Categories: Tổng hợp

Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

Published by

Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện là một trong những vấn đề sinh học mà chúng ta được tiếp xúc từ sớm khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Tuy nhiên, hai khái niệm này rất hay bị nhầm lẫn và không được phân biệt rõ ràng.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới một số nội dung liên quan đến vấn đề: Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.

Phản xạ là gì?

Phản xạ là phản ứng của cơ thể đối với kích thích của môi trường bên ngoài cũng như bên trong cơ thể, phản ứng này thực hiện nhờ hệ thần kinh, qua năm phần cơ bản hợp thành cung phản xạ, cụ thể:

– Dây thần kinh truyền vào dây cảm giác hoặc dây thần kinh thực vật.

– Bộ phận cảm thụ: Các phân tử cảm thụ thường nằm trên da, bề mặt da, bề mặt khớp, thành mạch, bề mặt các tạng, cơ quan trong cơ thể.

– Bộ phận đáp ứng là cơ hoặc tuyến.

– Dây thần kinh truyền ra dây thần kinh vận động hoặc dây thần kinh thực vật.

– Trung tâm thần kinh.

Phản xạ không điều kiện là một trong hai loại phản xạ của cơ thể. Khi vừa mới sinh ra, mọi sinh vật đều đã có loại phản xạ này. Khác với phản xạ có điều kiện, phản xạ không có điều kiện không cần phải có quá trình rèn luyện, mang tính bản năng và tính loài và tồn tại vĩnh viễn suốt đời, có một số hoạt động không điều kiện vô thức như thở. Tóm lại là phản xạ tồn tại trong bản năng của mỗi người từ khi sinh ra. Phản xạ không điều kiện còn có thể di truyền. Phản xạ không điều kiện phụ thuộc vào tác nhân kích thích và bộ phận cảm thụ bị kích thích. Có thể nói nó là mối liên kết ràng buộc vĩnh viễn giữa con người và môi trường xung quanh.

Phản xạ có điều kiện là phản xạ được thành lập trong cuộc sống, sau quá trình luyện tập và phải dựa trên cơ sở của phản xạ không điều kiện, hay nói cách khác muốn tạo phản xạ có điều kiện cần phải có tác nhân kích thích không điều kiện. Phản xạ có điều kiện là phản ứng linh hoạt của cơ chế, giúp có thể thích nghi với mọi sự biến đổi của môi trường, đảm bảo sự thăng bằng cơ thể và môi trường, giúp đề phòng trước những tai nạn, biết hướng tìm kiếm thức ăn, biết đường phát triển bản thân trong cuộc sống.

Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

– Tính chất bẩm sinh:

+ Phản xạ không điều kiện: Có tính chất bẩm sinh phản xạ mút vú ở trẻ sơ sinh, phản xạ mổ thức ăn ở gà mới nở.

+ Phản xạ có điều kiện: Được xây dựng trong quá trình sống, phản xạ này không có tính chất di truyền.

– Tính chất loài:

+ Phản xạ không điều kiện: Có tính chất loài khi gặp nguy hiểm con mèo hay cuộng người lại, nhóm cuộn mình để lông gai quanh mình.

+ Phản xạ có điều kiện: Có tính chất cá thể.

– Trung tâm phản xạ:

+ Phản xạ không điều kiện: Là hoạt động phần dưới của hệ thần kinh trung tâm của phản xạ gót chân, phản xạ đùi bìu là ở tủy sống.

+ Phản xạ có điều kiện: Là hoạt động của vỏ bán cầu đại não. Vỏ não là nơi đường liên lạc tạm thời nối kín mạch truyền xung động thần kinh gây phản xạ có điều kiện.

– Tác nhân kích thích và bộ phận kích thích:

+ Phản xạ không điều kiện: Tùy thuộc tính chất của tác nhân kích thích và bộ phận cảm thụ ánh sáng chiếu vào mắt gây co đồng tử, nhưng tiếng động không gây co đồng tử, ánh sáng chiếu vào da không có phản ứng như vào mắt.

+ Phản xạ có điều kiện: Không phụ thuộc tính chất tác nhân kích thích và bộ phận cảm thụ mà chỉ phụ thuộc điều kiện xây dựng phản xạ.

Cơ sở hình thành phản xạ

Thứ nhất: Cơ sở hình thành phản xạ có điều kiện

– Chọn kích thích, phải có sự phối hợp giữa kích thích trung tính và kích thích không điều kiện.

– Tác động của kích thích có điều kiện phải xảy ra trước kích thích không điều kiện.

– Là cơ chế phải ở trong tình trạng tỉnh táo, các trung tâm tương ứng của phản xạ phải có tính hưng phấn cao. Trạng thái hoạt động của vỏ não là điều kiện quan trọng để xây dựng các phản xạ có điều kiện ở con người, kể cả việc tập luyện các kỹ năng và các động tác thể thao.

– Là tránh kích thích không cần thiết để có thể gây những phản xạ không được dự định, các kích thích gây nhiễu như nhiệt độ, nói chuyện, tiếng ồn… Ảnh hưởng xâu tới việc hình thành phản xạ có điều kiện.

Thứ hai: Cơ chế hình phản xạ có điều kiện

Là sự hình thành đường dây liên hệ tạm thời giữa các trung tâm của kích thích không điều kiện và có điều kiện trên với não.

Như vậy, Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện đã được chúng tôi phân biệt chi tiết trong mục thứ hai của bài viết. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã trình bày một số nội dung liên quan đến phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.

This post was last modified on 10/02/2024 11:07

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

6 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

7 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

10 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

15 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

15 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

17 giờ ago