Categories: Tổng hợp

Phụ nữ sau sinh ăn trứng vịt lộn được không? Có gây mất sữa không?

Published by

Sau sinh ăn trứng vịt lộn được không, có gây mất sữa không là vấn đề các mẹ bỉm đặc biệt quan tâm. Aspa Lady sẽ giúp giải đáp thắc mắc và gợi ý một số món ăn ngon từ trứng vịt lộn để mẹ sau sinh bồi bổ sức khỏe nhé!

Thành phần dinh dưỡng có trong trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn là quả trứng mà phôi bên trong đã hình thành con non, được bao bọc trong vỏ trứng. Trứng vịt lộn chứa hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao, trung bình 1 quả trứng vịt lộn chứa những thành phần như sau:

  • 98 calo
  • 7.3g protein
  • 6.7g lipid
  • 2.2g glucid
  • 234.9mg Beta carotene
  • 1.62mg vitamin C
  • 324 mg cholesterol
  • 44.3mg canxi
  • 139.3mg kali
  • 472.5mg vitamin
  • 114.5mg photpho
  • 1.62mg sắt

Tham khảo thêm: Phụ nữ sau sinh ăn củ đậu được không? Ăn có gây mất sữa không?

Sau sinh ăn trứng vịt lộn được không?

Có, mẹ có thể ăn trứng vịt lộn sau sinh khi mà các vết thương do sinh nở đã hồi phục và lành lại, hệ tiêu hóa mẹ ổn định. Trứng vịt lộn chứa nhiều dưỡng chất như canxi, sắt, kali, phốt pho, beta carotene… giúp tăng cường sức khỏe, mẹ bỉm nhanh chóng có năng lượng và sức khỏe tốt để chăm sóc con nhỏ.

Sau sinh bao lâu được ăn trứng vịt lộn?

Sau sinh 1 tháng ăn trứng vịt lộn được không? Sau sinh 2 tháng ăn trứng vịt lộn được không? Sau sinh 3 tháng ăn trứng vịt lộn được không? Sau sinh 4 tháng ăn trứng vịt lộn được không? Đó là những thắc mắc mà chị em phụ nữ sau sinh rất quan tâm.

Sau sinh thường bao lâu ăn được trứng vịt lộn?

Với phụ nữ sinh thường, chị em có thể ăn trứng vịt lộn sau sinh khoảng 1 tháng. Lúc này hệ tiêu hóa của mẹ bỉm đã hoạt động ổn định, do đó ăn trứng vịt lộn sẽ không gây ra các vấn đề rối loạn tiêu hóa. Trường hợp mới sinh xong ăn ngay trứng vịt lộn, trong khi thực phẩm này dinh dưỡng cao, mẹ sau sinh khó có thể hấp thụ được tất cả dưỡng chất, dẫn đến khó tiêu, đầy bụng.

Sinh mổ bao lâu được ăn trứng vịt lộn?

Với những phụ nữ sinh mổ, thời điểm phù hợp để ăn trứng vịt lộn đó là sau sinh 3 tháng. Lúc này vết thương mổ về cơ bản đã hồi phục và lành, do đó ăn trứng vịt lộn chứa protein cao sẽ không gây sẹo lồi mất thẩm mỹ. Những ai có cơ địa kém, dễ bị sẹo lồi thì nên kiêng ăn trứng vịt lộn sau 4 – 5 tháng sinh mổ là tốt nhất. Bên cạnh đó nếu mẹ bỉm nào gặp vấn đề thừa cân, bệnh gan thận… thì tốt hơn nên kiêng ăn trứng vịt lộn.

Sau sinh ăn trứng vịt lộn có gây mất sữa không?

Không, chưa có bất cứ nghiên cứu nào cho biết việc ăn trứng vịt lộn gây mất sữa. Thực tế trong cuộc sống có rất nhiều mẹ bỉm thường xuyên ăn trứng vịt lộn và cũng không gặp vấn đề giảm sữa hay mất sữa. Trong trứng vịt lộn có chứa nhiều dưỡng chất tốt như canxi, sắt, chất béo, khi ăn vào giúp nguồn sữa mẹ bổ sung nhiều dinh dưỡng, khi trẻ bú sẽ hấp thụ tốt và mau lớn, khỏe mạnh, cứng cáp hơn. Bởi vậy mẹ hoàn toàn an tâm ăn trứng vịt lộn sau sinh mà không cần lo lắng sẽ mất sữa.

Tác dụng của trứng vịt lộn với phụ nữ sau sinh

Mẹ sau sinh ăn trứng vịt lộn được không? Có, sau khi cơ thể và hệ tiêu hóa ổn định, mẹ bỉm hoàn toàn có thể ăn trứng vịt lộn mỗi tuần. Thực phẩm này mang đến nhiều giá trị sức khỏe đối với người ăn, cụ thể:

Bổ huyết

Hàm lượng sắt trong trứng vịt lộn giúp mẹ bỉm ngăn ngừa tình trạng thiếu máu tương đối tốt, từ đó hấp thụ các dưỡng chất vào trong cơ thể tốt hơn.

Cung cấp năng lượng hoạt động

Mỗi quả trứng vịt lộn chứa tới 98 calo cùng nhiều vitamin, dưỡng chất, do đó có thể cung cấp năng lượng tức thì cho cơ thể, giúp bạn làm việc và hoạt động hiệu quả.

Giúp tăng cân

Đối với những mẹ bỉm bị suy nhược cơ thể, gầy gò sau sinh con thì có thể ăn trứng vịt lộn để bồi bổ. Do chứa nhiều calo và hàm lượng chất béo, bởi vậy ăn trứng vịt lộn sẽ giúp phụ nữ sau sinh nhanh chóng tăng cân. Tuy nhiên cũng chỉ nên ăn liều lượng vừa phải để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Làm giảm đau đầu

Nhờ có nhiều dưỡng chất mà khi ăn trứng vịt lộn, chị em sẽ bớt đau đầu, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, cảm thấy tỉnh táo và khỏe mạnh trở lại.

Phụ nữ sau sinh nên ăn bao nhiêu quả trứng vịt lộn mỗi tuần?

Sau sinh ăn trứng vịt lộn được không? Có, ăn trứng vịt lộn vào thời điểm phù hợp sau sinh giúp bà đẻ nhận được nhiều dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé. Mặc dù hàm lượng dinh dưỡng ở trứng vịt lộn cao thế nhưng không vì thế mẹ bỉm lạm dụng và ăn mỗi ngày. Bởi việc ăn thường xuyên trứng vịt lộn có thể làm tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể, gây ra nhiều bệnh huyết áp, tim mạch. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sau sinh mẹ bỉm chỉ nên ăn 2 quả trứng vịt lộn/tuần. Còn lại thì mẹ cần bổ sung nhiều thực phẩm bổ dưỡng khác như tôm, thịt, cá, rau, hoa quả… để sữa mẹ có nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Mẹ sau sinh cần lưu ý gì khi ăn trứng vịt lộn?

Sau sinh ăn trứng vịt lộn được không? Câu trả lời là Có. Thế nhưng mẹ cũng cần biết ăn trứng vịt lộn đúng cách để tốt cho sức khỏe, cụ thể như:

Ăn với liều lượng phù hợp

Như đã nói ở trên, mỗi tuần mẹ bỉm chỉ nên ăn từ 1 – 2 quả trứng vịt lộn. Ăn nhiều trứng vịt lộn quá mức có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch do sự tích tụ cholesterol xấu, đồng thời dư thừa vitamin A, gây đau đầu, xương yếu, rụng tóc.

Nên ăn trứng vịt lộn kèm rau răm

Mẹ sau sinh nên ăn trứng vịt lộn kèm rau răm và chút gừng để tốt cho sức khỏe. Bởi trứng vịt lộn có tính hàn, tanh, trong khi rau răm lại có tính ấm, vị cay nồng, giúp làm ấm bụng, giảm nguy cơ đầy hơi, lạnh bụng, tiêu chảy. Sự kết hợp trứng vịt lộn – rau răm giúp cân bằng âm dương trong cơ thể, tránh bị rối loạn tiêu hóa.

Tránh ăn trứng vịt lộn chín để qua đêm

Mẹ sau sinh tuyệt đối không nên ăn trứng vịt lộn luộc chín đã để qua đêm. Bởi như thế khiến sản sinh ra nhiều vi khuẩn có hại, ăn vào tích tụ độc tố hoặc ngộ độc thực phẩm tức thời.

Hạn chế ăn trứng vịt lộn vào buổi tối

Phụ nữ sau sinh nói riêng và mọi người nói chung nên hạn chế ăn trứng vịt lộn vào buổi tối. Lý do bởi trong trứng chứa lượng cholesterol và protein cao, ăn buổi tối dễ gây đầy bụng, khó ngủ và tăng cân.

Sau khi ăn trứng vịt lộn tránh uống trà

Không ít người có thói quen uống 1 tách trà sau khi ăn trứng vịt lộn nhằm mục đích khử mùi tanh. Tuy nhiên hành động này không tốt cho sức khỏe, axit tannic trong trà kết hợp với protein trong trứng khiến quá trình tiêu hóa của cơ thể bị cản trở, rối loạn.

Phụ nữ sau sinh trường hợp nào nên hạn chế ăn trứng vịt lộn?

Trong một số trường hợp, do gặp các vấn đề sức khỏe riêng mà chị em sau sinh nên hạn chế hoặc kiêng ăn trứng vịt lộn, cụ thể:

Phụ nữ sau sinh mắc bệnh tim mạch

Lượng protein và cholesterol trong trứng vịt lộn xếp top cao, ăn nhiều dễ khiến cholesterol xấu tăng tích tụ trong máu, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tắc nghẽn động mạch gây đột quỵ, nguy hiểm đến tính mạng.

Phụ nữ sau sinh bị gan nhiễm mỡ, mỡ máu

Hàm lượng đạm trong trứng vịt lộn sẽ khiến quá trình tích tụ mỡ trong máu và gan nhanh hơn, làm bệnh tình ngày càng trở nên nghiêm trọng, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Phụ nữ sau sinh mắc bệnh về gan

Trong cơ thể con người, gan được biết đến với sức năng đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. Ăn nhiều trứng vịt lộn với tính hàn khiến gan khó có thể hoạt động tốt, làm cho người bệnh khó tiêu, đau bụng, đầy hơi.

Phụ nữ sau sinh bị cao huyết áp

Với những chị em huyết áp vốn đã cao, khi nạp vào cơ thể lượng cholesterol và protein cao trong trứng vịt lộn sẽ khiến huyết áp gia tăng nhanh đột ngột gây nguy hại sức khỏe.

Món ngon từ trứng vịt lộn cho phụ nữ sau sinh

Mẹ cho con bú ăn trứng vịt lộn được không? Có, mẹ có thể ăn trứng vịt lộn sau sinh thường 1 tháng và sau sinh mổ 3 tháng. Dưới đây là các món ngon từ trứng vịt lộn để mẹ tham khảo:

Trứng vịt lộn luộc

Nghe có vẻ đơn giản nhưng không phải mẹ nào cũng biết luộc trứng vịt lộn đúng cách, có thể luộc còn sống ảnh hưởng đến hương vị và hàm lượng dinh dưỡng trong món ăn. Rửa sạch và cho trứng vịt lộn vào nồi, đổ nước lọc vào đảm bảo ngập trứng. Cho thêm 1 chút muối trắng vào nồi, việc này sẽ giúp tránh nứt vỏ trứng khi luộc. Bật lửa lớn và luộc trứng, khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa và đun trong khoảng 15 phút. Bạn cần chú ý luộc trứng thật kỹ để tránh bị tiêu chảy, đau bụng. Nên ăn trứng vịt lộn cùng gừng, rau răm ngay khi còn nóng để tránh bị tanh và tránh lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa.

Trứng vịt lộn chiên nước mắm

Nguyên liệu chuẩn bị: 3 – 4 quả trứng vịt lộn, 50g bột chiên giòn, ½ củ tỏi băm nhuyễn, 1 quả ớt băm nhuyễn, 2 – 3 nhánh hành lá cắt nhỏ, đường, dầu ăn, nước mắm. Cách làm: Trứng vịt lộn rửa sạch, đem luộc chín rồi bóc vỏ. Lấy bột chiên giòn trộn với 100ml nước lọc, khuấy đều. Bắc chảo lên bếp, cho 300ml dầu ăn vào đun nóng. Lấy trứng vịt lộn nhúng vào bột chiên giòn, sau đó thả vào chảo để chiên vàng các mặt. Vớt trứng ra để ráo dầu. Bắc chảo lên bếp, đun nóng 1 thìa dầu ăn, cho tỏi băm vào phi thơm, sau đó cho 1 thìa đường, 1 thìa mắm, ớt băm vào khuấy đều cho tan hết. Tiếp đến cho thêm 1 thìa nước lọc vào, nấu đến khi sôi và sánh lại thì vặn lửa nhỏ và cho trứng vịt lộn vào đảo đều để thấm nước sốt trong 3 – 4 phút. Cuối cùng cho hành lá vào chảo, đảo nhanh vài giây rồi tắt bếp. Món trứng vịt lộn chiên nước mắm đã hoàn thành.

Trứng vịt lộn hầm ngải cứu

Sau sinh ăn trứng vịt lộn được không? Có, mẹ bỉm có thể chế biến món trứng vịt lộn hầm ngải cứu để bồi bổ sức khỏe. Nguyên liệu chuẩn bị: 3 quả trứng vịt lộn, 1 bó lá ngải cứu nhỏ, ½ củ gừng, 1 nắm lá rau răm, 1 quả chanh, 2 quả ớt, 3 – 4 nhánh hành lá, dầu ăn, tiêu, hạt nêm. Cách làm: Trứng vịt lộn rửa sạch, đem đi luộc trứng, bóc vỏ. Rau răm nhặt bỏ rễ, rửa sạch. Hành lá rửa sạch, thái nhỏ. Gừng cạo vỏ và thái sợi. Ngải cứu nhặt và rửa sạch, để ráo. Bắc nồi lên bếp, cho 1 thìa dầu ăn vào nồi, sau đó cho gừng, hành lá vào phi thơm, rồi cho ngải cứu vào xào sơ. Tiếp đến cho 1 bát nước nóng và trứng vịt lộn đã bóc vỏ vào, đun đến khi nước sôi thì thêm 1 thìa hạt nêm, 1/3 thìa tiêu xay, khuấy đều. Vặn lửa nhỏ và hầm trứng vịt lộn ngải cứu trong khoảng 20 – 30 phút cho đến khi nước gần cạn thì tắt bếp. Múc món ăn ra đĩa, ăn kèm rau răm, muối tiêu chanh, ớt băm ngay khi trứng còn nóng.

Trứng vịt lộn xào me

Nguyên liệu chuẩn bị: 5 quả trứng vịt lộn, 50g lạc, 40g me vắt, 50g rau răm, ½ củ tỏi, 2 quả ớt, mắm, dầu ăn, muối, đường. Cách làm: Rửa trứng vịt lộn sạch đem luộc chín, bóc vỏ trứng, tách phần nước trứng vịt lộn và phần trứng ra riêng. Bắc chảo lên bếp, cho 1 thìa muối và lạc vào rang nhỏ lửa khoảng 5 – 7 phút, đến khi lạc chín thì đổ ra rổ, để nguội thì bóc vỏ lụa bên ngoài hạt lạc. Ớt thái lát, tỏi bóc vỏ băm nhuyễn, rau răm rửa sạch, 1 nửa để nguyên còn 1 nửa băm nhuyễn. Làm nước sốt me: Cho me vắt vào 150ml nước sôi, dầm me thật kỹ qua rây và lấy phần nước cốt. Trộn nước cốt me với nước trứng vịt lộn, thêm 3 thìa đường, 3 thìa mắm, 1/3 thìa muối khuấy đều để hỗn hợp hòa tan. Cho chảo lên bếp, đổ 2 thìa dầu ăn vào đun nóng rồi phi thơm tỏi băm, đổ phần nước sốt me xào trên lửa lớn 3 phút rồi cho ớt cắt lát vào, nêm lại hợp khẩu vị và xào thêm 2 phút nữa. Cho trứng vịt lộn vào chảo đảo cùng nước sốt me với lửa nhỏ trong 10 phút, đến khi hỗn hợp nước sốt sền sệt lại thì cho rau răm cắt nhỏ vào đảo nhanh rồi tắt bếp. Bày món ăn ra đĩa, rắc lạc lên trên, trang trí rau răm xung quanh rồi sẵn sàng thưởng thức.

Cháo trứng vịt lộn

Nguyên liệu chuẩn bị: ½ bát gạo tẻ, 3 quả trứng vịt lộn, 100g nấm rơm, ½ củ tỏi, 1 củ hành tím, 1 quả ớt, ½ củ gừng, 1 quả chanh, rau răm, mắm, muối, hạt nêm, đường, dầu ăn, tiêu… Cách làm: Nấm rơm rửa sạch, vớt để ráo, để nguyên hoặc cắt đôi, cắt ba đều được. Tỏi, gừng, hành tím bỏ vỏ, băm nhuyễn. Tiếp đến cho chúng vào cối cùng với ớt, nước cốt ½ quả chanh, 1 thìa đường rồi giã thật nhuyễn. Cho thêm mắm vào trộn đều. Vo gạo thật sạch, để ráo. Bạn bắc nồi lên bếp, đổ gạo vào nồi rồi rang với lửa nhỏ, đến khi gạo vàng thơm thì cho nước vào nấu cháo. Sau khoảng 30 phút đến khi cháo chín thì cho trứng vịt lộn đập vào nồi, đun thêm 10 phút rồi cho nấm rơm vào. Tiến hành nêm nếm gia vị vào nồi cháo: 1/3 thìa bột ngọt, 1 thìa muối, ½ thìa đường, ½ thìa hạt nêm. Nấu thêm 5 phút thì tắt bếp. Múc cháo trứng vịt lộn ra bát, ăn cùng với hỗn hợp nước mắm tỏi, ớt, gừng, chanh băm ban nãy rất ngon.

Trứng vịt lộn um bầu

Sau sinh sản phụ ăn trứng vịt lộn um bầu cũng mang đến giá trị sức khỏe rất tốt. Nguyên liệu chuẩn bị: 5 quả trứng vịt lộn, 200g bầu, 1 bó mồng tơi nhỏ, hành lá, hành tím, dầu ăn, hạt nêm… Cách làm: Rửa trứng, đem luộc trứng vịt lộn khoảng 20 – 30 phút cho chín, bóc vỏ. Bầu gọt vỏ, bỏ hạt, rửa sạch rồi thái miếng vừa ăn. Rau mồng tơi nhặt lấy ngọn non, rửa sạch. Hành lá rửa sạch, thái nhỏ. Hành tím bóc vỏ, băm nhuyễn. Cho nồi lên bếp, đổ ít dầu ăn vào đun nóng rồi đem phi thơm hành tím. Cho trứng vịt lộn cùng 200ml nước sôi vào đun cùng. Đến khi nước sôi thì bạn cho 1 thìa hạt nêm, rồi cho bầu, nấu trong khoảng 4 phút. Cho mồng tơi vào nồi, đậy nắp 1 phút thì mở ra cho hành lá và thêm chút ớt vào, nêm nếm lại gia vị vừa ăn, tắt bếp.

Thực phẩm chức năng Aspa Lady giúp tăng cường nội tiết tố cho phụ nữ sau sinh

Sau sinh ngoài chú ý đến chế độ ăn uống thì chị em phụ nữ còn rất quan tâm đến việc bổ sung nội tiết tố nữ cho cơ thể. Nguyên nhân bởi sau sinh, phần lớn phụ nữ đều trải qua giai đoạn suy giảm nội tiết, gây nên các vấn đề như khô hạn vùng kín, đau rát âm đạo khi quan hệ, giảm ham muốn tình dục, da nám và khô sạm, tóc gãy rụng, xơ rối, kinh nguyệt rối loạn, mất ngủ, tâm trạng dễ cáu gắt, lo âu.

Viên uống Aspa Lady ra đời là “cứu cánh” cho chị em đang băn khoăn và đau đầu về những triệu chứng khó nói trên. Thành phần trong viên uống được làm từ các thảo dược quý như thiên môn chùm, sâm tố nữ, đương quy, bạch thược, sâm maca, nhung hươu… đều có tác dụng bổ sung nội tiết tố nữ nhanh chóng, giúp chị em giữ gìn nét thanh xuân và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Viên uống nội tiết Aspa Lady được sản xuất tại nhà máy lớn nhất miền bắc – Bigfa, nhà máy này đạt tiêu chuẩn GMP với quy trình tiên tiến, hiện đại, khép kín. Sản phẩm cũng đã được chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, do đó chị em hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng lâu dài. Mỗi ngày chỉ cần 2 viên Aspa Lady là chị em đã giúp bản thân níu giữ thêm tuổi trẻ, cuộc sống vui khỏe và hạnh phúc tràn đầy.

Xem thêm:

  • Mẹ sau sinh ăn sầu riêng được không? Ăn có gây mất sữa không?
  • Phụ nữ sau sinh ăn thịt vịt được không? Có gây mất sữa không?
  • Phụ nữ sau sinh ăn đậu phụ được không? Ăn có gây mất sữa không?
  • Phụ nữ sau sinh ăn bơ được không? Ăn bơ có bị mất sữa không?
  • Phụ nữ sau sinh ăn xoài được không? Có mất sữa không?

This post was last modified on 01/05/2024 06:36

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

9 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

9 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

13 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

18 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

18 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

19 giờ ago