Categories: Tổng hợp

Bầu có được ăn rau răm không? BS Giải Đáp

Published by

Bác sĩ chuyên về sức khỏe sinh sản tại trungtamytethanhthuy.com trả lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến trungtamytethanhthuy.com chúng tôi. Bầu có được ăn rau răm không là câu hỏi mà rất nhiều mẹ bầu thắc mắc khi muốn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe thai nhi. Để có thể giải đáp được chính xác câu hỏi này thì mời mẹ bầu cùng bác sĩ tìm hiểu ngay những thông tin có trong bài viết dưới đây nhé.

Giá trị dinh dưỡng của rau răm

Rau răm là một loại ra vị đã quá quen thuộc đối với các chị em yêu bếp, và cũng là một loại rau được rất nhiều quý cô yêu thích. Theo tên gọi, rau răm còn được gọi với các tên là thủy liễu, loại rau này rất dễ kiếm và dễ trồng. Đặc tính của rau răm là loại cây thân thảo, có đốt, màu xanh đốm ở mặt trên, mặt dưới màu đỏ tím. Về hương vị thì loại rau này có tính cay và hơi nồng, mùi hắc, tính âm và có chứa tinh dầu.

Trong rau răm có chứa chất flavonoid chống oxy hóa tốt, ngăn ngừa lão hóa và chặn những tế bào ung thư phát triển. Ngoài ra, ăn rau răm còn có hỗ trợ về tiêu hóa, trừ phong hàn và tiêm viêm rất tốt. Chính vì thế mà loại rau này được sử dụng rất nhiều trong các loại món ăn như cháo lươn, nộm, cháo trai, trứng vịt lộn,…Do đó mà có rất nhiều mẹ bầu khi yếu thích các món ăn này thì đều phân vân không biết bầu có được ăn rau răm không.

[Bác sĩ tư vấn] Bà bầu có được ăn rau răm không?

Như bạn đọc đã biết, rau răm là loại rau có rất nhiều tác dụng tốt với sức khỏe con người. Tuy nhiên bà bầu có ăn rau răm được không lại là vấn đề mà các mẹ bầu cần tìm hiểu. Theo bác sĩ chuyên khoa tư vấn, bầu có được ăn rau răm không còn tùy vào từng giai đoạn phát triển của thai nhi. Cụ thể quá trình đó được giải thích như sau:

Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, bà bầu có được ăn rau răm không thì câu trả lời tuyệt đối là không nên ăn. Lý do là bởi vì rau răm là một loại thân tía, loại rau này sẽ không có tác dụng tốt đối với thai nhi đang trong giai đoạn phát triển ổn định. Quá trình mang thai 3 tháng đầu được đánh giá là thời điểm rất quan trọng, nếu không đảm bảo việc ăn uống đúng cách thì rất có thể gây sảy thai. Và một trong những loại rau có thể gây sảy thai trong thời điểm này chính là rau răm. Với thành phần của rau răm khi ăn vào thời điểm nhạy cảm những tháng đầu sẽ kích thích đến thành tử cung, làm cho nó co bóp mạnh nên dẫn đến băng huyết, sảy thai. Vậy nên, bà bầu trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ tuyệt đối không nên ăn rau răm.

Các tháng tiếp theo của thai kỳ, qua 3 tháng đầu tiên của thai kỳ thì thai nhi đã dần ổn định và bắt đầu phát triển mạnh. Với thời điểm này thì mẹ bầu có thể ăn rau răm được, nhưng số lượng không quá nhiều, chỉ nên ăn vừa đủ. Nhưng, để đảm bảo an toàn tuyệt đối thì mẹ bầu cũng cần hỏi bác sĩ trực tiếp tư vấn, thăm khám sức khỏe thai sản của bản thân để được tư vấn cụ thể nhất. Vì không phải mẹ bầu nào cũng có sức khỏe giống nhau, nếu cơ thể mẹ bầu và thai nhi yếu cũng không nên ăn rau răm để bảo vệ an toàn. Quá trình mang thai là thời gian nhạy cảm và rất quan trọng, để có thể bảo vệ được cả mẹ và bé thì mẹ bầu cần hỏi ý kiến chính xác từ bác sĩ về từng vấn đề.

  • Có bầu uống trà Lipton được không?
  • Bụng bầu 4 tháng đã to chưa tìm hiểu về thai nhi ở tháng thứ 4
  • 10 Dấu hiệu chắc chắn mang thai bé trai chính xác 100%

Sau sinh có được ăn rau răm không?

Ngoài câu hỏi bà bầu có được ăn rau răm không thì sau khi sinh cũng là thời điểm mà rất nhiều bà mẹ tìm hiểu về câu hỏi này. Bởi vì có rất nhiều chị em truyền tai nhau rằng, sau sinh ăn rau răm có thể bị mất sữa nên nhiều chị em lo lắng. Vậy liệu đây có phải là một thông tin chính xác hay không?

Trên thực tế, sau khi sinh là thời điểm mà các bà mẹ đã ổn định về mặt sức khỏe và có thể ăn đa dạng các món hơn. Và rau răm cũng không nằm ngoại lệ, mẹ bầu có thể ăn rau răm cùng với các món ăn khác. Tuy nhiên, số lượng ăn ban đầu cũng không nên quá nhiều, chỉ ăn số lượng vừa đủ để cảm nhận cơ thể có bị kích ứng gây ra ảnh hưởng nào hay không. Và cũng chưa có nghiên cứu nào cho thấy rằng sau sinh ăn rau răm sẽ bị mất sữa, vì thế mà mẹ bầu không nên quá lo lắng.

Thậm chí, sau khi sinh là thời điểm mà mẹ bầu thường xuyên bị khó tiêu, hệ tiêu hóa kém hoặc có triệu chứng buồn nôn,…Nếu ăn lượng ray răm vừa đủ và đảm bảo an toàn thì nó còn có thể giải quyết được những vấn đề này. Nếu có lựa chọn ăn rau răm thì thai phụ có thể ăn kèm rau răm cùng một số loại đồ ăn khác như trứng vịt lộn, cháo trai,…Và nên ăn rau rõ nguồn gốc, đảm bảo sạch sẽ, không có các loại thuốc tăng trưởng.

Bà bầu nên và không nên ăn những loại rau nào?

Mang thai là quá trình mà mỗi mẹ bầu đều rất lo lắng tìm hiểu về những dưỡng chất hay các món ăn khi nạp và cơ thể. Do đó mà dù ăn bất kể loại đồ ăn nào thì mẹ bầu cũng đều tìm hiểu rằng không biết bản thân nên và không nên ăn gì. Trong bài viết này, bác sĩ không chỉ giải đáp cho bạn đọc về câu hỏi bầu có được ăn rau răm không, mà còn gợi ý cho các mẹ bầu về các loại rau nên và không nên ăn khi mang bầu.

1. Các loại rau nên ăn khi mang bầu

Rau củ quả là nhóm thực phẩm rất cần thiết đối với mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai. Việc ăn đủ lượng rau cần thiết sẽ hỗ trợ mẹ bầu bổ sung được nhiều chất dinh dưỡng, cũng như là hạn chế được những tình trạng táo bón, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ hay các bệnh về tiêu hóa khi mang thai. Dưới đây là nhóm các loại rau mà mẹ bầu nên ăn khi mang bầu:

  • Nhóm rau ăn lá, ăn hoa: Đây là một nhóm rau đã quá quen thuộc trong các bữa ăn của mỗi gia đình. Và những loại rau ăn lá, ăn hoa mà mẹ bầu nên ăn có thể kể đến như rau cải bó xôi, rau bắp cải, bông cải xanh, rau súp lơ, rau chân vịt, bông atiso hay các loại rau có chứa nhiều vitamin C, B, A,….
  • Nhóm rau ăn quả: Ngoài nhóm rau ăn lá, ăn hoa thì mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm các loại rau ăn quả. Nhóm rau này không chỉ bổ sung nhiều dưỡng chất mà còn rất tốt cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Mẹ cần cần bổ sung những loại rau ăn quả có nhiều dưỡng chất như cà chua, bí đao, bí ngô, ớt chuông,…
  • Nhóm rau ăn củ: Một nhóm rau nữa tốt cho mẹ bầu cần bổ sung là nhóm rau ăn củ. Với nhóm rau này sẽ đem lại cho mẹ bầu sức khỏe, hỗ trợ tiêu hóa rất tốt và ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ. Đó chính là các loại củ như khoai lang, củ sen, cà rốt, khoai tây, củ cải,…

2. Các loại rau không nên ăn khi mang bầu

Lưu ý về những loại rau không nên ăn là kiến thức mà chắc chắn mỗi mẹ bầu cần nắm được để hỗ trợ cho quá trình mang thai được an toàn, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tránh ăn những loại rau dưới đây sẽ là cách để mẹ bầu hạn chế được nguy cơ sảy thai, cũng như là đảm bảo sức khỏe thai nhi:

  • Rau ngót: Đây là một loại rau tuyệt đối không nên ăn khi mang bầu, dù nó có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Trong rau ngót có chứa các loại chất khiến mẹ bầu khi ăn vào sẽ gây co bóp tử cung dẫn đến nguy cơ sảy thai và sinh non. Trường hợp mẹ bầu có tiền sử thai lưu, sảy thai thì càng không nên ăn loại rau này.
  • Rau sam: Đối với người bình thường, rau sam có thể mang đến hiệu quả là cung cấp nhiều vitamin, omega 3 để hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu phụ nữ mang thai ăn rau sam lại có thể gây ra hiện tượng chướng bụng, tiêu chảy, phân loãng và tỳ vị kém nên mẹ bầu cần lưu ý không nên ăn.
  • Mướp đắng: Theo nghiên cứu cho thấy, mẹ bầu nếu ăn mướp đắp trong quá trình mang thai có thể khiến cho tử cung và bộ phận dạ dày co bóp làm tăng nguy cơ sinh non. Ngoài ra, ăn mướp đắng còn có thể khiến mẹ bầu bị đầu hơi, đau bụng, ợ nóng khó chịu,…Vậy nên mướp đắng được xếp vào loại rau ăn quả mà mẹ bầu không nên sử dụng.
  • Rau ngải cứu: Mẹ bầu trong quá trình mang thai 3 tháng đầu không nên ăn rau ngải cứu, vì trong loại rau này có chứa những loại chất khiến mẹ bầu bị co thắt tử cung nguy hiểm. Đặc biệt là đối với những mẹ bầu thường xuyên có triệu chứng tim đập nhanh, cơ địa nóng trong người thì càng không nên ăn rau ngải cứu.
  • Đu đủ xanh: Nhóm cây ăn quả đu đủ xanh có lẽ là “kẻ thù” của mỗi mẹ bầu khi mang thai. Vì trong đu đủ xanh có chứa các loại chất khiến cho mẹ bầu bị co thắt tử cung mạnh mẽ kể cả những tháng đầu của thai kỳ hay về sau. Nhất là enzyme có chứa trong nhựa đu đủ sẽ gây ra tình trạng xuất huyết, dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Do vậy mà mẹ bầu cần tuyệt đối lưu ý không ăn đu đủ xanh trong quá trình mang bầu để đảm bảo an toàn.

Như vậy, những thông tin có trong bài viết trên của trungtamytethanhthuy.com đã giải đáp được chi tiết, chính xác về câu hỏi bà bầu có được ăn rau răm không ở đầu bài viết. Hy vọng đây sẽ là một nguồn kiến thức hữu ích đối với tất cả mẹ bầu trong quá trình tìm kiếm cẩm nang chăm sóc sức khỏe thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. Nếu cần tư vấn thêm về bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến sức khỏe sinh sản, hãy nhấc máy và liên hệ ngay tới hotline/zalo số điện thoại để được trực tiếp bác sĩ chuyên khoa giải đáp miễn phí mọi khung giờ.

This post was last modified on 19/03/2024 06:19

Published by

Bài đăng mới nhất

Tử vi tháng 12/2024 tuổi Tý âm lịch: Cuối năm hối hả, nhìn đâu cũng thấy cơ hội

Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…

57 phút ago

Top 3 con giáp SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần (20-22/11)

Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…

2 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn tham vọng hay an phận thủ thường?

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…

3 giờ ago

Tử vi hôm nay: Điểm danh 4 con giáp nắm bắt cơ hội, chạm tới thành công ngày 20/11/2024

Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…

4 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh chuẩn số VÀNG dễ dàng lấy may

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…

18 giờ ago

Tử vi thứ 4 ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Dần nóng nảy, Mão tự ti

Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…

18 giờ ago