Categories: Tổng hợp

Sau dấu chấm phẩy có cần viết hoa không? Trường hợp nào bắt buộc viết hoa?

Published by
Video sau chấm phẩy có viết hoa không

Trong quá trình soạn thảo văn bản có nhiều người thắc mắc sau dấu chấm phẩy có cần viết hoa không? Cùng tìm hiểu về các trường hợp bắt buộc phải viết hoa trong soạn thảo văn bản và tìm câu trả lời cho câu hỏi trên tại bài viết bên dưới.

Sau dấu chấm phẩy có viết hoa không?

Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định phải viết hoa sau các dấu câu và khi xuống dòng phải viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh.

Nghị định này không bắt buộc phải viết hoa chữ cái đầu tiên sau dấu chấm phẩy (;). Như vậy, sau dấu chấm phẩy không cần phải viết hoa.

Các trường hợp quy định bắt buộc phải viết hoa

Hiện nay, trong một số trường hợp pháp luật quy định văn bản phải viết hoa trong một số trường hợp cụ thể. Theo đó,

Viết hoa danh từ riêng chỉ tên người

  • Đối với tên người Việt Nam:Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của tên người. Trường hợp viết tên hiệu, tên nhân vật lịch sử thì viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết.

  • Đối với tên người nước ngoài: Nếu tên đã phiên âm Hán – việt thì viết hoa theo quy tắc viết hoa tên Việt Nam. Nếu tên không phiên âm thì viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất trong mỗi thành phần.

Viết hoa tên địa lý

  • Tên địa lý Việt Nam

  • Tên đơn vị hành chính được cấu tạo từ danh từ chung và tên riêng thì viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng, không dùng dấu gạch nối.

  • Tên đơn vị hành chính được cấu tạo từ danh từ chung và chữ số, tên người, tên sự kiện lịch sử thì viết hoa cả danh từ chung chỉ đơn vị hành chính đó.

  • Tên địa lý được cấu tạo từ danh từ chung chỉ địa hình và danh từ riêng trở thành tên riêng của địa danh đó thì viết hoa tất cả các chữ cái tạo nên địa danh. Nếu danh từ chung chỉ địa hình đi liền với danh từ riêng thì không viết hoa danh từ chung, chỉ viết hoa danh từ riêng.

  • Tên địa lý chỉ một vùng, miền, khu vực nhất định được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng vài từ chỉ phương hướng khác thì viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên địa lý. Nếu tên cấu tạo từ từ chỉ phương hướng và danh từ chỉ địa hình thì viết hoa các chữ cái đầu mỗi âm tiết.

  • Tên địa lý nước ngoài

  • Tên địa lý đã được phiên âm thì viết tương tự như tên địa lý Việt Nam.

  • Tên địa lý không phiên âm thì viết tương tự như viết hoa tên người nước ngoài.

Viết hoa tên cơ quan, tổ chức

  • Tên cơ quan, tổ chức Việt Nam

  • Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức và chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức.

  • Trường hợp đặc biệt: Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,…

  • Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài

  • Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài đã được dịch nghĩa thì viết tương tự như viết tên cơ quan, tổ chức Việt Nam.

  • Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài ở dạng viết tắt thì viết bằng chữ in hoa như nguyên ngữ hoặc viết tên chuyển tự La-tinh nếu nguyên ngữ không thuộc hệ La-tinh.

Một số trường hợp đặt biệt phải viết hoa

  • Viết hoa danh từ thuộc trường hợp đặc biệt

Theo đó, danh từ được xác định thuộc trường hợp đặc biệt được quy định bao gồm: Nhân dân và Nhà nước.

  • Viết hoa tên các huân chương, huy chương, viết hoa các danh hiệu vinh dự

Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết của các thành phần tạo thành tên riêng của huân chương, huy chương và danh hiệu; đồng thời viết các từ chỉ thứ, hạng.

  • Viết hoa tên chức vụ, học vị, danh hiệu

Viết hoa tên học vị, chức vụ đi liền với tên người cụ thể.

  • Viết hoa danh từ chung đã được riêng hóa

Khi dùng một nhân xưng, đứng độc lập và thể hiện sự trân trọng thì phải viết hoa chữ cái đầu của từ hoặc cụm từ chỉ tên gọi đó.

  • Viết hoa tên ngày lễ, ngày kỷ niệm

Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên ngày lễ, ngày kỷ niệm đó.

  • Viết hoa tên các loại văn bản

Viết hoa chữ cái đầu của tên loại văn bản, đồng thời viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi của văn bản (văn bản được nêu cụ thể).

  • Viết hoa khi viện dẫn quy định trong văn bản quy phạm pháp luật

Viết hoa chữ cái đầu của phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản và điểm của một văn bản trong trường hợp viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản và điểm đó.

  • Viết hoa tên các năm âm lịch, ngày tết, ngày, tháng trong năm

  • Tên năm âm lịch: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi của năm âm lịch.

  • Tên ngày tết: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi của ngày tết.

  • Tên các ngày và tháng trong năm: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết chỉ ngày và tháng (nếu không dùng chữ số).

  • Viết hoa tên các sự kiện lịch sử và triều đại

Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành sự kiện lịch sự và tên sự kiện. Nếu có các con số chỉ mốc thời gian thì ghi bằng chữ và viết hoa chữ đó.

  • Viết hoa tên các tác phẩm, sách báo và tạp chí

Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên tác phẩm, sách báo và tạp chí.

Giải đáp liên quan đến viết hoa sau các dấu câu

Hiện nay các quy định liên quan đến viết hoa sau các dấu câu được quy định tại phụ lục II ban hành kèm Nghị định 30/2020/NĐ-CP. Cụ thể:

Sau dấu chấm than có viết hoa không?

Theo quy định, văn bản phải viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh. Câu hoàn chỉnh sẽ được kết thúc bởi các dấu câu sau:

  • Dấu chấm câu (.);

  • Dấu chấm hỏi (?);

  • Dấu chấm than (!).

Vì vậy, sau dấu chấm than phải viết viết hoa. Ngoài dấu chấm than, văn bản còn cần viết hoa sau dấu chấm câu và dấu chấm hỏi.

Sau dấu gạch ngang có viết hoa không?

Hiện nay, không có văn bản nào quy định sau dấu gạch ngang (-) phải viết hoa. Vì vậy, sau dấu gạch ngang không cần viết hoa.

Sau ba chấm có viết hoa không?

Hiện nay, không có văn bản nào quy định sau dấu chấm lửng hay còn gọi là dấu ba chấm (…) phải viết hoa. Vì vậy, sau dấu ba chấm không cần viết hoa.

Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi sau dấu chấm phẩy có cần viết hoa không? Trường hợp nào bắt buộc viết hoa? Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung trên vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn.

This post was last modified on 01/04/2024 11:32

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

11 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

11 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

14 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

19 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

20 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

21 giờ ago