Categories: Tổng hợp

Phép so sánh là gì? Tác dụng & bài tập ví dụ về các kiểu so sánh

Published by

So sánh là gì, tác dụng của so sánh là gì? Trong 4 biện pháp tu từ là nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ trong chương trình ngữ văn lớp 6 thì biện pháp so sánh được xem là dễ nhận biết nhất. Phép so sánh xuất hiện với tần suất thường xuyên không chỉ trong các tác phẩm văn học mà còn trong các ngữ cảnh giao tiếp hàng ngày…Để hiểu rõ hơn về khái niệm, nhận biết, cấu tạo và các kiểu so sánh đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Thế nào là so sánh?

Theo soạn văn 6 so sánh là biện pháp được dùng để đối chiếu sự vật, sự việc về tính chất nhưng lại có nét tương đồng trong một khía cạnh nào đó. Từ đó, làm tăng sức gợi cảm, gợi hình trong quá trình diễn đạt, truyền đạt nội dung.

Ví dụ biện pháp phép so sánh trong ca dao – tục ngữ

Ví dụ 1: “Cày đồng vào buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.”

Trong câu ca dao này sử dụng phép so sánh mồ hôi như mưa để nói đến sự vất vả của người nông dân khi đi làm đồng.

Ví dụ 2: Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

→ Sử dụng phép so sánh công Cha to lớn như ngọn núi Thái sơn, tình mẹ bao la như nước trong nguồn chảy mãi không bao giờ hết.

Ví dụ sử dụng biện pháp so sánh trong thơ ca

Ví dụ 1: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

(Trích trong bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến).

→ Sử dụng phép so sánh chiếc thuyền câu bé tẻo teo để nói về sự cô đơn hiu quạnh.

Ví dụ 2:

Những đêm trăng hiền từ

Biển như cô gái nhỏ

(Trích Thuyền và Biển của Xuân Quỳnh).

→ Đoạn thơ này đã sử dụng phép so sánh biển khơi như cô gái nhỏ.

Tác dụng của phép so sánh là gì?

  • Ý nghĩa của biện pháp so sánh: giúp làm nổi lên các khía cạnh nào đó của sự vật, sự việt. Giúp những hình ảnh cụ thể, sự vật hiện tượng sinh động hơn. Từ đó người nghe có thể dễ hình dung về sự vật, sự việc được miêu tả, được nói đến.
  • Hiệu quả của biện pháp so sánh: Đem lại cho người viết có thể thể hiện được những tư tưởng qua lối nói hàm súc, lời văn trở nên thú vị, bay bổng. Giúp người nghe có thể nắm bắt được những tư tưởng, tình cảm của người viết dễ dàng hơn.

Dấu hiệu nhận biết các phép so sánh là gì?

  • Để nhận biết phép so sánh trong câu văn ta có thể nhận biết qua những từ so sánh bao gồm như: ví như, như, là, giống như…
  • Dấu hiệu nhận biết phép so sánh có thể qua những nội dung bên trong sự vật, sự việc có các điểm trung khi đem so sánh với nhau. Nếu nội dung nằm trong câu văn, câu thơ… thể hiện có sự so sánh tương đồng thì đó là phép so sánh.

Cấu tạo của phép so sánh

Cấu tạo của phép so sánh thông thường có cấu trúc như sau:

  • Vế A: thường là tên của sự vật, sự việc, nói về con người được so sánh.
  • Vế B: là tên của sự vật, sự việc hay con người được sử dụng để đem so sánh với vế A.
  • Những từ ngữ liên quan chỉ phương diện so sánh.
  • Các từ ngữ sử dụng từ so sánh.

Ví dụ: Mặt đen như than.

Vế A: là “mặt”

Vế B: là “than”

Từ so sánh là “như”,

Từ chỉ phương diện so sánh là “đen”

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn tồn tại những phép so sánh có cấu tạo không đầy đủ hoặc không tuân theo quy tắc cấu tạo trên. Cụ thể:

  • Từ so sánh, phương diện so sánh bị lược bỏ đi.

Ví dụ : Tàu lá dừa chiếc lược chải vào trời xanh.

  • Cấu tạo phép so sánh có từ chỉ phương diện so sánh bị lược bỏ.

Ví dụ: Anh em như thể tay chân.

Trong câu ca dao trên vế A là “anh em”, vế B “tay chân”, từ ngữ so sánh là “như thể”

  • Từ chỉ phương diện so sánh nhưng không được nêu rõ.
  • Đảo từ so sánh, đảo vế B lên đầu.

Các kiểu câu so sánh sử dụng trong Tiếng Việt

Biện pháp so sánh được chia làm 2 loại là so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.

So sánh ngang bằng

So sánh ngang bằng là kiểu so sánh các sự vật, hiện tượng có sự tương đồng với nhau nhằm tìm ra sự giống nhau. Qua đó, thể hiện những hình ảnh hóa các bộ phận, các đặc điểm nào đó giúp người nghe, người đọc dễ hiểu hơn.

Các từ được sử dụng trong so sánh ngang bằng: như, là, y như, như là, giống như, tựa như, bao nhiêu, bấy nhiêu…

Ví dụ về so sánh ngang bằng:

Ví dụ 1: Trên trời mây trắng như bông

Ví dụ 2: Bao nhiêu tấc đất tấc bằng bấy nhiêu

Ví dụ 3: Thầy thuốc y như mẹ hiền.

So sánh không ngang bằng

Đây là loại so sánh sử dụng hình ảnh đối chiếu của sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hơn kém để làm nổi bật những sự vật hiện tượng còn lại.

Các từ ngữ thường sử dụng trong so sánh không ngang bằng gồm: Hơn, hơn là, kém, chẳng bằng, chưa bằng,…

Ví dụ so sánh không ngang bằng như sau

Ví dụ 1: Trò chơi game vẫn cuốn hút tôi hơn là học bài.

Ví dụ 2: Lịch làm việc của giám đốc dài hơn là văn sớ.

Các kiểu phép so sánh thường dùng

Trong chương trình ngữ văn lớp 6 còn có các kiểu so sánh thường gặp khác. Trong phần này chúng tôi sẽ giới thiệu các kiểu so sánh thường gặp để giúp học sinh có thể làm và hiểu bài hơn.

Kiểu so sánh sự vật này với sự vật khác

Kiểu so sánh này là cách so sánh thông dụng nhất nhằm đối chiếu sự vật hiện tượng dựa theo các nét tương đồng.

Ví dụ:

  1. Tòa tháp sừng sững như ngọn núi khổng lồ.
  2. Màn đêm buông xuống kéo theo một màu tối đen như mực.

Phép so sánh sự vật với con người và ngược lại

Cách so sánh này dựa trên sự tương đồng về đặc điểm của sự vật, hiện tượng, phẩm chất của con người nhằm làm nổi bật lên phẩm chất đó.

Ví dụ:

– Nhìn làn da của Mai trắng như tuyết vậy

– Cây hồng trước cửa giờ đã cao lớn như người trưởng thành.

So sánh âm thanh với âm thanh

Kiểu so sánh này dựa trên những đặc điểm giống nhau về âm thanh này với âm thanh kia, có tác dụng làm nổi bật lên sự vật, hiện tượng được so sánh.

Ví dụ:

– Tiếng chim họa mi hót líu lo như tiếng sáo.

– Sông ngòi khu vực miền Tây chằng chịt hệt như mạng nhện.

So sánh hoạt động này với các hoạt động khác

Cách so sánh này được sử dụng để cường điệu hóa sự vật, hiện tượng, thường thấy trong các câu ca dao, tục ngữ

Những lưu ý khi sử dụng phép so sánh

Khi sử dụng biện pháp tu từ so sánh và phép so sánh thông thường cần chú ý:

  • So sánh thông thường là những giá trị về mặt nhận thức, giúp thông báo và không tạo ra giá trị biểu cảm.

Ví dụ: Hoa ly thơm hơn hoa mai.

  • So sánh tu từ thường khiến cho đối tượng được miêu tả trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu sức biểu cảm.

Qua bài viết ở trên, về so sánh là gì, các đặc điểm và các kiểu so sánh thường thấy đi kèm với ví dụ và bài tập. Hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ về biện pháp tu từ so sánh sau đó có thể áp dụng và phục vụ hữu ích cho quá trình học tập và thi cử.

This post was last modified on 11/01/2024 05:39

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

5 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

6 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

9 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

14 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

14 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

16 giờ ago