Hiện nay, các văn bản pháp luật vẫn chưa có định nghĩa cụ thể Chức danh là gì? Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể hiểu một cách khái quát rằng:
Chức danh là một bổn phận, vị trí được công nhận bởi một tập thể, tổ chức hợp pháp. Đó có thể là tổ chức xã hội, công ty, doanh nghiệp và tổ chức chính trị.
Bạn đang xem: Chức danh là gì? Sự khác nhau giữa chức danh và chức vụ
Thông thường, chức danh sẽ đi đôi với chức vụ. Nhưng vẫn có những trường hợp, chỉ có chức danh không có chức vụ hoặc chỉ có chức vụ mà không có chức danh.
Để hiểu Chức danh là gì?, chúng ta hãy cùng tham khảo những ví dụ sau đây:
Tại Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP đã quy định về các chức danh cấp xã như sau:
“ Công chức cấp xã có các chức danh sau đây: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng – thống kê; Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường ( đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng – hộ tịch; Văn hoá – xã hội.
Những chức danh trong công việc như: bác sĩ, giáo viên, kỹ sư, tiến sĩ, phát thanh viên,…
Với định nghĩa trên, chúng ta đã hiểu được Chức danh là gì? Tuy nhiên, chức danh được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, chức danh cũng cần được phân loại để có thể sử dụng đúng nhất. Chức danh thường có 3 loại chính. Đó là chức danh nghề nghiệp, chức danh chuyên môn và chức danh khoa học.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Viên chức 2010, chức danh nghề nghiệp được định nghĩa là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp. Theo đó, chức danh nghiệp vụ được sử dụng làm căn cứ để tuyển dụng, sử dụng và quản lý theo quy định của Nghị định 115/2020/NĐ-CP.
Xem thêm : Học phí ngành Thiết kế đồ họa Đại học FPT
Các chức danh nghề nghiệp của viên chức trong một lĩnh vực sẽ được sắp xếp từ cao xuống thấp, tương ứng với mức độ phức tạp của công việc. Theo khoản 2 Điều 28 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, thì chức danh nghề nghiệp gồm các thứ bậc:
Chức danh nghề nghiệp hạng I;
Chức danh nghề nghiệp hạng II;
Chức danh nghề nghiệp hạng III;
Chức danh nghề nghiệp hạng IV;
Chức danh nghề nghiệp hạng V.
Như vậy, chức danh nghề nghiệp thể hiện vị trí, năng lực và trình độ chuyên môn của một cá nhân trong một tổ chức hợp pháp. Thông qua đó, đơn vị quản lý có cách thức để thực hiện việc tuyển dụng, bố trí nhân lực đúng vị trí với năng lực thích hợp nhất.
Chức danh chuyên môn thể hiện năng lực, trình độ chuyên môn nhất định của viên chức tại chức danh mà họ đảm nhận. Chức năng chuyên môn thực chất là hàm cấp chuyên môn nghiệp vụ được tuyển dụng, đào tạo theo yêu cầu mà cơ quan đề ra cho chức danh chuyên môn đó.
Trong cơ cấu bộ máy nhà nước, công chức giữ các chức danh chuyên môn thường được tuyển chọn bằng thi tuyển hoặc xét tuyển. Những người giữ chức danh này thường phục vụ nhà nước trong các công việc ra các quyết định hành chính.
Chức danh chuyên môn càng cao thì các quyết định chuyên môn càng quan trọng. Đồng thời, người giữ chức danh chuyên môn cao thường được xem là cấp trên của người giữ chức danh chuyên môn thấp hơn.
Xem thêm : Sản phẩm thân thiện với môi trường
Chức danh khoa học được hiểu là tên gọi theo thứ tự học hàm – học vị- ngành hoặc chuyên ngành của một người. Trong đó:
Chức danh hàm học được Hội đồng Khoa học chuyên ngành các cấp căn cứ vào các tiêu chí như năng lực, uy tín, sự cống hiến cho khoa học để xét duyệt, bỏ phiếu tín nhiệm đề nghị Nhà nước quyết định công nhận.
Khác với hàm học, chức danh học vị phải trải qua quá trình giáo dục, đào tạo Đại học hoặc cao học. Sau đó, tiến hành thi cử để Nhà nước cấp văn bằng, danh vị liên quan tới ngành đã học. Đó gọi là chức danh học vị.
Chức danh có ý nghĩa rất quan trọng trong công việc đối với cả người lao động và doanh nghiệp. Vậy chức danh có vai trò cụ thể như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu dưới đây.
Đối với người lao động, chức danh là động lực thúc đẩy họ thực hiện công việc hiệu quả hơn. Một người có chức danh cao, tức là họ được người quản lý, công ty đánh giá cao về năng lực, sự cống hiến của họ. Khi đó, cá nhân sẽ cảm thấy tự hào, hãnh diện về bản thân, thúc đẩy bản thân hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Chức danh còn giúp người lao động cố gắng học hỏi, hoàn thiện năng lực, trình độ chuyên môn để có thể xứng đáng với chức danh mà họ đảm nhiệm. Từ đó, người lao động có thể nâng cao giá trị bản thân, đạt được sự tín nhiệm từ cấp trên và kiếm được nguồn thu nhập cao hơn.
Trong các công ty, tổ chức doanh nghiệp, chức danh là một phần không thể thiếu trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức. Chức danh giúp các doanh nghiệp xác định các nhiệm vụ, trách nhiệm tại các vị trí chức danh. Từ đó, giúp doanh nghiệp các tiêu chuẩn nhân sự cần có để bố trí nhân lực phù hợp.
Bên cạnh đó, chức danh còn là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hiệu quả trong việc phát triển bộ máy vận hành. Từ các chức danh, người quản lý sẽ đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của nguồn nhân lực, phân bổ lao động phù hợp. Ngoài ra, đây còn là điểm thu hút giúp công ty chiêu mộ các nhân tài.
Thông thường, một cá nhân sẽ có chức danh đi đối với chức vụ. Họ có thể có một chức danh và một chức vụ. Hoặc, có một chức danh nhưng có nhiều chức vụ. Mặc dù vậy, chức danh và chức vụ vẫn là hai định nghĩa khác nhau hoàn toàn. Sự khác nhau đó thể hiện qua 3 yếu tố: Khái niệm, sự công nhận và tổ chức quản lý.
Như vậy, với những thông tin trên đây, Luật Việt Nam đã giải đáp cho quý độc giả về câu hỏi Chức danh là gì? Chúng tôi hi vọng các bạn có thể hiểu rõ và phân biệt chính xác Chức danh và chức vụ là gì? để tránh nhầm lẫn trong việc sử dụng. Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp cụ thể.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024