Để bảo vệ quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam bên cạnh việc nghiên cứu góp phần làm rõ những quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân, thì hiện nay chúng ta đã và đang dần hoàn thiện tất cả các văn bản quy phạm pháp luật từ Luật, pháp lệnh đến các văn bản dưới luật theo tinh thần về quyền con người, quyền công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp. Và điều hiển nhiên Bộ luật tố tụng hình sự cũng không ngoại lệ, khi quy định về nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm về thân thể của cá nhân con người.
Nếu có bất kỳ thắc mắc muốn được tư vấn chi tiết MIỄN PHÍ về luật khám bệnh, chữa bệnh mới nhất, hãy Liên Hệ Ngay tới số điện thoại 0908308123 để được Luật sư riêng của Luật Hoàng Anh giải đáp và hỗ trợ pháp lý nhanh chóng – hiệu quả nhất.
Bạn đang xem: Nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể được quy định như thế nào?
Cơ sở pháp lý được quy định tại:
“Điều 10. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy định của Bộ luật này. Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người.”
Quyền con người là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, nguyên tắc này được quy định trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, sự kế thừa BLTTHS năm 2003 và những văn bản pháp luật TTHS khác ở nước ta, phù hợp với tiêu chí về quyền con người của pháp luật quốc tế.
Xem thêm : Có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ không? Mẹ nên lưu ý điều gì?
Điều 19 Hiếp pháp 2013 có quy định:
“Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.”
Tại khoản 1 Điều 20 của Hiến pháp 2013:
“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”
Hay quyền con người còn được quy định tại Điều 14 Hiến pháp năm 2013:
“1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”
Như vậy, quyền con người là quyền không ai có thể xâm phạm được, mỗi cá nhân đều có quyền được sống, quyền tự do và quyền bất khả xâm phạm thân thể, được Nhà nước và pháp luật coi trong và bảo vệ. Không một cơ quan tổ chức nào có quyền được bắt và giam giữ người trái quy định và bất khả xâm phạm trái phép về thân thể. Trừ trường hợp khi có dấu hiệu phát hiện tội phạm, mà cơ quan tiến hành tố tụng: Tòa án, Viện kiểm sát ra quyết định hoặc phê duyệt bắt và giam giữ người để phục vụ cho công tác điều tra, xét xử. Và việc bắt người cũng phải tuân theo quy định cụ thể:
Thứ nhất, phải có quyết định của Tòa án: Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp, chức năng của tòa án chính là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người và quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích Nhà nước, bảo vệ lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, bằng những hoạt động của mình Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiem chỉnh chấp hành pháp luật, thượng tôn pháp luật, có ý thức đấu tranh phòng chống tội phạm. Bản án, quyết định của TAND có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Xem thêm : 65 tuổi là tuổi con gì? hợp với tuổi nào, màu gì?
Thứ hai, phải có quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước CHXHCN Việt Nam. VKSND có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN , bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Viện kiểm sát thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều được phát hiện kịp thời đúng người đúng tội, đúng pháp luật và không làm oan cho người vô tội, không để lọt người phạm tội. Và Viện kiểm sát có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
– Yêu cầu khởi tố, hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án trái Luật, phê chuẩn, không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; trực tiếp khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong những trường hợp do BLTTHS quy định;
– Quyết định, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra, truy tố theo quy định của BLTTHS năm 2015.
Bên cạnh việc quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát thì còn áp dụng trong trường hợp cá nhân thực hiện phạm tội quả tang mà bị bắt giữ. Trường hợp “phạm tội quả tang” được hiểu là gì? Theo đó, bắt người phạm tội quả tang là bắt người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi phạm tội thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Và đối với cá nhân nào thực hiện hành vi phảm tội quả tang khi bị phát hiện thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và tước vũ khí và giải ngay đến cơ quan công an, Viện kiểm sát, hoặc ủy ban nhân dân nơi gần nhất của hành vi thực hiện tội phạm.”
“Các biện pháp ngăn chặn” là những biện pháp tố tụng hình sự do cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật áp dụng đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo khi có căn cứ do BLTTHS quy định, nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn bị can, bị cáo gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.”
Và việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, khẩn cấp phải được áp dụng theo đúng quy định của Bộ luật TTHS năm 2015 được quy định tại Điều 109 và Điều 110 của BLTTHS năm 2015, sau khi xác định đủ căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, hoặc tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội thì trong thẩm quyền khả năng của mình các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có quyền bắt, giữ người và tạm giam để bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử và tất cả các hoạt động: bắt, giam giữ người đều phải được tiến hành theo đúng trình tự do BLTTHS năm 2015 quy định, để bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của con người không bị tước đi.
Đặc biệt, để bảo đảm cho quyền bất khả xâm phạm về thân thể, không cho phép tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất cứ hình thức nào đối xử xâm phạm đến thân thể, tính mạng và sức khỏe con người, nếu vi phạm đề sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, so với Điều 6 của BLTTHS năm 2003, thì BLTTHS năm 2015 đã điều chỉnh và bổ sung quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể” và chỉnh lý nội dung: “ Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình” thành “ Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe cả con người” nâng cao vị thế, quyền con người, quyền tự do của công dân, sao cho phù hợp với Hiến pháp và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Luật Hoàng Anh
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 08/04/2024 07:39
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024