Categories: Tổng hợp

Các loại thị thực nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài

Published by

Hiện nay số lượng người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam ngày càng tăng vì nhiều lý do khác nhau, và với mỗi mục đích nhập cảnh có một loại visa tương ứng.

Do đó nếu dự định du lịch Việt Nam, bạn cần nắm được một số thông tin pháp lý cơ bản để chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi. Tuỳ vào quốc tịch và mục đích nhập cảnh mà bạn cần xin thị thực nhập cảnh, giấy phép cư trú và/hoặc giấy phép lao động vào Việt Nam.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu các loại visa Việt Nam phổ biến và các đặc điểm tương ứng của từng loại.

Phân loại visa theo mục đích nhập cảnh Việt Nam

Theo quy định mới của Luật 51/2019/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/07/2020, visa Việt Nam được phân thành 21 loại chính, bao gồm: DL, DN1, DN2, NG, DH, LV, HN, PV, VR, TT, LĐ 1, LĐ2, ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4, SQ,…

Trong số đó có 6 loại visa phổ biến nhất là:

  • Visa du lịch (DL)
  • Visa công tác (DN1 – DN2)
  • Visa lao động (LĐ1 – LĐ2)
  • Visa đầu tư (ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4)
  • Visa thăm thân TT
  • Visa điện tử (EV)

Các loại visa Việt Nam khác bao gồm:

Loại visa

Mô tả

Hiệu lực

LV1-LV2

Cấp cho người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với các cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương.

Tối đa 12 tháng

NG1 – NG4

Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao.

Tối đa 12 tháng

DN1 – DN2

Cấp cho người vào làm việc với doanh nghiệp Việt Nam

Tối đa 12 tháng

ĐT1 – ĐT4

Cấp cho người nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam

Tối đa 5 năm

Cấp cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam

Tối đa 5 năm

NN1 – NN2

Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh, dự án của tổ chức và người nước ngoài tại Việt Nam.

Tối đa 12 tháng

NN3

Cấp cho người nước ngoài vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức nước ngoài,… tại Việt Nam

Tối đa 12 tháng

HN

Cấp cho người vào dự hội thảo, hội nghị tại Việt Nam

Tối đa 3 tháng

DH

Cấp cho người vào học tập, thực tập

Tối đa 12 tháng

PV1

Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam

Tối đa 12 tháng

PV2

Cấp cho phóng viên, báo chí làm việc ngắn hạn tại Việt Nam

Tối đa 12 tháng

DL

Cấp cho người nước ngoài vào Việt Nam du lịch

Tối đa 3 tháng

LĐ1 – LĐ2

Cấp cho người nước ngoài vào lao động tại Việt Nam

Tối đa 2 năm

TT

Cấp cho người nước ngoài là vợ chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp visa kí hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ, hoặc người nước ngoài là thân nhân (cha, me, vợ, chồng, con) của công dân Việt Nam

Tối đa 12 tháng

VR

Cấp cho người nước ngoài vào thăm thân nhân hoặc mục đích khác

Tối đa 6 tháng

Các loại visa Việt Nam phổ biến nhất bao gồm:

1. Visa du lịch

Visa du lịch đươc cấp cho người nước ngoài đến Việt Nam chỉ cho mục đích du lịch, không phải để làm việc tại Việt Nam.

Tuỳ vào thời gian lưu trú và số lần nhập cảnh, visa du lịch Việt Nam được chia thành:

  • Visa nhập cảnh 1 tháng 1 lần
  • Visa nhập cảnh 1 tháng nhiều lần
  • Visa nhập cảnh 3 tháng 1 lần, và
  • Visa nhập cảnh 3 tháng nhiều lần

Ngoài ra, công dân Mỹ khi đến du lịch Việt Nam có thêm 1 lựa chọn làm thị thực nhập cảnh khác là: visa nhập cảnh 1 năm nhiều lần.

Tuy nhiên, theo quy định của luật xuất nhập cảnh mới, thị thục du lịch DL có thời hạn trên 30 ngày thì cấp tạm trú 30 ngày, và được xem xét gia hạn.

Hiện nay bạn có 3 cách để xin visa du lịch vào Việt Nam, bao gồm:

  • Xin visa nhập cảnh tại sân bay (Visa on arrival – VOA). Đây là cách tối ưu nhất để xin visa cho người nước ngoài đến Việt Nam bằng đường hàng không.
  • Xin visa tại các Đại sứ quán Việt Nam;
  • Xin e-visa Việt Nam (hiện nay chỉ áp dụng cho loại nhập cảnh 1 tháng 1 lần và cho công dân của 80 quốc gia)

2. Visa công tác

Loại visa phổ biến thứ hai là visa công tác – visa doanh nghiệp, hay visa thương mại. Theo luật mới, loại visa này được phân thành 2 loại nhỏ, bao gồm:

  • visa DN1 – cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • visa DN2 -cấp cho người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại,t hực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Cũng giống như visa du lịch, visa công tác Việt Nam được chia làm 4 loại tuỳ thuộc vào thời gian lưu trú có hiệu lực và số lần nhập cảnh:

  • Visa 1 tháng nhập cảnh 1 lần
  • Visa 1 tháng nhập cảnh nhiều lần
  • Visa 3 tháng nhập cảnh 1 lần, và
  • Visa 3 tháng nhập cảnh nhiều lần

Hiện nay bạn có 3 cách để xin visa công tác vào Việt Nam, bao gồm:

  • Xin visa nhập cảnh tại sân bay (Visa on arrival – VOA). Đây là cách tối ưu nhất để xin visa cho người nước ngoài đến Việt Nam bằng đường hàng không.
  • Xin visa tại các Đại sứ quán Việt Nam;
  • Xin e-visa Việt Nam (hiện nay chỉ áp dụng cho loại nhập cảnh 1 tháng 1 lần và cho công dân của 80 quốc gia)

3. Visa du học

Visa du học Việt Nam được cấp cho người nước ngoài đến Việt Nam để học tập.

Thông thường bạn sẽ lấy loại visa này sau khi đến Việt Nam. Bạn có thể vào Việt Nam bằng visa du lịch, sau đó nộp đơn xin thay đổi tình trạng thị thực tại Cục Xuất Nhập Cảnh Việt Nam sau khi đăng kí khoá học. Cách đơn giản nhất để xin visa đến Việt nam là sử dụng dịch vụ xin visa của một công ty được cấp phép làm dịch vụ xin visa Việt Nam.

4. Visa lao động

Visa lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam có ký hiệu là LĐ1 và LĐ2, thời hạn tối đa của visa làm việc LĐ là 2 năm.

  • Visa LĐ1 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giáy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác;
  • Visa LĐ2 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động.

Xin visa lao động Việt Nam như thế nào?

Để xin visa làm việc tại Việt nam,

  1. Bạn phải yêu cầu công ty tại Việt Nam mà bạn sẽ làm việc xin thư chấp thuận visa thị thực lao động tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam;
  2. Sau đó, tùy theo loại công văn chấp thuận thị thực, bạn sẽ đến cơ quan đại diện của Việt nam tại nước ngoài hoặc đến sân bay Việt nam dán tem visa vào hộ chiếu.

Lưu ý:

  • Loại giấy tờ quan trọng nhất để xin visa làm việc tại Việt nam là giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận được miễn giấy phép lao động. Nếu bạn muốn xin loại visa này trong khi bạn không có giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận được miễn giấy phép lao động, thì bạn nên xin visa thương mại trước, công ty bảo lãnh cho bạn xin visa thương mại chính là công ty bạn sẽ làm việc. Rồi sau khi có giấy phép lao động, bạn mới xin được visa lao động.
  • Thông thường, bạn không phải nộp Lý lịch tư pháp hoặc Giấy khám sức khỏe khi xin visa lao động tại Việt Nam.
  • Khi xin visa làm việc tại Việt nam, bạn sẽ phải thanh toán 02 loại phí cơ bản, đó là phí xin công văn chấp thuận thị thực và phí dán tem tại Đại sứ quán hoặc sân bay Việt Nam.

5. Visa điện tử

Visa điện tử (ký hiệu EV) là loại visa được Cục Xuất nhập cảnh online. Visa điện tử có thời hạn tối đa 30 ngày và người có visa điện tử có thể nhập cảnh Việt Nam qua 1 trong 33 cửa khẩu quy định.

Visa điện tử hiện chỉ được cấp cho công dân 81 quốc gia.

Phân loại visa theo thời gian hiệu lực visa và số lần nhập cảnh Việt Nam

Theo tiêu chí này, visa thị thực Việt nam được phân thành:

  • Visa 1 tháng nhập cảnh 1 lần
  • Visa 2 tháng nhập cảnh nhiều lần
  • Visa 3 tháng nhập cảnh 1 lần
  • Visa 3 tháng nhập cảnh nhiều lần
  • Visa 6 tháng nhập cảnh nhiều lần
  • Visa 1 năm nhập cảnh nhiều lần

Sự khác nhau cơ bản giữa visa nhập cảnh 1 lần và visa nhập cảnh nhiều lần là số lần nhập cảnh vào Việt Nam. Trong khi visa (thị thực) nhập cảnh một lần chỉ cho du khách vào Việt Nam một lần duy nhất. Một khi rời khỏi Việt nam, thì du khách cần phải xin visa mới để tái nhập cảnh vào Việt Nam. Còn visa nhập cảnh nhiều lần cho phép du khách tự do ra vào Việt Nam trong thời hạn visa.

This post was last modified on 07/02/2024 09:35

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

6 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

6 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

9 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

14 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

14 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

16 giờ ago