1. Lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Đọc thông tin và quan sát các hình 1.1, 1.2 hãy:
- Trình bày khái niệm lịch sử. Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
- Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử qua sự kiện ngày 2/9/1945 ở Việt Nam.
- Giải thích khái niệm Sử học.
Trả lời:
Bạn đang xem: Giải bài 1 Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
- Trình bày khái niệm lịch sử, Sử học. Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử:
- Lịch sử được hiểu theo 3 nghĩa chính:
- Là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.
- Là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.
- Là một môn khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.
- Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử:
- Hiện thực lịch sử: là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức).
- Nhận thưc lịch sử: là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ (nhận thức về sự việc đã xảy ra).
- Hiện thực lịch sử có trước, nhận thức lịch sử có sau. Hiện thực lịch sử là duy nhất, không thể thay đổi, nhưng nhận thức lịch sử rất đa dạng và có thể thay đổi theo thời gian. Hiện thực lịch sử luôn khách quan, còn nhận thức lịch sử vừa khách quan, vừa chủ quan. Nhận thức lịch sử có sự khác nhau là do mục đích nghiên cứu, nguồn sử liệu, quan điểm tiếp cận, phương pháp nghiên cứu.
- Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử qua sự kiện ngày 2/9/1945 ở Việt Nam:
- Hiện thực lịch sử: Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, trước hàng vạn quần chúng nhân dân, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đánh dấu thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945. Đó là một hiện thực lịch sử.
- Nhận thức lịch sử: về cách mạng tháng Tám năm 1945, đa số quan điểm cho rằng đây là kết quả của sự kết hợp nhuần nhuyễn những điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi. Bên cạnh đó, cũng có thể có nhiều quan điểm, nhận thức khác nhau về sự kiện này.
2. Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của sử học
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Xem thêm : Bánh yến mạch bao nhiêu calo? Bánh yến mạch Hàn Quốc có giảm cân không?
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 1.3, 1.4, hãy trình bày đối tượng nghiên cứu của Sử học. Cho ví dụ cụ thể.
Trả lời:
Bạn đang xem: Giải bài 1 Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
- Trình bày đối tượng nghiên cứu của Sử học: Đối tượng nghiên cứu của Sử học rất đa dạng, phong phú, mang tính toàn diện, gồm toàn bộ những hoạt động của con người (cá nhân, tổ chức, cộng đồng, quốc gia hoặc khu vực,….) trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quân sự, ngoại giao,….
- Ví dụ cụ thể:
- Nghiên cứu về quá trình hình thành khối cộng đồng người Việt ở Đà Lạt (1893 – 1945).
- Nghiên cứu về thực trạng và những sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tại di tích đền thờ vua Đinh ở làng Quan Thành (Triệu Sơn – Thanh Hóa).
- Nghiên cứu về vai trò của Phật giáo đối với cư dân Lâm Đồng hiện nay.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 17/02/2024 02:13