19/08/2020
1. Quy định về viết hoa trong văn bản
Bạn đang xem: Những điểm cần lưu ý về viết hoa và căn cứ ban hành trong văn bản hành chính theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP
Từ ngày 05/3/2020, thể thức của văn bản hành chính đã có sự điều chỉnh theo quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về công tác văn thư.
Về cơ bản, Nghị định số 30/2020/NĐ-CP và Thông tư số 01/2011/TT-BNV vẫn quy định viết hoa trong 5 trường hợp, tuy nhiên có một số điểm mới tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP, cụ thể:
STT
Trường hợp
viết hoa
Nghị định 30/2020/NĐ-CP
Thông tư số 01/2011/TT-BNV
1
Viết hoa vì phép đặt câu
Viết hoa sau dấu chấm câu (.), sau dấu chấm hỏi (?), sau dấu chấm than (!) và khi xuống dòng
Viết hoa sau dấu chấm câu (.), sau dấu chấm hỏi (?), sau dấu chấm than (!), sau dấu chấm lững (…), sau dấu hai chấm (:), sau dấu hai chấm trong dấu ngoặc kép (: “…”) và khi xuống dòng
2
Viết hoa tên địa lý
Trường hợp viết hoa đặc biệt: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh
Trường hợp viết hoa đặc biệt: Thủ đô Hà Nội
3
Viết hoa trong các trường hợp khác
3.1
Viết hoa trong trường hợp đặc biệt
Danh từ thuộc trường hợp đặc biệt: Nhân dân, Nhà nước
Không quy định
3.2
Trường hợp viện dẫn văn bản
Trường hợp viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản thì viết hoa chữ cái đầu của phần, chương, mục, tiểu mục, điều
Xem thêm : Top 7+ các loại lá gội đầu sau sinh giảm rụng tóc, trị gàu siêu hiệu quả
Trường hợp viễn dẫn các điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của điều, khoản, điểm
3.3
Tên gọi các tôn giáo, giáo phái, ngày lễ tôn giáo
Không quy định
Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên gọi
2. In nghiêng căn cứ ban hành trong văn bản
Khoản 6 Phần II Phụ lục I Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định:
“6. Nội dung văn bản
a) Căn cứ ban hành
….Căn cứ ban hành văn bản được trình bày bằng chữ in thường, kiểu chữ nghiêng, cỡ chữ từ 13 đến 14, trình bày dưới phần tên loại và trích yếu nội dung của văn bản; sau mỗi căn cứ phải xuống dòng, cuối dòng có dấu chấm phẩy (;), dòng cuối cùng kết thúc bằng dấu chấm…”.
Trong thời gian đầu thực hiện, quy định trên gây nhằm lẫn cho một số cơ quan, đơn vị khi soạn thảo văn bản chính là bắt buộc trong văn bản bản hành chính (như Công văn, Kế hoạch…) phải có phần căn cứ ban hành và nội dung này được in nghiêng như quy định.
Tuy nhiên, ngày 15/5/2020 Cục văn thư và lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ đã có Công văn số 380/VTLTNN-NV về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 30/2020/NĐ-CP cho Chi cục Văn thư – Lưu trữ tỉnh Tuyên Quang. Theo đó, việc in nghiêng căn cứ ban hành chỉ áp dụng đối với Nghị quyết và Quyết định.
Đồng thời, việc điều chỉnh in nghiêng căn cứ ban hành văn bản như trên, đã thống nhất thể thức trình bày của Nghị quyết, Quyết định cá biệt và Nghị quyết, Quyết định quy phạm pháp luật./.
TRÂM HUỲNH
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 27/03/2024 09:33
Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…
Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…
Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?
Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…
Tử vi hôm nay: 4 con giáp có khả năng đạt được thành công vào…
Con số may mắn hôm nay 19/11/2024: Xin số ông DIAH, tận hưởng vận may