Categories: Tổng hợp

Ai có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội?

Published by

Quản lý của nhà nước là hoạt động quản lý đặc biệt, được thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Quản lý xã hội là sự quản lý tổng thể xã hội chứ không phải là quản lý khía cạnh xã hội của sự phát triển. Vậy ai có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội?

Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là gì?

Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội là quyền tham gia bộ máy nhà nước và tổ chức xã hội là tham gia bàn bạc, đánh giá, tổ chức xã hội, các hoạt động chung của tổ chức của xã hội. Đây là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương, quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng phát triển kinh tế – xã hội.

Ai có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội?

Căn cứ quy định tại Điều 28 – Hiến pháp năm 2013, quy định về quyền này như sau:

“ Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan Nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.”

Như vậy, theo khái niệm cũng như quy định của pháp luật thì quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của công dân.

Điều kiện tham gia quản lý nhà nước và xã hội

Bên cạnh câu hỏi ai có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội thì điều kiện để được tham gia quản lý nhà nước và xã hội cũng được quan tâm. Cụ thể các điều kiện như sau:

Độ tuổi tham gia quản lý nhà nước và xã hội: Hiến pháp 2013 quy định, công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân . Việc thực hiện các quyền này do luật định. Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

Để thống nhất thực hiện, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định: “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp”. Luật Trưng cầu ý dân cũng quy định “Công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân có quyền bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”, trừ trường hợp không được ghi tên, bị xóa tên trong danh sách cử tri.

Bên cạnh đó, các trường hợp sau hạn chế quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội:

– Trường hợp không được bầu cử, ứng cử đại biểu quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

Luật Bầu cử đại biểu quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân quy định một số trường hợp không được bầu cử, không được ứng cử đại biểu quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân khi có hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Bao gồm: Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; Người đang bị khởi tố bị can; Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án; Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích; và Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

– Những trường hợp không được bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân bao gồm:

+ Người bị kết án tử h́ình đang trong thời gian chờ thi hành án;

+ Người đang phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo; nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ mà được trả tự do thì những người này được bổ sung tên vào danh sách cử tri và nhận thẻ cử tri để bỏ phiếu trưng cầu ý dân;

+ Người đã có tên trong danh sách cử tri nếu đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị kết án tử hình, phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo thì Ủy ban nhân dân xã xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.

– Những trường hợp không được làm việc trong cơ quan nhà nước

Luật Cán bộ, công chức quy định người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự không được tuyển dụng, làm việc trong cơ quan nhà nước. Thêm vào đó, Luật cũng đề cập điều kiện dự tuyển công chức và xử lý kỷ luật cũng loại trừ những người đang làm việc có vi phạm pháp luật ra khỏi bộ máy nhà nước.

Trên đây là nội dung bài viết ai có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

This post was last modified on 18/01/2024 11:42

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

10 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

10 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

13 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

18 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

18 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

20 giờ ago