 1 đến 2 lần mỗi ngày. Trong trường hợp bị nhiệt miệng nặng có thể bôi 3 lần một ngày.

Tác dụng phụ của thuốc bôi lở miệng Oracortia

Thuốc bôi lở miệng Oracortia có thể gây ra một số tác dụng phụ tại chỗ như ban đỏ, teo da, rạn và làm mỏng da, rạn da. Đặc biệt là ở những vùng da có nếp gấp.

Lưu ý khi dùng thuốc trị nhiệt miệng Oracortia

  • Nếu sử dụng thuốc với liều cao có thể làm vết loét lâu lành hơn do tình trạng ức chế miễn dịch
  • Thuốc không được dùng trong trường hợp: người bệnh bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào hoặc tổn thương gây ra bởi nấm, herpes, bạch biến, khối u mới mọc, loét hạch hay mụn trứng cá đỏ.
  • Nếu thuốc có dấu hiệu bị biến đổi chất thì không nên sử dụng tuýp thuốc đó nữa
  • Trong quá trình dùng thuốc bôi lở miệng Oracortia nên điều chỉnh chế độ ăn của mình. Tốt nhất nên ăn đồ ăn mềm, hạn chế đồ ăn cay nóng và cứng.

Những câu hỏi liên quan đến thuốc Oracortia

  • Thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia có nuốt được không?

Vì thuốc Oracortia có khả năng hấp thu tốt nên không được nuốt thuốc. Bởi chúng có thể làm tăng khả năng hấp thu thuốc vào máu và gây ra các tác dụng toàn thân. Trong trường hợp không may nuốt phải thuốc nên uống nhiều nước.

  • Thuốc nhiệt miệng Oracortia có dùng được cho trẻ em không?

Nên thận trọng khi dùng thuốc Oracortia cho trẻ em. Nên dùng với liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc Oracortia cho trẻ dưới 1 tuổi khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

  • Thuốc Oracortia có bôi lưỡi được không

Có thể dùng thuốc Oracortia để bôi lưỡi

  • Thuốc Oracortia có dùng được cho phụ nữ cho con bú không?

Cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ đang cho con bú.

  • Thuốc Oracortia có dùng được cho bà bầu không?

Cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ với thai nhi trước khi sử dụng.

  • Thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia giá bao nhiêu

Thuốc Oracortia có giá khoảng 30.000 đồng cho loại tuýp 5g và giá 10.000 đồng với loại gói 1g. Giá bán có thể sẽ có sự thay đổi tùy vào thời điểm và địa điểm bạn mua.

Giá thuốc Hapu vừa giải đáp câu hỏi tác dụng của thuốc Oracortia cùng những câu hỏi liên quan. Hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.

This post was last modified on 12/04/2024 00:04

Published by

Bài đăng mới nhất

Tử vi tháng 12/2024 tuổi Tý âm lịch: Cuối năm hối hả, nhìn đâu cũng thấy cơ hội

Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…

2 giờ ago

Top 3 con giáp SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần (20-22/11)

Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…

3 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn tham vọng hay an phận thủ thường?

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…

4 giờ ago

Tử vi hôm nay: Điểm danh 4 con giáp nắm bắt cơ hội, chạm tới thành công ngày 20/11/2024

Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…

5 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh chuẩn số VÀNG dễ dàng lấy may

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…

18 giờ ago

Tử vi thứ 4 ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Dần nóng nảy, Mão tự ti

Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…

19 giờ ago