Số chính phương là số tự nhiên mà có căn bậc hai là một số tự nhiên, hay nói cách khác, số chính phương bằng bình phương (lũy thừa bậc 2) của một số tự nhiên nào đó. Số chính phương đã được đề cập đến trong chương trình toán lớp 6.
Sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu số chính phương là gì? Dấu hiệu nhận biết, đặc điểm và bài tập liên quan đến số chính phương. Hi vọng thông qua bài viết này các bạn có thể nắm được các kiến thức liên quan đến số chính phương.
Bạn đang xem: Số chính phương là gì? Đặc điểm, Dấu hiệu nhận biết và bài tập ví dụ.
Số chính phương hay còn gọi là số hình vuông, là số bằng bình phương đúng của một số nguyên.
Được hiểu một cách đơn giản, số chính phương là một số tự nhiên có căn bậc hai cũng là một số tự nhiên. Số chính phương có bản chất là bình phương của một số tự nhiên nào đó. Số chính phương là diện tích của 1 hình vuông với cạnh là số nguyên kia.
Với số nguyên bao gồm các số nguyên dương, nguyên âm, số 0.
Số chính phương bao gồm hai loại: số chính phương chẵn và số chính phương lẻ.
Một số chính phương được gọi là số chính phương chẵn nếu như nó là bình phương của một số chẵn và ngược lại. Số chính phương được gọi là số chính phương lẻ nếu như nó là bình phương của một số lẻ.
Ta có ví dụ về số chính phương như sau:
a a2 0 0 1 1 2 4 3 9 4 16 5 25 6 36 7 49 8 64 9 81 10 100
Số chính phương trong chương trình toán lớp 6
Cùng tìm hiểu tính chất của số chính phương. Loại số này có tính chất đặc trưng và dấu hiệu nhận biết như:
Theo kiến thức học về số chính phương ở lớp 6 thì đặc điểm của loại số này đó là nếu chia hết cho một số nguyên tố thì cũng sẽ chia hết cho bình phương của số nguyên tố đó.
Số ước nguyên của số chính phương thường là một số lẻ. Và công thức tính hiệu của hai số chính phương thường bằng tích giữa tổng và hiệu giữa 2 số đó. Công thức được hiểu như sau:
a và b là hai số chính phương. Khi a2-b2 thì sẽ có giá trị =(a-b)(a+b)
Ngoài ra, dãy số chính phương còn được biểu thức dưới dạng tổng các số chính phương lẻ tăng dần. Đó là: 1, 1+3, 1+3+5, 1+3+5+7, 1+3+5+7+9… Tương ứng với các số chính phương là: 1, 4, 9, 16, 25…
Câu 1: Hãy chứng minh 127890 không phải là số chính phương.
Giải:
Ta có số 127890 chia hết cho 5 vì tận cùng là số 0 nhưng nó lại không chia hết cho 25. Bởi hai số tận cùng là 90.
Vậy nên số 127890 không phải là số chính phương.
Câu 2: Đi chứng minh một số là số chính phương:
Chứng minh: Với mọi số tự nhiên n thì an = n(n + 1) (n + 2) (n + 3) + 1 là số chính phương.
Giải:
Ta có: an = n(n+1)(n+2)(n+3) + 1
= (n2 + 3n)(n2 + 3n + 2) +1
= (n2 + 3n)2 + 2(n2 + 3n) + 1
= (n2 + 3n + 1)2
Với n là một số tự nhiên thì (n2+ 3n + 1)2 cũng sẽ là một số tự nhiên. Vậy nên an là một số chính phương.
Câu 3: Chứng minh số dưới đây không phải số chính phương
n = 20042+ 20032+ 20022 – 20012
Giải:
Xem thêm : Biển số xe Bắc Giang bao nhiêu?
Theo như đề bài thì ta có tận cùng của các số lần lượt là 6, 9, 4, 1. Do đó, số tự nhiên n có chữ số tận cùng là 8 nên n không phải là một số chính phương.
Số chính phương không chỉ là một phát hiện toán học giúp đỡ cho việc tính toán làm bài tập. Bên cạnh đó phát hiện số chính phương góp phần tạo nên ngôn ngữ lập trình. Thuật toán kiểm tra số chính phương C++. Thuật toán kiểm tra số chính phương là một trong những thuật toán rất căn bản khi bạn bắt đầu học lập trình. Nó sẽ giúp các bạn rèn luyện tính tư duy logic.
Trong phần này, Mua hàng đảm bảo sẽ giới thiệu đến các bạn hai cách để viết thuật toán kiểm tra số chính phương:
Phương pháp kiểm tra số chính phương bằng vòng lặp.
Kiểm tra số chính phương bằng hàm sqrt() trong thư viện math.h.
Thuật toán kiểm tra số chính phương c++ bằng vòng lặp.
Giải thích thuật toán:
Lặp i chạy từ 0 đến khi i*i > n. Nếu i * i = n thì n chính là số chính phương, sau đó kết thúc chương trình.
Nếu i * i > n thì n không phải là số chính phương.
Lưu ý: Trong vòng lặp cần có bước nhảy ++i, do đó hãy cho bước nhảy vào trong vòng lặp, nếu không vòng lặp sẽ không lặp đúng như mong muốn của bạn.
Thuật toán kiểm tra số chính phương c++ bằng hàm sqrt().
Giải thích thuật toán:
Phương pháp này đơn giản hơn rất nhiều so với cách sử dụng vòng lặp. Trong thư viện math có một hàm được dùng để tính căn bậc hai, đó chính là hàm sqrt().
Chúng ta sẽ sử dụng hàm sqrt() để đặt điều kiện cho số n. Nếu sqrt(n) * sqrt(n) = n, thì n chính là số chính phương và ngược lại.
Bài viết trên chia sẻ đến các bạn Số chính phương là gì? Đặc điểm, Dấu hiệu nhận biết và bài tập ví dụ. Rất mong bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về số chính phương giúp cho công việc học tập và nghiên cứu của bạn thành công.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 21:13
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024