Categories: Tổng hợp

Quỹ dự phòng tài chính theo thông tư 200

Published by

Các doanh nghiệp cần dự đoán được các tổn thất có thể xảy ra trong tương lai để chủ động chuẩn bị nguồn tài chính. Do đó, các quỹ dự phòng tài chính ra đời để nhằm mục đích “để dành” 1p phần lợi nhuận được trích từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cho việc trang trải này một cách hợp lý. Để biết thêm thông tin ACC mời bạn tham khỏa bài viết Quỹ dự phòng tài chính theo thông tư 200

Quỹ dự phòng tài chính theo thông tư 200

1. Quỹ dự phòng tài chính là gì?

Quỹ dự phòng tài chính là khoản tiền được trích lập ra từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, dùng để dự phòng cho những tổn thất, thiệt hại về tài sản có khả năng xảy ra trong tương lai.

Có thể hiểu trích lập quỹ dự phòng là sự ước tính những biến động thực tế về lợi nhuận thuần của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể chủ động nguồn tài chính cho những tổn thất có thể dự báo được, hạn chế việc bơm phồng lợi nhuận thuần khi tính đến những tổn thất trên thực tế có thể xảy ra.

Quỹ dự phòng tài chính thuộc vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Việc trích lập và sử dụng quỹ này phải tuân theo quy định hiện hành đối với tổ chức tài chính vi mô.

>> Xem thêm: Quỹ đầu tư phát triển là gì?

2. Các phương pháp trích lập quỹ dự phòng tài chính

Áp dụng phương pháp trích lập quỹ dự phòng tài chính nào cần dựa trên đối tượng có khả năng gây tổn thất đang xem xét. Hiện nay, quỹ dự phòng của doanh nghiệp có các khoản cơ bản như sau:

– Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: dự phòng cho phần tiền chênh lệch khi giá trị thực bán (giá trị thuần có thể thực hiện được) của hàng tồn kho thấp hơn giá trị ghi sổ.

– Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư: dự phòng cho sự sụt giảm giá trị trong danh mục đầu tư, gồm: giảm giá các chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ, suy giảm giá trị đầu tư khi góp vốn cho công ty khác.

– Dự phòng tổn thất nợ phải thu khó đòi: dự phòng cho phần nợ phải thu đã quá hạn thanh toán hoặc có khả năng quá hạn thanh toán.

– Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng: dự phòng cho phần chi phí tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện sau khi đã bán.

2.1. Phương pháp trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Phương pháp này áp dụng đối với hàng tổn kho giảm giá, đảm bảo các điều kiện sau:

– Có chứng từ, hóa đơn hoặc các bằng chứng hợp pháp khác chứng minh được giá vốn hàng tồn kho.

– Doanh nghiệp có quyền sở hữu hàng tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

Công thức tính mức trích lập dự phòng hàng tồn kho như sau:

Mức trích dự phòng giảm giá đối với hàng tồn kho = Lượng hàng tồn kho thực tế (vào thời điểm lập báo cáo tài chính năm) X Giá gốc hàng tồn kho (căn cứ theo sổ kế toán) – Giá trị thuần của hàng tồn kho có thể được thực hiện

Trong đó:

– Giá gốc hàng tồn kho được thực hiện theo hướng dẫn của Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC và văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).

– Giá trị thuần của hàng tồn kho có thể được thực hiện = giá bán ước tính của hàng tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm – chi phí ước tính cho quá trình hoàn thành sản phẩm và tiêu thụ.

2.2. Phương pháp trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư

Trích lập đối với các khoản đầu tư chứng khoán:

Áp dụng đối với các loại chứng khoán đang niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường trong nước. Tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm, khoản đầu tư chứng khoán có giá trị thực tế trên thị trường thấp hơn giá trị đang hạch toán trên sổ kế toán.

Công thức tính mức trích lập dự phòng như sau:

Mức trích lập dự phòng cho khoản giảm giá đầu tư chứng khoán = Giá trị khoản đầu tư chứng khoán của doanh nghiệp trên sổ kế toán tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm – Số lượng chứng khoán tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm mà doanh nghiệp đang sở hữu x Giá chứng khoán thực tế trên thị trường tại thời điểm lập báo cáo tài chính

Đối với các khoản đầu tư khác:

Áp dụng đối với các khoản đầu tư, góp vốn vào các tổ chức kinh tế trong nước (không phải các khoản đầu tư chứng khoán). Tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm, có cơ sở cho thấy giá trị khoản đần tư này giảm so với giá trị đầu tư của doanh nghiệp.

Công thức tính mức trích lập dự phòng như sau:

Mức trích lập dự phòng cho từng khoản đầu tư = Tỷ lệ % vốn sở hữu điều lệ thực góp cho tổ chức nhận vốn góp vào lúc trích lập dự phòng X ( Vốn đầu tư thực tế mà chủ sở hữu của tổ chức kinh tế nhận vốn góp vào thời điểm trích lập dự phòng – Vốn chủ sở hữu của tổ chức nhận góp vốn vào thời điểm trích lập dự phòng )

Trong đó, doanh nghiệp căn cứ trên Bảng cân đối kế toán năm tại thời điểm trích lập dự phòng để xác định số vốn đầu tư thực tế (mã số 411 và mã số 412) và vốn chủ sở hữu của tổ chức kinh tế nhận vốn góp được (mã số 410).

2.3. Phương pháp và mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng tính theo thời gian quá hạn như sau:

– 6 tháng đến dưới 1 năm: trích 30% giá trị khoản nợ.

– 1 năm đến dưới 2 năm: trích 50% giá trị khoản nợ.

– 2 năm đến dưới 3 năm: 70% giá trị khoản nợ.

– 3 năm trở lên: 100% giá trị khoản nợ.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hàng hóa hoặc dịch vụ viễn thông, khoản nợ phải thu quá hạn đối với khoản phải thu từ trả chậm/trả góp hàng hóa hoặc các loại cước dịch vụ viễn thông trả sau, mức trích lập dự phòng tính theo thời gian nợ quá hạn như sau:

– 3 tháng đến dưới 6 tháng: 30% giá trị khoản nợ.

– 6 tháng đến dưới 9 tháng: 50% giá trị khoản nợ.

– 9 tháng đến dưới 12 tháng: 70% giá trị khoản nợ.

– 12 tháng trở lên: 100% giá trị khoản nợ.

Các điều kiện trích lập dự phòng các khoản thu khó đòi là gì?

Khoản dự phòng này áp dụng cho các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán hoặc chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng quá hạn, đồng thời phải đảm bảo những điều kiện sau:

Phải có chứng từ gốc chứng minh số tiền khoản thu khó đòi, bao gồm:

– Một trong số các chứng từ gốc: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, cam kết nợ.

– Bản đối chiếu công nợ; nếu không thì doanh nghiệp phải cung cấp văn bản đòi nợ đã gửi (có dấu xác nhận của đơn vị chuyển phát hoặc dấu bưu điện) hoặc văn bản đề nghị đối chiếu xác nhận công nợ.

– Bảng kê công nợ.

– Bản thanh lý hợp đồng (nếu có).

– Các chứng từ liên quan khác có (nếu có).

Khoản nợ phải thu khó đòi phải có đủ căn cứ xác định:

– Khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 6 tháng trở lên (tính theo thời hạn trả nợ gốc ban đầu, không tính đến thời gian gia hạn trả nợ), doanh nghiệp vẫn chưa thu hồi được nợ mặc dù đã đôn đốc thanh toán hoặc gửi đối chiếu xác công nợ nhận nợ.

– Doanh nghiệp cung cấp được các bằng chứng chứng minh khoản nợ phải thu tuy chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng không trả được đúng hạn.

– Trường hợp các khoản nợ mua của doanh nghiệp mua bán nợ, thời gian quá hạn sẽ được tính kể từ ngày quyền chủ nợ được chuyển giao giữa các bên.

2. 4. Phương pháp trích lập dự phòng bảo hành hàng hóa, sản phẩm, công trình xây dựng và dịch vụ

Áp dụng trích lập cho những hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm, công trình xây dựng còn trong thời hạn bảo hành mà doanh nghiệp đã cung cấp/bán/bàn giao. Theo cam kết/hợp đồng với người mua, doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, bảo hành, hoàn thiện.

Khi thực hiện bảo hành, sửa chữa thì phải có xác nhận của chủ đầu tư/người mua về số lượng/giá trị bảo hành, sửa chữa.

3. Câu hỏi thường gặp

This post was last modified on 05/02/2024 11:54

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

7 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

8 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

11 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

16 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

16 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

18 giờ ago