Categories: Tổng hợp

“Told + gì”? 4 cấu trúc và một số điều cần lưu ý khi sử dụng “told”

Published by

Trong tiếng Anh, “told” được sử dụng rất phổ biến trong giao tiếp hằng ngày lẫn trong văn viết học thuật. Đây cũng là một điểm ngữ pháp quan trọng trong câu tường thuật ở dạng mệnh lệnh và câu kể. Vậy bạn đã biết “told + gì?” và những cấu trúc liên quan đến “told” chưa? Để giúp bạn giải đáp các thắc mắc, FLYER đã tổng hợp và phân tích chi tiết 4 cấu trúc của “told” cùng một số lưu ý quan trong trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

“Told + gì” và cấu trúc liên quan đến told

1. Nghĩa của “Told”

“Told” là quá khứ phân từ của từ “tell” (có nghĩa là “nói kể, tường thuật lại” một sự kiện, sự việc hay một vấn đề nào đó), được sử dụng phổ biến trong câu tường thuật ở dạng mệnh lệnh và câu kể.

Đây là một trong những kiến thức ngữ pháp tiếng Anh cơ bản mà bạn cần nắm vững vì:

  • “Told” xuất hiện nhiều trong các bài học và bài kiểm tra ở bậc THCS và THPT.
  • “Told” và cấu trúc liên quan đến “told” còn là tiền đề để bạn có thể tự tin trong giao tiếp, thuyết trình và tường thuật bằng tiếng Anh.
Phân tích nghĩa của Told

Ví dụ:

  • He told all the people that he saw about the accident.

Anh ấy đã kể cho tất cả những người mà anh nhìn thấy về vụ tai nạn. .

  • I told him straight that I wasn’t voting for him.

Tôi đã nói thẳng với anh ấy rằng tôi không bỏ phiếu cho anh ấy.

2. Told + gì trong câu tường thuật ở dạng câu kể

“Told” được sử dụng phổ biến trong câu tường thuật ở dạng câu kể nhằm kể lại hay tường thuật lại một sự việc, câu chuyện nào đó dưới lời nói gián tiếp.

“Told + gì” được sử dụng phổ biến trong câu tường thuật ở dạng câu kể

Cấu trúc tổng quát:

S + Told + O + (that) + S + V

Nghĩa: Ai đó đã nói với ai điều gì

Trong đó:

S: Chủ ngữ

O: Tân ngữ

Ví dụ:

  • He told me (that) he had missed the train to Paris the day before.

Anh ấy nói với tôi rằng anh ấy đã bỏ lỡ chuyến tàu đến Paris một ngày trước đó.

  • She told me (that) she had met and had dinner with my mother the day before.

Cô ấy nói (rằng) cô ấy đã gặp và ăn tối với mẹ tôi vào ngày hôm trước.

3. Told + gì trong câu tường thuật ở dạng mệnh lệnh

Câu tường thuật mệnh lệnh được sử dụng khi bạn muốn tường thuật gián tiếp lại một yêu cầu, mệnh lệnh, mong muốn nào đó. Cấu trúc chung của loại câu này là told + to – infinitive”.

Told + gì” được sử dụng phổ biến trong câu tường thuật ở dạng mệnh

Cấu trúc câu khẳng định:

S + Told + O + to-infinitive

Ý nghĩa: Ai đó yêu cầu/ nhờ/ muốn ai làm gì

Trong đó: “to-infinitive” là động từ nguyên thể thêm “to”

Ví dụ:

  • The teacher told me to finish the assignment at the weekend.

Giáo viên yêu cầu tôi phải hoàn thành bài tập vào cuối tuần.

Cấu trúc câu phủ định:

S + Told + O + not to-infinitive

Nghĩa: Ai đó yêu cầu/ mong muốn ai không làm gì

Ví dụ:

  • The tutor told us not to make noise in class.

Gia sư yêu cầu chúng tôi không được làm ồn trong lớp.

4. Những lưu ý khi sử dụng cấu trúc “told” trong câu tường thuật

Khi sử dụng câu tường thuật nói chung và câu tường thuật với động từ “told” nói riêng, bạn cần lưu ý một số quy tắc lùi thì của câu, thay đổi đại từ nhân xưng và trạng từ chỉ thời gian, nơi chốn phù hợp.

4.1 Quy tắc lùi thì của động từ trong câu tường thuật

Khi lời nói được tường thuật lại thì sự việc đó đã xảy ra trong quá khứ. Vì thế, bạn cần phải lùi thì của động từ trong câu để đúng với bối cảnh ban đầu của lời nói.

Told + gì” được sử dụng phổ biến trong câu tường thuật ở dạng mệnh

Ví dụ:

  • Câu trực tiếp: Tom said to me “I went to the supermarket yesterday.”

Tom nói với tôi “Tôi đã đi siêu thị hôm qua.”

-> Câu tường thuật: Tom told me that he had gone to the supermarket the day before.

Tom nói với tôi rằng anh ấy đã đi siêu thị vào ngày hôm trước.

-> Khi chuyển qua câu tường thuật với “told”, bạn cần lùi thì quá khứ đơn của động từ “went” thành quá khứ hoàn thành “had gone”.

Quy tắc áp dụng với các thì khác như sau:

Câu trực tiếpCâu tường thuật

4.2 Thay đổi đại từ nhân xưng

Lưu ý, khi chuyển câu trực tiếp sang câu tường thuật, bạn cần phải thay đổi đại từ nhân xưng cho phù hợp với ngữ cảnh của câu.

Thay đổi đại từ nhân xưng khi chuyển sang câu tường thuật

Ví dụ:

  • Câu trực tiếp: Tom said to me “I went to the supermarket yesterday.”

Tom nói với tôi “Tôi đã đi siêu thị hôm qua.”

-> Câu tường thuật: Tom told me that he had gone to the supermarket the day before.

Tom nói với tôi rằng anh ấy đã đi siêu thị vào ngày hôm trước.

4.3. Thay đổi trạng từ chỉ thời gian và nơi chốn

Ngoài ra, trong câu tường thuật, bạn cần thay đổi các trạng từ chỉ thời gian và nơi chốn sao cho phù hợp với ngữ cảnh được nhắc đến trong câu.

Thay đổi trạng từ chỉ thời gian và nơi chốn

Ví dụ:

  • Câu trực tiếp: Tom said to me “I went to the supermarket yesterday.”

Tom nói với tôi “Tôi đã đi siêu thị hôm qua.”

-> Câu tường thuật: “Tom told me that he had gone to the supermarket the day before.

Tom nói với tôi rằng anh ấy đã đi siêu thị vào ngày hôm trước.

5. Phân biệt “Told”, “Asked” và “Said” trong câu tường thuật

“Told”, “Asked” và “Said” đều được sử dụng trong câu tường thuật nhưng với ý nghĩa khác nhau, cụ thể:

Phân biệt “Told”, “Asked” và “Said” trong câu tường thuật

4.1 Told

Cách dùngVí dụtoldtoldtoldtold

4.2 Asked

Cách dùngVí dụasked asked ask

4.3. Said

Cách dùngVí dụsaid say

5. Bài tập

I. Bài tập chuyển câu trực tiếp thành câu tường thuật với “Told”

II. Tìm lỗi sai ở phần in đậm và sửa lại ở các câu bên dưới

III. Chọn đáp án trả lời đúng nhất trong các câu dưới đây

IV. Điền vào chổ trống cho phù hợp với câu tường thuật

V. Viết lại câu hoàn chỉnh sử dụng câu tường thuật với “Told”

7. Kết luận

Như vậy, bài viết trên của FLYER đã giải đáp một cách chi tiết cho câu hỏi “Told + gì” và những cấu trúc liên quan đến “Told”. FLYER hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về các cấu trúc “told” và có thể sử dụng chúng thành thạo trong giao tiếp lẫn các bài kiểm tra trên lớp nhé!

>>> Học thêm các kiến thức bổ ích khác:

  • Admit to V hay V-ing? Đánh bại mọi dạng đề về cấu trúc “admit”!
  • Tất tần tật về cấu trúc So as/ So as to/ So that/… + BÀI TẬP
  • Respect đi với giới từ gì? 5 cấu trúc “Respect” hay nhất [+ bài tập]

This post was last modified on 11/04/2024 07:34

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

6 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

6 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

10 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

15 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

15 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

16 giờ ago