Categories: Tổng hợp

Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội như thế nào?

Published by

Quản lý Nhà nước và xã hội là một hoạt động đặc biệt của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, công dân Việt Nam có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội. Vậy quyền tham gia quản lý Nhà nước của công dân như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết bên dưới nhé!

Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là gì?

Quản lý nhà nước là một hoạt động đặc biệt được thực hiện bằng quyền lực của Nhà nước. Quản lý xã hội là hoạt động điều hành cho sự phát triển của mọi khía cạnh trong xã hội từ chính trị, kinh tế đến văn hóa truyền thông…

Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội là quyền hợp pháp của người tham gia nhất định được phép điều hành những hoạt động của liên quan đến Nhà nước và xã hội. Quyền tham gia quản lý Nhà nước, xã hội là quyền được tham gia vào bộ máy Nhà nước và các tổ chức xã hội. Người được tham gia có quyền được bàn luận, đánh giá, đưa ý kiến đối với mọi hoạt động của Nhà nước và tổ chức của xã hội.

Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội là quyền hợp pháp của công dân

Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội như thế nào?

Theo Điều 28 của Hiến pháp năm 2013, quy định về quyền tham gia quản lý nhà nước và xã của công dân: “Công dân có quyền được tham gia vào quản lý Nhà nước và xã hội, có quyền thảo luận và kiến nghị với cơ quan Nhà nước về vấn đề trong cả nước.”

Như vậy, quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội là một quyền cơ bản của mọi công dân. Nhà nước phẩm đảm bảo quyền lợi hợp pháp này của mọi công dân được tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc quản lý Nhà nước, xã hội. Công dân có quyền tham gia thảo luận, kiến nghị vào những vấn đề chung từ xây dựng bộ máy Nhà nước đến phát triển kinh tế, xã hội. Công dân được quyền tham gia quản lý trong phạm vi từ cơ sở địa phương đến cả nước.

Xét về bản chất của quản lý Nhà nước, xã hội, công dân vừa là chủ thể vừa là đối tượng quản lý. Như vậy, quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội là hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp với tư cách cá nhân vào các công việc của Nhà nước. Công dân có quyền được tham gia xây dựng, tuyên truyền về chính sách, pháp luật. Công dẫn cũng có quyền được ra quyết định, kiến nghị, tố cáo, khiếu nại về hoạt động về chính trị, kinh tế, xã hội…

Công dân tham gia quản lý Nhà nước và xã hội đảm bảo sự ổn định và phát triển

Mục đích để công dân tham gia vào quản lý Nhà nước và xã hội là giúp đảm bảo sự ổn định và phát triển chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, nội dung, mức độ quản lý Nhà nước và xã hội của công dân sẽ có tính khuôn khổ và hạn chế nhất định. Tính khuôn khổ và hạn chế trong quyền tham gia quản lý sẽ dựa trên nhiều yếu tố như:

Điều kiện để công dân tham gia quản lý Nhà nước và xã hội

Điều kiện để công dân được tham gia vào quản lý Nhà nước và xã hội là công dân phải đủ mười tám tuổi. Quy định về điều kiện có quyền tham gia vào quản lý Nhà nước và xã hội được quy định trong Hiến pháp 2013.

Công dân trên 18 tuổi đủ điều kiện tham gia quản lý Nhà nước và xã hội

Trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, công dân đủ 18 tuổi có quyền được bầu cử và công dân đủ 21 tuổi có quyền ứng của vào bộ máy quản lý Nhà nước: Quốc hội, Hội đồng nhân dân… Trong Luật Trưng cầu ý dân, công dân đủ 18 tuổi có quyền được tham gia biểu biết vào các vấn đề chung của xã hội khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

Một số trường hợp đối tượng đặc biệt bị hạn chế quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, cụ thể là:

Trường hợp không được tham gia bầu cử và ứng cử ở Quốc hội và Hội đồng nhân dân: Công dân có vi phạm pháp luật hình sự thuộc các nhóm đối tượng sau: Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án có hiệu lực của Tòa án; Người đang chấp hành phạt tù; Người mất năng lực hoặc bị hạn chế hành vi dân sự; Người đang bị khởi tố vị can; Người đang chấp hành bản án của Tòa án; Người đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích; Người đang chấp hành xử lý hành chính trong các cơ sở giáo dục, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Trường hợp không được bỏ phiếu biểu quyết trong hoạt động trưng cầu ý dân của Nhà nước: Người đã bị kết án tử hình đang chờ thi hành án; Người chấp hành án phạt tù không được hưởng án treo.

Trường hợp không được làm việc ở các tổ chức, cơ quan Nhà nước: Người đã từng có hành vi vi phạm pháp luật hình sự

Những hình thức tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân

Gián tiếp

Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội gián tiếp thông qua việc thực hiện quyền bầu cử. Công dân được Nhà nước trao quyền bầu cử, giám sát, chất vấn đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân.

Bầu cử là hình thức gián tiếp tham gia vào quản lý Nhà nước của công dân

Công dân được tham gia quản lý Nhà nước và xã hội qua các tổ chức. Nhà nước có những chính sách cho phép công dân tham gia nhiều hơn trong hoạt động quản lý Nhà nước thông qua tổ chức mà bản thân là thành viên.

Trực tiếp

Công dân đủ điều kiện (trên 21 tuổi) có quyền tham gia trực tiếp và quản lý Nhà nước, xã hội thông qua việc ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Thông qua cơ chế tuyển dụng và năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, công dân được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào các vị trí của các cơ quan và bộ máy Nhà nước.

Công dân (trên 18 tuổi) được thảo luận, được đưa ý kiến trực tiếp trong các mọi vấn đề của quốc gia khi Nhà nước trưng cầu ý dân. Đây chính là quyền và trách nhiệm ở mức độ cao nhất của công dân.

Công dân được tham gia đóng góp ý kiến, phát biểu ý kiến về các nội dung liên quan đến chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Công dân có thể ứng cử vào Quốc hội để tham gia trực tiếp quản lý Nhà nước

Công dân có quyền kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động cả bộ máy Nhà nước. Công dân có quyền tố cáo, đấu tranh khi bộ máy Nhà nước xuất hiện tệ nạn tiêu cực như: quan liêu, hách dịch, cửa quyền, lãnh phí…

Công dân được góp ý kiến trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Công dân có quyền tham trực tiếp vào thảo luận các quyết định trong những vấn đề liên quan đến đời sống, làm việc ở cơ sở địa phương. Công dân có thể góp ý trực tiếp và đưa ra cách khắc phục, giải quyết vấn đề bất cập, gây tác động xấu đến đời sống, làm việc.

Công dân có thể trực tiếp khiếu nại, tố cáo về việc làm trái pháp luật của tổ chức, cơ quan và công chức Nhà nước theo Luật Khiếu nại hay Luật Tố cáo. Mọi khiếu nại và tố cáo của công dân đều được được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, lắng nghe và giải quyết.

Trên đây là những kiến thức về quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của công dân. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu thêm về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của một công dân trong việc xây dựng và phát triển xã hội.

This post was last modified on 02/02/2024 02:31

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

6 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

6 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

9 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

14 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

14 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

16 giờ ago