Đối với các bà mẹ không may bị sảy thai, việc xuất hiện cục thịt sảy thai khiến không ít người băn khoăn, lo lắng. Vậy sảy thai ra cục thịt là gì? Cục thịt sảy thai ra máu như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây các bạn nhé!
Cục thịt sảy thai ra máu như thế nào?
Sảy thai là hiện tượng túi thai bị đẩy ra ngoài trước thời điểm thai kỳ đạt đến sự phát triển có thể tồn tại độc lập với cơ thể người mẹ. Hầu hết hiện tượng sảy thai diễn ra khi thai kỳ dưới 20 tuần tuổi, trong đó có đến 80% các ca sảy thai diễn ra vào thời điểm 3 tháng đầu tiền (từ tuần 1 đến tuần 12). Đây là một trong những biến chứng thai sản thường gặp nhất.
Trong trường hợp này, âm đạo của người mẹ có dấu hiệu xuất hiện các khối máu đặc, nhỏ, màu đỏ sẫm. Khối màu này chứa một mảnh hoặc toàn bộ túi thai, được gọi là cục thịt sảy thai.
Khái niệm cục thịt sảy thai
Xem thêm : Phụ Nữ Mắt Trái Giật Hên Hay Xui? Hiện Tượng Giật Mắt Trái Ở Nữ
Ở các bà mẹ bị sảy thai, dấu hiệu bắt đầu thường là đau quặn bụng dưới kèm chảy máu bất thường ở âm đạo. Sau đó, dưới áp lực co bóp của cổ tử cung, cục thịt sẩy thai được đẩy ra ngoài, nếu túi thai còn nhỏ thì tử cung sẽ đẩy ra máu báo sảy thai.
Tuy nhiên, vì màu sắc và hình dạng của máu báo sảy thai nhiều nét tương đồng với máu báo thai hay máu kinh nguyệt, do đó nhiều bà mẹ cảm thấy hoang mang, lo lắng, thậm chí là nhầm lẫn khi gặp tình huống này.
Vậy máu kinh nguyệt, máu báo thai khác máu báo sảy thai như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bảng so sánh các đặc điểm dưới đây.
Việc sảy thai thường gây ra tác động lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người mẹ. Do đó, các bà mẹ không may xuất hiện cục thịt sảy thai cần nhận được chế độ chăm sóc đặc biệt.
Có thể bạn quan tâm: Rối loạn tâm lý khi mang thai có nguy hiểm không?
Khi thấy máu sảy thai trong những tuần đầu hoặc xuất hiện cục thịt sảy thai, các bà mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và thăm khám kịp thời. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra các hướng xử trí khác nhau.
Thông thường, đối với người xuất hiện cục thịt sảy thai, bác sĩ sẽ siêu âm để kiểm tra xem liệu còn sót nhau thai hay không. Nếu có, các bà mẹ cần dùng thuốc hoặc nạo hút sớm để tránh nguy cơ bị viêm nhiễm.
Xem thêm : Sơ đồ quy trình đấu thầu thuốc
Ngoài ra, các bà mẹ nên duy trì lịch thăm khám định kỳ để tầm soát và phát hiện sớm những bất thường trong sức khỏe sinh sản, từ đó hạn chế rủi ro không đáng có trong những lần mang thai tiếp theo.
Việc sảy thai gây ra các tác động không hề nhỏ đến sức khỏe thể chất và tinh thần của các bà mẹ.
Về mặt thể chất, tử cung sau khi trải qua sự tổn thương phải đối mặt với nguy cơ bị viêm nhiễm nếu không được chăm sóc đúng cách. Bên cạnh đó, cơ thể người mẹ có xu hướng bị thiếu hụt các khoáng chất như sắt, canxi, magie,… Do đó, việc xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý là điều rất quan trọng.
Về mặt tinh thần, người mẹ bị sảy thai thường xuất hiện những cảm xúc tiêu cực như thất vọng, đau khổ, tự trách bản thân, hối hận, … Trong giai đoạn khó khăn này, các bà mẹ rất cần sự động viên và chia sẻ từ gia đình và những người xung quanh.
Chăm sóc cho bà mẹ bị sảy thai
Hy vọng rằng, những thông tin bổ ích trong bài viết hôm nay đã giúp các bạn hiểu hơn về việc sảy thai cũng như hiện tượng cục thịt sảy thai ra máu như thế nào. Hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể chăm sóc và cải thiện sức khỏe nếu chẳng may rơi vào trường hợp này các bạn nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 17:53
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024