Categories: Tổng hợp

Củ gai có tác dụng gì cho bà bầu? Hướng dẫn dùng đúng cách

Published by

Y học dân tộc Việt Nam thường sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên để bồi bổ sức khỏe hay chữa bệnh. Củ gai là một trong số đó. Không chỉ có tác dụng lợi tiểu, chữa đái buốt, đái rắt,… củ gai còn được khuyên dùng với phụ nữ mang thai, nhất là trường hợp mẹ bầu bị dọa sảy. Vậy củ gai có tác dụng gì cho bà bầu, cách sử dụng thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Củ gai là gì?

Củ gai có tác dụng gì cho bà bầu? Trước khi tìm hiểu về tác dụng của củ gai đối với mẹ bầu, chị em có thể tham khảo những thông tin thú vị về loại củ này ngay sau đây.

Cây gai có nhiều tên gọi khác là cây trữ ma, cây tầm gai, cây gai bánh. Đây là loại thực vật lâu năm thân cao 1,5 – 2m, thân cứng, gốc cây hóa gỗ. Lá gai kích thước lớn, mặt dưới xanh nhạt phủ lông gai trắng, mặt trên xanh đậm không phủ lông gai.

Cây gai được ghi nhận có nguồn gốc từ Ấn Độ sau đó di thực và được trồng nhiều ở các nước châu Á khác như Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên,… Tại Việt Nam, loại cây này xuất hiện ở nhiều địa phương từ Bắc vào Nam, nhiều nhất ở vùng núi tỉnh Hòa Bình.

Hai phần của cây gai được ứng dụng nhiều trong cuộc sống là lá gai để làm bánh và củ gai làm thuốc chữa bệnh. Củ gai là phần rễ của cây gai. Nhiều người thường nhầm lẫn củ gai với củ sắn vì hình dáng có nhiều điểm tương đồng. Nhưng củ gai có thân thon dài, vỏ ngoài nâu đậm hơn củ sắn. Bên ngoài củ gai có những vết sần kéo dài theo cả chiều ngang và chiều dọc.

Để làm dược liệu, củ gai thường được thu hoạch sau 6 – 8 năm đảm bảo củ to và nhiều dược tính. Với mong muốn có được củ chất lượng nhất, người ta thường thu hái chúng vào mùa đông. Sau khi bỏ hết rễ con, rửa sạch đất cát, củ gai được dùng tươi hoặc sấy khô để dùng lâu dài.

Củ gai thường được sử dụng để làm thuốc điều trị một số bệnh

Củ gai có tác dụng gì cho bà bầu

Rễ cây gai có tác dụng gì với bà bầu hay củ gai tươi có tác dụng gì cho bà bầu là thắc mắc của nhiều chị em. Loại củ này chứa nhiều dưỡng chất như chất béo, protein, chất xơ, kẽm, mangan, chlorine, selenium, vitamin K,… Đồng thời, củ gai còn chứa thành phần hóa học có tác dụng hỗ trợ và điều trị bệnh như acid chlorogenic, acid quinic, acid protocatechic hay apigenin, rhoifolin,…

Củ gai phát huy công dụng trong nhiều bài thuốc chữa trĩ, mụn nhọt, tiêu chảy, ho ra máu, tiểu buốt, tiểu rắt, tê thấp đau mỏi,… Với mẹ bầu, củ gai đặc biệt là củ gai tươi mang đến nhiều lợi ích:

Dưỡng thai, an huyết

Giai đoạn ba tháng đầu thai kỳ, thai nhi còn rất yếu và dễ bị đe dọa bởi nhiều yếu tố. Củ gai là sự lựa chọn hoàn hảo để dưỡng huyết, an thai, tư âm và thanh nhi. Các hoạt chất trong củ gai có tác dụng giúp thai bám chắc vào thành tử cung của mẹ. Các chất chống oxy hóa mạnh trong loại dược liệu này cũng giúp thai phụ tăng sức đề kháng, nâng cao hoạt động của hệ miễn dịch. Kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học, củ gai góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Chữa dọa sảy thai

Câu trả lời thường gặp nhất khi hỏi củ gai có tác dụng gì cho bà bầu là khả năng ngăn ngừa sảy thai. Khi thấy đau bụng co thắt, chảy máu âm đạo… các mẹ cần hết sức lưu ý vì đó là những dấu hiệu dọa sảy thai. Trong củ gai chứa acid chlorogenic làm giảm co bóp cổ tử cung, cầm máu vô cùng hữu ích để ngăn chặn tình trạng này.

Không những có tác dụng trực tiếp ngăn tử cung không co bóp nhiều gây sảy, acid béo này còn tác động tích cực để ngăn các nguyên nhân khác khiến mẹ bầu sảy thai. Chúng ức chế sự phát triển của nấm và vi khuẩn, chống viêm nhiễm vùng niêm mạc tử cung hiệu quả. Thêm vào đó, là chất chống oxy hóa cao, acid chlorogenic trong củ gai cũng ngăn các gốc tự do làm tổn hại tế bào. Hàm lượng acid này nhiều hơn với củ gai tươi nên chữa động thai. bong nhau thai, dọa sảy thai cũng là đáp án cho câu hỏi củ gai tươi có tác dụng gì cho bà bầu.

Củ gai có tác dụng hỗ trợ điều trị tình trạng động thai, doạ sảy thai

Hỗ trợ quá trình chuyển phôi

Với những cặp vợ chồng hiếm muộn, phương pháp thụ tinh ống nghiệm IVF là giải pháp tối ưu nhất. Tuy nhiên, theo thống kê, hiện nay tỷ lệ thành công của IVF chỉ ở mức 40 – 50%. Với phụ nữ ở độ tuổi ngoài 40 thì tỷ lệ này giảm 2 – 10% chưa kể đến các yếu tố phụ thuộc khác.

Trong quá trình làm IVF, bước chuyển phôi là bước quan trọng nhất mang tính chất quyết định đến việc thành công hay không. Đã có nghiên cứu chỉ ra nước củ gai có tác dụng tăng khả năng thành công của phương pháp IVF một cách đáng kể. Cùng với việc giữ gìn sức khỏe, nghỉ ngơi hợp lý và chế độ ăn uống lành mạnh, tỷ lệ em bé đến với các mẹ sẽ rất cao.

Hướng dẫn cách dùng củ gai cho bà bầu

Củ gai có tác dụng gì cho bà bầu? Thực tế, nhiều mẹ được nghe và đã biết tác dụng của củ gai trong với quá trình mang thai. Nhưng rất ít mẹ biết cách dùng thế nào để củ gai phát huy hết tác dụng của mình. Dưới đây là những hình thức sử dụng củ gai phổ biến nhất mà bạn có thể áp dụng:

Cách dùng củ gai sắc nước uống

Để sắc nước củ gai, các mẹ có thể dùng cả củ gai tươi và củ gai khô. Tốt nhất bạn nên dùng củ gai tươi để nhận được hàm lượng khoáng chất và vitamin lớn hơn.

  • Bước 1: Cạo sạch vỏ của củ gai tươi, rửa sạch rồi thái lát mỏng theo chiều ngang thân, mỗi lát khoảng 1cm.
  • Bước 2: Đun sôi 1 – 1,5 lít nước và thả củ gai đã thái lát vào. Đợi nồi nước sôi lại, mẹ vặn nhỏ lửa đun thêm 15 – 20 phút. Sản phụ bị nghén có thể thêm một chút đường phèn hoặc mía để tạo độ ngọt dễ uống hơn.
  • Bước 3: Sắc nước xong, để nguội một chút là uống được. Phần còn lại, bạn bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để uống dần trong ngày.
Bà bầu có thể sắc nước củ gai và uống trong ngày

Cách dùng củ gai trong các bài thuốc

Ngoài hai hình thức trên, củ gai còn được dùng như một loại dược liệu trong nhiều bài thuốc. Một số bài thuốc cho mẹ bầu để bạn tham khảo:

  • Bài thuốc chữa sa tử cung:

Với trường hợp này, các mẹ chỉ cần sắc nước củ gai như bình thường. Mỗi lần sắc khoảng 30g củ gai khô dùng trong một ngày. Bạn kiên trì uống từ 3 – 4 ngày liên tục để thấy đạt hiệu quả tối đa.

  • Bài thuốc chữa dọa sảy thai:

Thang thuốc gồm củ gai tươi (48g), lá ngải cứu (12g), lá tía tô (12g). Bà bầu cho tất cả nguyên liệu vào ấm để sắc và uống khi còn ấm, mỗi ngày một thang.

  • Bài thuốc chữa động thai:

Khi sản phụ bị động thai, hãy đun 4g củ gai khô cùng 4g cành tía tô với 400ml nước để uống hằng ngày. Nếu có xuất huyết thì bạn thêm 10g lá huyết dụ nữa nhé.

  • Bài thuốc chữa nóng trong:

Thân nhiệt mẹ bầu thường nóng hơn người bình thường do sự thay đổi nội tiết tố. Nếu không có chế độ ăn uống giải nhiệt tốt, các mẹ rất dễ bị nóng trong. Khi đó, bạn chuẩn bị 20g củ gai, 20g lá cây cối xay, 15g nhân trần, 10g cát căn để sắc uống. Dùng liên tục 5 – 7 ngày bài thuốc này, mẹ sẽ thấy ngay công dụng tuyệt vời của nó.

Cách dùng củ gai nấu ăn

Củ gai có tác dụng gì cho bà bầu – chắc hẳn đến đây các mẹ đã có đáp án cho thắc mắc này. Nhưng chế biến củ gai thành món ăn thế nào thì không phải ai cũng nắm được. Loại dược liệu này phù hợp nhất để nấu cháo, hầm chung với một số món canh, phổ biến nhất là hầm cùng gà ác, hạt sen hoặc hoặc móng giò heo.

Món gà hầm củ gai giúp an thai cho bà bầu

Những lưu ý khi sử dụng củ gai cho bà bầu

Công dụng của củ gai với bà bầu là điều không cần bàn cãi. Là dược liệu không độc nhưng các mẹ cũng cần chú ý một số điều khi sử dụng củ gai:

Thời gian nên sử dụng củ gai cho bà bầu

Để củ gai phát huy tác dụng, thai phụ nên sử dụng (thường là uống nước) củ gai trong thời gian đủ dài với liều lượng thích hợp cho từng mục đích cụ thể:

  • Dưỡng thai: 1 – 3 ly/ngày trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên
  • Chữa dọa sảy, động thai: Dùng liên tục 7 – 10 ngày với hàm lượng 150 – 200g củ gai trong 3 ngày đầu, sau đó giảm còn 100 – 150g.
  • Hỗ trợ chuyển phôi: Trước 3 ngày chuyển phôi nên uống 300ml nước từ củ gai.

Chú ý khi sử dụng củ gai với mẹ bầu

Để đảm bảo an toàn trong quá trình dùng củ gai với phụ nữ mang thai, mẹ bầu ghi nhớ:

  • Không sử dụng củ gai khi quá đói hoặc quá no.
  • Nước sắc củ gai để được tối đa 2 – 3 ngày trong tủ lạnh. Khi uống cần đun lại để tránh bị lạnh bụng dễ gây tiêu chảy.
  • Chọn những củ gai tươi, không bị hư hỏng, dập, ủng để sử dụng.
  • Nếu dùng củ gai tươi, tuyệt đối không để ở vị trí nhiều gió hay trong ngăn đông tủ lạnh. Bạn nên dùng giấy báo bọc kín vào bảo quản củ gai ở ngăn mát.

Củ gai là loại dược liệu quý, được coi là một trong những “thần dược” với mẹ bầu. Nếu biết cách sử dụng, chúng sẽ đem đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho các mẹ. Trên đây là chia sẻ của Biostime để giải đáp thắc mắc củ gai có tác dụng gì cho bà bầu cũng như cung cấp những thông tin cần thiết khác về củ gai. Mong rằng bài viết này hữu ích và giúp bạn có thêm kiến thức để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.

This post was last modified on 12/01/2024 14:11

Published by

Bài đăng mới nhất

Tử vi thứ 7 ngày 5/10/2024 của 12 con giáp: Sửu bớt áp lực, Mão sáng tạo

Tử vi thứ bảy ngày 5/10/2024 của 12 con giáp: Sửu giảm áp lực, Mão…

3 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 5/10/2024 theo năm sinh: Xem số PHÁT LỘC

Con số may mắn hôm nay 5/10/2024 theo năm sinh: Xem số PHÁT LỘC

3 giờ ago

Năng lực lãnh đạo của 12 con giáp: Bạn làm thế nào để thu phục lòng người?

Năng lực lãnh đạo của 12 con giáp: Làm sao để chiếm được cảm tình…

4 giờ ago

4 con giáp gặp hạn cuối tuần này (5-6/10), tình tiền đều xuống dốc trầm trọng

4 con giáp gặp rắc rối cuối tuần này (5-6/10), tài chính đều xuống dốc…

7 giờ ago

Bóc mẽ bí mật động trời mà 12 con giáp nam không muốn cho nửa kia biết

Hé lộ bí mật gây sốc mà 12 cung hoàng đạo không muốn nửa kia…

7 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Mão theo giờ sinh: Cuộc đời bạn chông gai hay bằng phẳng?

Vận mệnh người tuổi Mão theo giờ sinh: Cuộc đời chông gai hay bằng phẳng?

11 giờ ago