Trong các bài văn miêu tả thì nhân hóa là một trong những biện pháp tu từ được giảng dạy từ rất sớm từ các lớp thời Tiểu học. Được các nhà thơ, nhà văn sử dụng trong tác phẩm để giúp bài văn trở nên sinh động và đặc sắc hơn. Vậy nhân hóa là gì? Các bạn đã hiểu rõ hay chưa. Bài viết dưới đây giúp chúng ta tìm hiểu thêm kiến thức về biện pháp tu từ nhân hóa, cũng như về tác dụng và ví dụ nhằm giúp bạn có thể nắm vững kiến thức để vận dụng tốt vào các bài viết sau này nhé!
Biện pháp nhân hóa chính là nhân cách hóa đồ vật, cây cối, vật nuôi để chúng có tên gọi, hành động, suy nghĩ, tình cảm, tính cách như con người, nhằm giúp hình tượng tác phẩm trở nên sinh động và gần gũi hơn. Phép nhân hóa được sử dụng rất rộng rãi đối với các tác phẩm văn học và cũng thường xuất hiện ở khá nhiều các thể loại như: Thơ ca, tiểu thuyết,…
Bạn đang xem: Nhân hóa là gì? Tác dụng, ví dụ về biện pháp nhân hóa
Khái niệm: Nhân hóa là gọi vật hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối,… trở nên gần gũi với con người, đồng thời biểu thị được những suy nghĩ, cảm tính của con người.
Nhân hóa có tác dụng làm cho các sự vật trở nên sống động và gần gũi với con người. Đồng thời, nhân hóa còn giúp các tác phẩm có những điểm nhấn và ý nghĩa hơn. Nó được áp dụng khá nhiều trong văn học nghệ thuật cũng như trong lời nói hàng ngày. Cụ thể tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa như sau:
Thông thường biện pháp tu từ nhân hóa được phân ra làm 3 loại chính:
Để có thể dễ dàng nắm rõ, nắm vững về biện pháp tu từ nhân hóa thì dưới đây là một số ví dụ nhằm giúp các bạn có thể xác định đâu là câu văn, đoạn văn có sử dụng phép nhân hóa, đồng thời vận dụng linh hoạt phép nhân hóa vào bài văn của mình thêm thu hút và hay hơn.
Thông thường trong các bài văn miêu tả thì con vật là đối tượng thường được nhân hóa nhất, nhằm tăng sự gần gũi, sống động hơn trong bài viết. Dưới đây là một vài câu nhân hóa về con vật:
Trong câu này, “vui như được mùa” vốn là để dùng diễn tả tâm trạng vui sướng của con người nhưng trong trường hợp này lại được dùng cho mèo con, biến một con vật trở thành đối tượng có tình cảm.
Trong câu này, “đỏm dáng” dùng để diễn tả vẻ đẹp hào nhoáng, thích chăm lo vẻ ngoài của các anh chàng, nhưng trong câu lại dùng để miêu tả vẻ đẹp phô trương và sặc sỡ của chim công.
Trong câu này, từ “cô” vốn là từ ngữ dùng để gọi con người nhưng lại được dùng để gọi tên con chim.
Ngoài những câu nhân hóa về con vật thì những câu có hình ảnh nhân hóa cũng được sử dụng rộng rãi trong các bài văn, bài thơ. Dưới đây là một số câu có hình ảnh nhân hóa mà bạn có thể tham khảo:
Trong câu này, “bác mèo mướp” là hình ảnh nhân hóa để khiến con mèo trông thật gần gũi, sống động và làm cho câu văn trở nên hấp dẫn hơn.
Trong câu trên, nhờ tác giả nhân hóa về hình ảnh cây tre bằng những đặc tính, hành động của con người như: mạnh mẽ vươn lên, bảo vệ làng xóm, bảo vệ con người,…mà cây tre trở nên gần gũi, thân thuộc với con người hơn bao giờ hết.
Trong câu này, hình ảnh nhân hóa “chị bút bi” khiến cho hình ảnh cây bút trở nên gần gũi hơn.
Từ khái niệm, tác dụng, các kiểu nhân hóa thì các bạn đã phần nào hiểu về biện pháp tu từ nhân hóa là gì, nhưng để hình dung rõ hơn thì dưới đây là 5 ví dụ về phép nhân hóa mà bạn có thể nghiên cứu, tham khảo:
Xem thêm : Mai chiếu thủy: Những điều mà bạn chưa biết về loài cây thú vị này
Trong câu này, “buồn rầu ủ rũ” vốn được dùng để diễn tả tâm trạng buồn chán của con người, nhưng trong trường hợp này lại dùng để diễn tả tâm trạng của con Ong khiến chúng như có suy nghĩ, tình cảm như con người.
Tác giả sử dụng từ “uốn mình” nhằm miêu tả vẻ đẹp mềm mại của con sông như nét đẹp dịu dàng của một người con gái Việt Nam
Trong câu này, những từ như “tàu mẹ”, “tàu con” dùng nhân hóa nên chúng ta thấy sinh động, gần gũi giống như những con người đang chăm chỉ lao động.
Trong câu văn này, tác giả dùng những từ miêu tả hoạt động của con người để chỉ hoạt động của vật, nhằm giúp người đọc hình dung được cuộc sống của các loại vật cũng phong phú, sinh động như con người.
Trong câu văn này, tác giả miêu tả cây tre bằng những hoạt động chỉ người như: “xung phong”, “giữ”, “bảo vệ” nhằm mục đích giúp hình ảnh cây tre trở nên gần gũi trong mắt mọi người hơn. Đây là một cách để thể hiện lòng biết ơn đối với cây tre Việt Nam đã luôn đồng hành, gắn bó với người dân trong suốt những năm tháng khó khăn của đất nước ta.
Dưới đây là 5 câu thơ có sử dụng phép nhân hóa nhằm giúp các bạn hình dung trong thơ phép nhân hóa sẽ được sử dụng như thế nào.
“Trăng cứ tròn vành vạnh
Kề chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”
Trong câu thơ này, tác giả nhân hóa hình ảnh ánh trăng “im phăng phắc” như con người, nhằm giúp biểu thị tình cảm như con người.
“Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân”
Trong thơ, tác giả sử dụng những từ ngữ vốn để gọi và tả con người, để gọi và tả đồ vật như các từ: “ông”, “mặc áo”, “ra trận”, “múa”, “hành quân” với mục đích giúp đoạn văn trở nên sinh động, có hồn hơn.
“Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai”
Trong đoạn thơ này, người viết đang độc thoại với chính bản thân về nỗi buồn nhớ quê hương, nhưng để làm cho câu thơ trở nên thu hút và sinh động hơn thì tác giả trò chuyện với con nhện như một con người. Hình ảnh như có thêm sức gợi hơn và nêu bật lên được tâm trạng cô đơn, lẻ chiếc của tác giả nơi nơi đất khách.
“Hôm nay trời nắng chang chang
Mèo con đi học chẳng mang thứ gì
Chỉ mang một chiếc bút chì
Và mang một mẩu bánh mì con con.”
Trong câu thơ này, tác giả đã sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động của con người để nói về những hoạt động của con mèo như: đi học, mang bút chì, mang mẩu bánh mì. Nhằm mục đích giúp câu thơ trở nên quen thuộc và sinh động hơn.
“Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!”
Trong câu thơ này, tác giả trò chuyện, xưng hô với núi như với con người, nó khiến cho hình ảnh dãy núi trở nên gần gũi, quen thuộc hơn với con người. Từ đó giúp tác giả bày tỏ tình cảm một cách kín đáo hơn.
Xem thêm:
Hy vọng, với những nội dung của bài viết và các ví dụ trên. Đã giúp các bạn hiểu được khái niệm phép tu từ nhân hóa là gì? Đồng thời có thể áp dụng tốt phép tu từ nhân hóa trong các bài tập. Chúc các em học tốt và có những bài viết thu hút khi vận dụng phép nhân hóa vào bài viết nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 11/01/2024 23:33
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024