Categories: Tổng hợp

Miễn nhiệm là gì? Phân biệt miễn nhiệm, bãi nhiệm và cách chức

Published by

Miễn nhiệm là gì? Có mấy hình thức miễn nhiệm? Miễn nhiệm, bãi nhiệm và cách chức giống và khác nhau như thế nào? Hãy cùng Luật Nguyễn Hưng đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

Miễn nhiệm là gì?

Tại khoản 6 Điều 7 luật Cán bộ, công chức 2008 giải thích khái niệm miễn nhiệm “6. Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.”

Miễn nhiệm là gì?

Các hình thức miễn nhiệm

Bị miễn nhiệm

Cán bộ, công chức có thể bị miễn nhiệm theo quy định tại khoản 3 Điều 29 luật Cán bộ, công chức “3. Cán bộ 02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 02 năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bố trí công tác khác. Cán bộ 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ.” và khoản 1 Điểu 66 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

Điều 66. Miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý 1. Việc xem xét miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
  • Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;
  • Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn bổ nhiệm;
  • Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ;
  • Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật.

>> Xem thêm: Pháp chế là gì?

Xin miễn nhiệm

Cán bộ, công chức được xin miễn nhiệm trong trường hợp quy định tại Điều 30 luật Cán bộ, công chức

Điều 30. Xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm:

  • Cán bộ có thể xin thôi làm nhiệm vụ hoặc từ chức, miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
  • Không đủ sức khỏe;
  • Không đủ năng lực, uy tín;
  • Theo yêu cầu nhiệm vụ;
  • Vì lý do khác.
  • Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Miễn nhiệm – Bãi nhiệm – Cách chức

Phân biệt miễn nhiệm, bãi nhiệm và cách chức

Miễn nhiệm Bãi nhiệm Cách chức Khái niệm Tại khoản 6 Điều 7 luật Cán bộ, công chức “Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.” Tại khoản 7 Điều 7 luật Cán bộ, công chức “Bãi nhiệm là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ.” Tại khoản 9 Điều 7 luật Cán bộ, công chức “Cách chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.” Đối tượng Cán bộ, công chức Cán bộ, công chức Cán bộ, công chức Mức độ Nhẹ Nặng Rất nặng Điều kiện áp dụng Không hoàn thành nhiệm vụ; Thiếu trách nhiệm; Yêu cầu của nhiệm vụ; Do nhu cầu sức khoẻ hoặc lý do khác của cán bộ, công chức Vi phạm pháp luật; vi phạm đạo đức, xã hội; Không xứng đáng giữ chức vụ được giao. Vi phạm pháp luật thuộc phạm vi, quyền hạn; Không xứng đáng với trách nhiệm và sự tín nhiệm được giao Hình thức Cấp trên ra quyết định miễn nhiệm hoặc người đang giữ chức vụ xin miễn nhiệm và được cấp trên đồng ý Cử tri, cơ quan có thẩm quyền thức hiện việc bãi nhiệm Cấp trên có quyền cách chức cấp dưới Hệ quả pháp lý Làm việc tại một vị trí, chức vụ khác hoặc không còn làm việc trong cơ quan nhà nước Không còn làm việc tại cơ quan nhà nước Không còn làm việc tại cơ quan nhà nước

Miễn nhiệm được áp dụng căn cứ vào đâu?

– Hiến pháp 2013.

– Luật Cán bộ, công chức 2008.

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật cán bộ, công chức và luật Viên chức 2019.

– Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

This post was last modified on 14/04/2024 10:43

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

11 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

11 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

14 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

19 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

19 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

21 giờ ago