Phong cách ngôn ngữ ra đời khi ngôn ngữ nói trở thành phương tiện giao tiếp phổ biến, và nói ở nhiều ngữ cảnh khác nhau. Lúc này con người mới đặt ra câu hỏi: Nói như thế nào để đạt được kết quả tốt nhất? Trong 6 phong cách ngôn ngữ thì phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phổ biến nhất. Vậy phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là gì? Ví dụ phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày dùng để trao đổi thông tin, ý nghĩ, tình cảm,…đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Giao tiếp với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè,… không mang tính nghi thức.
Bạn đang xem: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là gì? Ví dụ phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Hình thức tồn tại của phong cách ngôn ngữ sinh họat: Dạng nói (đối thoại, độc thoại, đàm thoại) và dạng viết (nhật kí, thư từ, truyện trò trên mạng xã hội, tin nhắn điện thoại,…).
Cách nhận biết phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: Có thể dễ dạng nhận ra nó trong các trích đoạn hội thoại, có lời đối đáp của các nhân vật, hoặc trích đoạn một bức thư, nhật kí.
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có 3 đặc trưng cơ bản:
– Ngôn ngữ sinh hoạt có tính cụ thể, biểu hiện ở các mặt sau đây:
+ Có địa điểm và thời gian cụ thể.
+ Có người nói cụ thể.
+ Có người nghe cụ thể.
+ Có đích lời nói cụ thể.
+ Có cách diễn đạt cụ thể.
– Dấu hiệu tính cụ thể là về hoàn cảnh, về con người, cách nói riêng, từ ngữ, diễn đạt.
– Tính cảm xúc gắn liền với một thái độ, tình cảm nhất định được biểu hiện:
a). Lời nói đều biểu hiện thái độ, tình cảm qua giọng điệu (thân mật, quát nạt hay yêu thương, trìu mến, giục giã).
b). Những từ ngữ có tính khẩu ngữ tăng thêm cảm xúc (gì, gớm, lạch bà lạch bạch, chết thôi).
c). Loại câu giàu sắc thái biểu cảm (cảm thán, cầu khiến, gọi, đáp, trách mắng).
Xem thêm : Đặt mâm cúng ông Công ông Táo ở đâu cho đúng?
– Dấu hiệu đặc trưng thứ hai của ngôn ngữ sinh hoạt là cảm xúc, bất cứ lời nói nào đều mang tính cảm xúc.
– Là đặc điểm riêng của người nói về giọng điệu, cách lựa chọn từ ngữ, diễn đạt biểu hiện:
+ Mỗi người có một giọng nói khác nhau, có thói quen dùng từ khác nhau.
+ Qua giọng nói, có thể biết được người nói, đoán được tuổi tác, giới tính, địa phương… của họ.
– Lời nói là vẻ mặt thứ hai của con người. Bởi vậy, việc sử dụng từ ngữ của từng người cho thấy nhân cách, trình độ văn hoá của mỗi người.
– Dấu hiệu đặc trưng thứ ba của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là tính cá thể.
Ví dụ 1:
Ông Năm Hên đáp:
– Sáng mai sớm, đi cũng không muộn. Tôi cần một người dẫn đường đến ao sấu đó. Có vậy thôi! Chừng một giờ đồng hồ sau là xong chuyện! Sấu ở ao giữa rừng, tôi bắt nhiều lần rồi. Bà con cứ tin tôi. Xưa nay, bị sấu bắt là người đi ghe xuồng hoặc ngồi rửa chén dưới bến, có bao giờ sấu rượt người ta giữa rừng mà ăn thịt? Tôi không có tài giỏi gì hết, chẳng qua là biết mưu mẹo chút ít, theo như người khác thì họ nói là bùa phép để kiếm tiền. Nghề bắt sấu có thể làm giàu được ngặt tôi không màng thứ phú quới đó. Nói thiệt với bà con: cha mẹ tôi sanh ra chỉ có hai anh em tụi tui. Anh tôi xuống miệt Gò Quao phá rừng lập rẫy hồi mười năm về trước. Sau được tin cho hay: Ảnh bị sấu ở Ngã ba Đình bắt mất. Tôi thề quyết trả thù cho anh. Cực lòng biết bao nhiêu khi nghe ở miệt Rạch Giá, Cà Mau này có nhiều con rạch, ngã ba, mang tên Đầm Sấu, Lung Sấu, Bàu Sấu, sau này hỏi lại tôi mới biết đó là nơi ghê gớm, hồi xưa lúc đất còn hoang. Rạch Cà Bơ He, đó là chỗ sấu lội nhiều, người Miên sợ sấu không dám đi qua mới đặt tên như vậy, cũng như Phá Tam Giang, Truông nhà Hồ của mình, ngoài Huế.
Trong đoạn trích trên, ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện dưới dạng viết của tác phẩm văn học để tái hiện cuộc hội thoại hàng ngày về việc đi bắt cá sấu:
Việc dùng từ ngữ ở đoạn văn này khá nhuần nhị, tự nhiên, in đậm sắc thái ngôn ngữ của vùng sông rạch đồng bằng sông Cửu Long ở cực Nam của Tổ quốc, và đây là ngôn ngữ của người đứng tuổi, từng trải trong nghề bắt cá sấu, có nét dân dã, bình dị: Có vậy thôi, là xong chuyện, bà con cứ tin tôi, rượt, ngặt, phú quới, miệt, cực lòng, không nói cá sấu mà nói sấu, với Sấu lợn, Đầu Sấu, Lưng Sấu, … Nhờ vậy, lời nói nhân vật sinh động, mang đậm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
Ví dụ 2:
Chúng tôi đi
Nắng mưa sờn, mép ba lô,
Tháng năm bạn cùng thôn xóm
Nghỉ lại lưng đèo
Xem thêm : Biện pháp tu từ – khoa học
Nằm trên dốc nắng
Kì hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng,
Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa.
Đoạn thơ tuy thuộc văn bản nghệ thuật, nhưng có những chi tiết của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
– Về nội dung, đoạn thơ thuật lại cảnh sinh hoạt gần gũi, thân mật hằng ngày của một đơn vị bộ đội trong kháng chiến chống Pháp.
– Những hình ảnh, chi tiết trong sự việc rất cụ thể (nắng mưa sờn mép ba lô, nghỉ lại lưng đèo, nằm trên dốc nắng, kì hộ lưng nhau, quờ chân tìm hơi ấm,…).
– Có một đoạn hội thoại giữa những người lính, ở đó họ dùng những từ xưng hô thân mật, suồng sã và dùng từ địa phương, từ khẩu ngữ (đằng nớ, tớ,…).
Ví dụ 3:
Mình về có nhớ ta chăng,
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong câu ca dao trên là các từ mình, ta (cách xưng hô thân mật, thường dùng trong khẩu ngữ).
Ví dụ 4:
Hỡi cô yếm trắng lòa xòa,
Lại đây đập đất trồng cà với anh.
Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong câu ca dao trên là cách xưng hô thân mật: Cô – anh, ngoài ra, còn có các từ ngữ nôm na, giản dị, gần với đời sống sinh hoạt hàng ngày “yếm trắng lòa xòa”, “đập đất, trồng cà”.
Trên đây là nội dung bài viết Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là gì? Ví dụ phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 06:51
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024