Categories: Tổng hợp

SỬ DỤNG BẰNG TỐT NGHIỆP GIẢ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

Published by
Video sử dụng bằng giả phạt bao nhiêu

Bằng giả là văn bằng, chứng chỉ được các tổ chức, cá nhân sử dụng những công nghệ, kỹ thuật để tạo ra sao cho mô phỏng như bằng thật do những tổ chức, cơ quan có thẩm quyền theo quy định cấp, chứng nhận. Vậy thực trạng sử dụng bằng cấp giả hiện nay như thế nào? Chế tài xử phạt các hành vi mua bán, sử dụng bằng tốt nghiệp giả được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây, NPLaw sẽ cung cấp đến bạn đầy đủ và chính xác thông tin xoay quanh việc sử dụng, mua bán bằng giả.

I. Thực trạng sử dụng bằng cấp giả hiện nay tại Việt Nam

Tình trạng mua bán bằng đại học giả, chứng chỉ giả đã diễn ra công khai rất nhiều năm qua. Không ít đối tượng đã sử dụng những tấm bằng giả này để hoàn thiện hồ sơ xin việc, chứng minh trình độ học vấn… trót lọt, qua mắt được các cơ quan, tổ chức, nhà tuyển dụng.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng phổ biến như hiện nay trước hết là xuất phát từ nhu cầu của người mua bằng, họ mong muốn có được một tấm bằng tốt để nộp hồ sơ xin việc, bất chấp việc hành vi đó là vi phạm pháp luật. Ngoài ra, hành vi mua bán bằng giả còn xuất phát từ những nguyên nhân khách quan: xã hội coi trọng bằng cấp, việc xử lý các đối tượng sử dụng bằng giả chưa kiên quyết…

II. Nhận diện bằng cấp giả như thế nào?

Việc nhận diện bằng cấp giả – cụ thể là bằng tốt nghiệp, bằng đại học có thể tham khảo theo các phương án sau:

1. Kiểm tra bằng phần mềm tra cứu văn bằng

Trước nay, cách thức phổ biến nhất để xác thực văn bằng, chứng chỉ của các đơn vị tuyển dụng là gửi văn bản xác minh tới cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, việc cho phép tra cứu dữ liệu trực tuyến từ chính website các trường đang ngày càng phổ biến. Nhà tuyển dụng chỉ cần truy cập vào website chính thức của trường, nhập từ khóa theo yêu cầu mục tra cứu sẽ dễ dàng tìm được thông tin người học.

2. Xem và kiểm tra chữ ký

Kiểm tra chữ ký là cách nhận dạng dễ nhất chỉ thông qua mắt thường. Bằng tốt nghiệp giả thường có nhiều những dấu hiệu dễ nhận dạng như chữ ký không thanh mảnh, liền nét, đường nét chữ ký bị đứt quãng hoặc chữ ký bị tô đậm, đường nét khá thô.

Chữ ký ở bằng giả thường cố gắng thể hiện cho thật giống nên gây ra những sơ xuất dễ phát hiện. Tuy nhiên, những năm gần đây công nghệ làm bằng giả ngày càng hiện đại và tinh vi, khiến việc phân biệt chữ qua chữ ký trở nên khó khăn và mất thời gian hơn

3. Xem và kiểm tra số hiệu bằng

Hầu hết trường đại học trên toàn quốc hiện nay đều phải lưu trữ các số hiệu văn bằng của mình thông qua mã số được lưu trữ trên hệ thống website nhà trường. Mỗi sinh viên chỉ được cấp duy nhất một số hiệu nên đây cũng là một cách kiểm tra bằng đại học giả chính xác nhất. Bạn có thể tham khảo trường hợp kiểm tra mã số EAN-13, đây là dãy gồm 13 chữ số từ 0 đến 9. Trong dãy số này chia thành 4 nhóm có ý nghĩa:

  • Nhóm 1: Từ trái sang phải, ba chữ số đầu sẽ là mã số về quốc gia hoặc vùng lãnh thổ.
  • Nhóm 2: Gồm 4 chữ số la mã về doanh nghiệp.
  • Nhóm 3: Bao gồm 5 chữ số là mã số về hàng hóa.
  • Nhóm 4: Ở phía cuối cùng bên phải sẽ là số kiểm tra.

4. Xác minh trực tiếp tại trường

Thông thường, sau khi tốt nghiệp đại học thì trường sẽ có trách nhiệm lưu lại tên cũng như hồ sơ gốc của sinh viên. Vì vậy có thể xác minh bằng tốt nghiệp trực tiếp tại trường, tuy nhiên phương án này mất khá nhiều thời gian so với việc tra cứu trên website của trường.

Vì vậy, trong trường hợp cần xác minh nếu không có hồ sơ gốc tại trường có thể xác định đó là bằng giả. Tuy nhiên, cách này chỉ được áp dụng đối với cơ quan nhà nước hoặc những đối tượng có chức quyền bị nghi ngờ, còn những trường hợp khác thì rất ít vì thủ tục khá rườm rà.

III. Sử dụng bằng tốt nghiệp giả phạm tội gì? Có bị đi tù không?

Căn cứ Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) thì: Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.Theo đó, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: Có tổ chức; Phạm tội 02 lần trở lên; Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác; Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

Ngoài việc bị xử lý với hình phạt chính như trên, người phạm tội có thể bị phạt bổ sung với hình thức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Qua phân tích trên, có thể khẳng định hành vi sử dụng bằng giả là hành vi trái pháp luật và bị xử lý hình sự tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” và có thể bị phạt tù.

IV. Bán bằng giả bị xử phạt bao nhiêu? Có bị đi tù không?

Trước đây, hành vi làm văn bằng chứng chỉ giả có thể bị xử phạt hành chính. Cụ thể, tại Điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định hành vi làm giả văn bằng, chứng chỉ bị phạt tiền từ 20 – 40 triệu đồng. Đồng thời, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.Tuy nhiên, Chính phủ đã ban hành Nghị định 04/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ 10/03/2021 thay thế Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Nghị định này đã bãi bỏ quy định xử phạt hành chính đối với hành vi làm giả, mua bán văn bằng chứng chỉ.

Theo đó, nếu thực hiện các hành vi làm giả, mua bán văn bằng chứng chỉ sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Như vậy, người thực hiện hành vi làm bằng cấp, chứng chỉ giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào mức độ vi phạm, người làm văn bằng, chứng chỉ giả có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng hoặc phạt tù đến 07 năm.

V. Giải đáp thắc mắc về sử dụng bằng tốt nghiệp giả

1. Sử dụng bằng cấp giả, chứng chỉ giả đi xin việc có bị xử lý như thế nào theo Bộ luật Lao động?

Hiện tại theo pháp luật lao động thì không có quy định cụ thể hướng xử lý cho trường hợp sử dụng bằng giả để làm việc, đây cũng không phải là một trường hợp được xử lý sa thải. Tuy nhiên, về pháp luật dân sự nói chung thì hợp đồng lao động này bị vô hiệu do lừa dối, do đó, doanh nghiệp có quyền tuyên bố hợp đồng lao động này vô hiệu.

Đối với hành vi sử dụng bằng giả, ngoài hướng xử lý theo pháp luật lao động thì có thể xử lý hành chính hoặc hình sự.

2. Mua bằng tốt nghiệp giả nhưng không sử dụng thì có sao không?

Căn cứ Khoản 1 Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) thì: Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

Đồng thời, Khoản 1 Điều 23 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác;
  • Cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình;
  • Sử dụng văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.

Hành vi mua bằng tốt nghiệp giả nhưng không sử dụng vẫn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về vấn đề sử dụng bằng tốt nghiệp giả NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913 449968

Email: legal@nplaw.vn

This post was last modified on 21/01/2024 14:13

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 2/10/2024 theo tuổi: Xem số MAY giúp bạn ĐÓN LỘC

Con số may mắn hôm nay 2/10/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…

7 giờ ago

Tử vi thứ 4 ngày 2/10/2024 của 12 con giáp: Tý hăng hái, Thìn nóng nảy

Tử vi thứ Tư ngày 2/10/2024 của 12 con giáp: Tý nhiệt huyết, Rồng nóng…

7 giờ ago

Cách 12 con giáp bố trị lại nhà ở cuối năm 2024 thu hút may mắn, tài lộc không ngừng

Cách 12 con giáp cai quản nhà cuối năm 2024 để thu hút may mắn,…

7 giờ ago

Cuối năm 2024: Trời thương, Tổ Tiên độ, 4 con giáp này kiếm số tiền khủng, rất đáng nể phục

Cuối năm 2024: Trời thương, Tổ tiên giúp đỡ, 4 con giáp này kiếm được…

9 giờ ago

4 con giáp được Thần Tài gọi tên, tháng 10/2024 phát tài phát lộc, tiền bạc ngập két

4 con giáp được Thần Tài đặt tên, tháng 10/2024 mang đến thịnh vượng, tiền…

9 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Tý theo giờ sinh: Ai có số phú quý, đứng trên muôn người?

Vận mệnh người tuổi Tý theo giờ sinh: Ai là người giàu có và đứng…

14 giờ ago