Để làm cơ sở cho việc hoàn thiện hoạt động ban hành các loại quyết định quản lý nhà nước, tìm hiểu sâu sắc bản chất, chức năng pháp lý cũng như làm tốt hơn công tác tập hợp hóa và pháp điển hóa thì việc nghiên cứu và phân loại các loại quyết định hành chính là rất quan trọng.
Có thể phân loại quyết định hành chính theo các tiêu chí khác nhau: Phân loại theo tính chất pháp lý, theo chủ thể ban hành, theo trình tự ban hành, theo phạm vi hiệu lực, v.v..
Bạn đang xem: Phân loại quyết định hành chính
Theo căn cứ này thì quyết định hành chính được chia thành quyết định hành chính chủ đạo, quyết định hành chính quy phạm và quyết định hành chính cá biệt.
Quyết định hành chính chủ đạo là loại quyết định mà các chủ thể có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích đưa ra những chủ trương, chính sách, những giải pháp lớn về quản lý hành chính đối với cả nước, một vùng hoặc đối với một đơn vị hành chính nhất định.
Đây là loại quyết định đặc biệt quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước, thẩm quyền ra các quyết định chủ đạo này thường thuộc về những chủ thể có vị trí quan trọng trong hệ thống hành chính. Loại quyết định này thường được ban hành với hình thức là Nghị quyết của Chính phủ.
Ví dụ: Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 14/5/2019 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019- 2021.
Xem thêm : 9 cách phồi đồ siêu hack dáng cùng quần short nữ
Quyết định hành chính quy phạm có vai trò đặc biệt quan trọng, là nền tảng của sự điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động quản lý, là công cụ cơ bản để thực hiện các nhiệm vụ, chức năng quản lý nhà nước, thiết lập trật tự cho việc thực hiện các hoạt động điều hành cụ thể. Do đó, việc ban hành quyết định quy phạm là hoạt động mang tính đặc trưng của các chủ thể được sử dụng quyền hành pháp là biểu hiện của hoạt động lập quy. Trên cơ sở luật của Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội, các chủ thể có thẩm quyền trong hệ thống hành chính nhà nước sẽ ban hành những quy phạm chủ yếu nhằm cụ thể hóa luật, pháp lệnh để quản lý xã hội trong từng lĩnh vực.
Quyết định hành chính quy phạm chứa đựng quy tắc xử sự, xác định các quyền và nghĩa vụ cho các đối tượng liên quan, quyết định quy phạm tạo ra một khuôn khổ pháp lý, trong đó các chủ thể của pháp luật hành chính sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Các quyết định quy phạm là cơ sở cho việc ban hành các quyết định cá biệt.
uyết định hành chính quy phạm do nhiều chủ thể có thẩm quyền khác nhau ban hành với những hình thức, nội dung và mục đích khác nhau. Hiện nay, quyết định quy phạm được ban hành dưới hình thức là Nghị định của Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ ra quyết định quy phạm với hình thức là những quyết định; Quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp, v.v..
Theo cách hiểu thông thường, quyết định hành chính cá biệt là các quyết định giải quyết các vụ việc cụ thể còn gọi là quyết định áp dụng pháp luật, được áp dụng một lần cho một hoặc một số đối tượng cụ thể. Các quyết hành chính định cá biệt được ban hành trên cơ sở của quyết định hành chính chủ đạo cũng như quyết định hành chính quy phạm nhằm mục đích để các chủ thể có thẩm quyền giải quyết các công việc cụ thể trên từng lĩnh vực của quản lý hành chính nhà nước, chính vì vậy mà quyết định hành chính cá biệt trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật hành chính cụ thể. Việc ban hành các quyết định hành chính cá biệt là hoạt động thường xuyên, quan trọng, thông qua đó mà pháp luật được thi hành.
Dựa vào căn cứ này chúng ta có các loại quyết định sau:
Theo quy định của Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước, Chính phủ ra quyết định hành chính dưới hình thức là những nghị quyết, nghị định. Cũng theo quy định trong các văn bản nêu trên và Nghị định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định hành chính dưới hình thức là các quyết định, chỉ thị.
Xem thêm : Rửa mặt bằng nước vo gạo: Cách làm và một số lưu ý
Ví dụ: Quyết định số 20/2019/QĐ-TTg ngày 12/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan hanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam.
Bộ là cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương có thẩm quyền chuyên môn, được sử dụng quyền hành pháp trong lĩnh vực chuyên môn do mình quản lý. Để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, mỗi bộ, cơ quan ngang bộ đều có quyền ra các quyết định hành chính dưới hình thức là những quyết định, chỉ thị và thông tư.
Ví dụ: Quyết định số 391/QĐ-BTC ngày 20/3/2019 của Bộ Tài chính về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, thay thế trong lĩnh vực thuế thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính; Chỉ thị số 2919/CT-BGDĐT ngày 10/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 – 2019 của ngành Giáo dục; hông tư số 07/2019/TT-BNV ngày 01/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ viên chức.
Theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền ban hành quyết định, chỉ thị (Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định quyết định của Ủy ban nhân dân là văn bản quy phạm pháp luật); còn Chủ tịch Ủy ban nhân dân với tư cách là người đứng đầu Ủy ban nhân dân cũng có thẩm quyền ban hành các quyết định, chỉ thị nhưng là văn bản cá biệt (như quyết định xử phạt hành chính, quyết định giải quyết khiếu nại, v.v.)
Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân chủ yếu được tổ chức và hoạt động theo chế độ báo cáo, các cơ quan này được xác định là cơ quan giúp việc về chuyên môn cho Ủy ban nhân dân. Về thẩm quyền ban hành quyết định hành chính, cơ quan này được quyền ra các quyết định hành chính dưới hình thức quyết định và chỉ thị (quyết định cá biệt).
Khác với các loại quyết định nêu trên về chủ thể ra quyết định chỉ do một chủ thể duy nhất ban hành để thực hiện quyền lực nhà nước, quyết định hành chính liên tịch được ban hành bởi nhiều cơ quan nhà nước khác nhau, có cả sự phối hợp của tổ chức xã hội như Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam).
Quyết định hành chính liên tịch có hình thức là những thông tư liên tịch, nghị quyết liên tịch, số lượng các quyết định liên tịch không nhiều như các loại quyết định nêu trên.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 27/02/2024 02:25
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024